Thạc Sĩ Nghiên Cứu Công Nghệ Sản Xuất KMnO4 Từ Quặng Mangan Nghèo Và Mịn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/2/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên Cứu Công Nghệ Sản Xuất KMnO4 Từ Quặng Mangan Nghèo Và Mịn

    Mục Lục
    Chương 1. Tổng quan

    1.1 Tình hình nghiên cứu và sản xuất trong và ngoài nước, mục tiêu của đề tài
    1.2 Một số vấn đề lý thuyết làm cơ sở nghiên cứu
    1.3 Ứng dụng của các hợp chất có chứa mangan
    Chương 2. Phương pháp nghiên cứu và công tác chuẩn bị

    2.1 Phương pháp nghiên cứu
    2.2 Công tác chuẩn bị
    Chương 3. Nội dung nghiên cứu

    3.1 Nghiên cứu quá trình thiêu oxy hoá
    3.2 Nghiên cứu quá trình hoà tách
    3.3 Nghiên cứu sản xuất KMnO4 bằng phương pháp điện hoá
    3.4 Nghiên cứu sản xuất ở qui mô mở rộng trong phòng thí nghiệm
    3.5 Xử lý môi trường
    3.6 Định hướng áp dụng kết quả nghiên cứu

    Kết luận và kiến nghị
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
    Lời Mở Đầu
    Trong tự nhiên, nguyên tố mangan đứng hàng thứ 15 về mức độ phổ biến, nó có mặt trong khoảng trên 100 loại khoáng vật. Quặng mangan được sử dụng nhiều nhất trong công nghiệp hiện nay là quặng mangan ở dạng oxyt như MnO, MnO2, Mn2O3 và Mn3O4. Cho đến nay trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã ghi nhận được khoảng 34 vùng có quặng mangan, nhưng chỉ có một số ít là có ý nghĩa công nghiệp. Phần lớn các vùng quặng này phân bố chủ yếu ở phía bắc của Việt Nam. Hầu hết các mỏ quặng có ý nghĩa công nghiệp tập trung ở Cao Bằng và Tuyên Quang. Ngoài ra còn có một số mỏ quặng nhỏ ở khu vực miền trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Các mỏ quặng gốc thường có hàm lượng mangan dao động trong khoảng từ 17% ư 25% và quặng phong hoá có hàm lượng mangan lớn hơn 35%.
    Quặng mangan ở dạng oxyt là loại quặng có giá trị trong công nghiệp nhất. Oxyt mangan ở dạng pyrolusit sạch được dùng trong công nghiệp hoá chất. Các loại quặng oxyt mangan và quặng carbonat mangan được sử dụng chủ yếu cho công nghiệp luyện kim.
    Quặng mangan ở Việt Nam chủ yếu được khai thác thủ công kết hợp bán cơ giới nên hệ số thu hồi chỉ đạt từ 30 ư 34 % và một lượng lớn quặng có cỡ hạt
    < 5mm không sử dụng được cho sản xuất công nghiệp luyện kim. Quặng nguyên khai được tiếp tục tuyển để thu hồi quặng tinh (Mn đạt 43,46%) và thải ra một lượng lớn quặng nghèo và quặng mịn (Khoảng 70%) không sử dụng được trong quá trình luyện kim hoặc không đủ chất lượng để sử dụng trong công nghiệp hoá chất (Tiêu chuẩn để dùng trong luyện kim hàm lượng Mn 38 ư 55% với cỡ hạt ≥ 5mm, dùng trong công nghiệp hoá chất thì hàm lượng Mn qui ra MnO2 phải đạt 63%). Trong khi đó từ trước tới nay chưa có nơi nào nghiên cứu cũng như xử lý các loại quặng có hàm lượng mangan thấp thành các sản phẩm có ích để tận thu tài nguyên bảo vệ môi trường cuộc sống.
    Vì mangan là một kim loại chiến lược trong ngành công nghiệp, được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghệ cao với những tính chất quí báu và đa dạng cũng như các sản phẩm có gốc mangan có giá trị kinh tế khá cao trong khi lượng quặng thải khi khai thác quặng có hàm lượng mangan từ 15% ư 35% có rất nhiều nên việc nghiên cứu qui trình công nghệ chế biến quặng mangan mịn và quặng thải nghèo để sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao là một công việc có ý nghĩa thực tế cho nền kinh tế cũng như cho xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...