Luận Văn Nghiên cứu công nghệ sản xuất và hiệu quả sản phẩm giàu lyzin và vi chất dinh dưỡng đến tình trạng d

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 20/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VIỆN DINH DƯỠNG QUỐC GIA
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ DINH DƯỠNG CỘNG ĐỒNG

    Hà Nội - 2012

    MỞ ĐẦU ( Luận Án dài 137 trang có File WORD)
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
    1.1. THỰC TRẠNG TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ KHẨU PHẦN LYZIN CỦA TRẺ EM NÔNG THÔN VIỆT NAM
    1.2. VAI TRÒ CỦA VI CHẤT DINH DƯỠNG VÀ LYZIN ĐỐI VỚI SỰ
    PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
    1.3. TĂNG CƯỜNG CÁC CHẤT DINH DƯỠNG VÀO THỰC PHẨM
    1.4. LÝ DO CẦN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
    2.2. GIAI ĐOẠN 1 - NGHIÊN CỨU CÔNG THỨC VÀ QUI TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM GIÀU LYZIN VÀ VCDD
    2.3. GIAI ĐOẠN 2 - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
    3.1. XÂY DỰNG CÔNG THỨC VÀ QUI TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM GIÀU LYZIN VÀ VI CHẤT DINH DƯỠNG
    3.2. HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỦA SẢN PHẨM GIÀU LYZIN VÀ VCDD TRÊN CỘNG ĐỒNG
    CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
    4.1. CÔNG THỨC VÀ QUI TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM, CHẤP NHẬN CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ SẢN PHẨM
    4.2. HIỆU QUẢ THỬ NGHIỆM CAN THIỆP CỦA SẢN PHẨM TẠI CỘNG ĐỒNG
    KHUYẾN NGHỊ
    HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN
    KẾT LUẬN
    MỞ ĐẦU
    Suy dinh dưỡng trẻ em vẫn là tình trạng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Suy dinh dưỡng gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế, làm chậm phát triển kinh tế bởi nó trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực, ảnh hưởng tới giống nòi. Suy dinh dưỡng thường đi đôi với nghèo đói.
    Theo Tổ chức y tế thế giới năm 2010, gần 13 triệu trẻ sơ sinh hàng năm bị suy dinh dưỡng bào thai hay có cân nặng sơ sinh thấp dưới 2500g. Tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở các nước đang phát triển giảm từ 31% năm 1990 xuống còn 26% năm 2008 trên phạm vi toàn thế giới, theo từng khu vực, mức giảm có nhiều khác biệt: giảm từ 54% xuống còn 48% ở vùng Nam Á, giảm từ 31% xuống còn 27% ở vùng Cận Sahara, giảm từ 23% xuống còn 14% ở các nước Đông Á và Thái Bình Dương. Qua theo dõi nhiều năm, mặc dù các số liệu đã chỉ ra những tiến bộ trong giảm tình trạng suy dinh dưỡng, nhưng ở hầu hết các nước đang phát triển suy dinh dưỡng vẫn là một vấn đề đáng lo ngại. Theo báo cáo của tổ chức Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) năm
    2010 vẫn còn khoảng 171 triệu trẻ bị SDD thấp còi, khoảng 115 triệu trẻ bị SDD gầy còm và khoảng 20 triệu trường hợp tử vong trẻ em liên quan tới suy dinh dưỡng nặng [138].
    Tại Việt Nam, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng vẫn là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Năm 2010, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của toàn quốc là 17,5%, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi chung toàn quốc là 29,3%. Ước tính đến năm 2010, nước ta có gần 1,3 triệu trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng nhẹ cân, khoảng 2,1 triệu trẻ suy dinh dưỡng thấp còi và khoảng 520.000 trẻ em suy dinh dưỡng gầy còm. Phân bố suy dinh dưỡng không đồng đều ở các vùng sinh thái khác nhau, tỷ lệ thấp còi ở vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc miền Trung và Tây Nguyên còn cao, dao động từ 35% -40% [57].


    Các nguyên nhân trực tiếp của suy dinh dưỡng trẻ em là suy dinh dưỡng bào thai, khẩu phần ăn của trẻ bị thiếu về số lượng và chất lượng, tình trạng nhiễm khuẩn. Nguyên nhân sâu xa của suy dinh dưỡng trẻ em bao gồm những bất cập trong dịch vụ chăm sóc bà mẹ trẻ em, các vấn đề về nước sạch, vệ sinh môi trường, nhà ở. Một nguyên nhân gốc rễ không thể không nhắc đến, đó là tình trạng đói nghèo, lạc hậu về phát triển nói chung, bao gồm cả sự mất bình đẳng về kinh tế [6], [7], [18], [142],[146].
    Ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, khẩu phần ăn chủ yếu dựa vào các thực phẩm có nguồn gốc từ ngũ cốc, trong đó gạo cung cấp trên 70% năng lượng khẩu phần. Những khẩu phần này thường bị thiếu hụt lyzin, một trong số các axit amin cần thiết mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Khi thiếu axit amin này làm cho quá trình tổng hợp protein kém hiệu quả, giảm giá trị dinh dưỡng của bữa ăn. Tại các vùng nông thôn Việt Nam, gạo vẫn là thực phẩm cơ bản cho chế biến các bữa ăn bổ sung của trẻ nhỏ, cộng với nước mắm, mỡ, mì chính, hoặc đường kính. Với chế độ ăn nghèo dinh dưỡng như vậy, bữa ăn của trẻ thường thiếu năng lượng, các axít amin cần thiết, đặc biệt là thiếu các vitamin và khoáng chất cho tăng trưởng và phát triển của trẻ em[14],[15],[21],[27],[33]. Vòng xoắn bệnh lý giữa thiếu ăn, bệnh tật và SDD ngày càng nặng thêm: thiếu lyzin, thiếu vitamin và chất khoáng . làm trẻ lười ăn, chậm lớn, giảm chức năng miễn dịch, dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn . dẫn đến SDD. Cắt đứt vòng xoắn này bằng bổ sung VCDD và lyzin giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng tốc độ phát triển thể lực, tăng khả năng miễn dịch là rất cần thiết cho phòng chống SDD ở trẻ nhỏ, đặc biệt giai đoạn ăn bổ sung 6-24 tháng tuổi [20], [50],[54], [56].
    Trong những năm qua, các nghiên cứu về thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho trẻ nhỏ như thức ăn bổ sung có đậm độ năng lượng cao, các thức ăn có tăng cường vi chất vào thực phẩm đã được triển khai mạnh mẽ và đem
    lại hiệu quả khả quan như bột dinh dưỡng với sự có mặt của bột ngũ cốc nảy mầm đã làm cho bột nấu chín có đậm độ năng lượng cao khi được nấu với cùng lượng bột khô như bình thường giúp phòng chống và phục hồi suy dinh dưỡng, bánh quy có bổ sung sắt, kẽm, canxi, nước mắm bổ sung sắt, bột dinh dưỡng bổ sung đa vi chất [3],[9], [12], [14], [15], [38] . Đây là những sản phẩm có giá trị trong cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu VCDD trẻ em, nhưng giá cả của các sản phẩm còn cao so với kinh tế của các vùng nghèo, như bột dinh dưỡng có giá 80000 đồng/kg, bánh bích quy có giá 100.000đồng/kg .

    Mặt khác, với đặc điểm thức ăn bổ sung của trẻ em các vùng núi, vùng Tây nguyên, vùng nông thôn nghèo chủ chủ yếu là cháo gạo trắng, thiếu protein và thiếu VCDD trong chế độ ăn, hoàn cảnh kinh tế của gia đình khó khăn, bố mẹ không có nhiều thời gian chăm sóc trẻ thì việc tiếp cận thường xuyên với các sản phẩm dinh dưỡng trên là khó khăn.
    Một giải pháp khả thi và bền vững để phòng và chống thiếu vi chất cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em lứa tuổi 6-24 tháng tuổi ở vùng khó khăn (Vùng núi, vùng Tây nguyên, vùng nông thôn nghèo) là hết sức cần thiết. Đặc điểm của sản phẩm bổ sung này là dựa trên các thức ăn truyền thống của địa phương, giúp cải thiện tổng hợp protein và thiếu VCDD trong chế độ ăn, có giá cả hợp lý và tiện lợi khi sử dụng. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất và đánh giá hiệu quả của sản phẩm giàu lyzin và vi chất dinh dưỡng đến tình trạng dinh dưỡng và bệnh tật của trẻ
    6-12 tháng tuổi”.
     
Đang tải...