Báo Cáo Nghiên cứu công nghệ sản xuất chất dinh dưỡng bổ sung cho phân bón qua lá từ nguồn rong biển trong n

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Tóm tắt đề tài 1
    Chương I: Tổng quan về rong biển 2
    I.1 Giá trị dinh dưỡng của rong biển 5
    I.2 Thành phần hóa học của rong biển 7
    I.3 Ích lợi của rong biển cho cây trồng 8
    I.4 Sản phẩm phân bón từ chất chiết xuất rong biển ở nước ngoài và ở Việt Nam
    I.5 Tổng quan về rong biển ở Việt Nam 13
    Chương II: Phương pháp và nội dung thực nghiệm 18
    II.1 Khảo sát thành phần dinh dưỡng của rong biển Việt Nam 18
    II.2 Quy trình thủy phân rong biển
    II.2.1 Mô tả quá trình thuỷ phân rong biển
    II.2.2 Thiết bị thủy phân rong biển
    II.2.3 Phương pháp phân tích 22


    Chương III: Kết quả khảo sát và thảo luận 23
    III.1 Kết quả đánh giá
    III.1.1 Kết quả đánh giá rong biển khô
    III.1.2 Kết quả đánh giá rong biển ở Việt Nam qua quy trình thủy phân
    III.2 Kết quả phân tích rong biển Thanh Hóa
    III.2.1 Đánh giá các thành phần khoáng và vi lượng kim loại
    III.2.2 Đánh giá thành phần vitamin 34
    III.3 Đề xuất qui trình công nghệ chế biến phân bón lá có bổ sung chất dinh dưỡng từ rong biển
    Kết luận và kiến nghị 41
    Tài liệu tham khảo 42
    Phụ lục 44

    MỞ ĐẦU
    Trong những năm qua, nền nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, từ nước thiếu lương thực, Việt Nam đã trở thành nước không những cung cấp đủ nhu cầu trong nước mà còn trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Có được thành tựu trên chính là nhờ có được các giống mới và biện pháp canh tác hiệu quả, nhưng không thể không nói tới việc sử dụng nhiều phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật. Cùng với thời gian, chúng ta và cả thế giới đều thấy rằng đất đai ngày càng bị cằn cỗi do thiếu chất hữu cơ, các vi sinh vật trong đất không phát triển dẫn đến các cây được trồng trên các mảnh đất đó bị sâu bệnh nhiều hơn, bị giảm năng suất khi thay đổi thời tiết, do bị giảm khả năng chống chịu sâu bệnh và chống chịu sự biến đổi thời tiết. Việc nhận thức lại vai trò của các chất hữu cơ trong đất, các phân bón vô cơ, hữu cơ đối với sự phát triển của cây trồng đã trở thành nhu cầu cấp bách. Ngày nay người ta đã nói nhiều tới việc sử dụng có hiệu quả hơn phân bón vô cơ, thay thế dần phân bón vô cơ bằng những loại phân bón hữu cơ mới. Theo xu hướng này, cùng với những phát hiện đột phá về khả năng hấp thụ qua lá chất dinh dưỡng vô cơ và hữu cơ (chủ yếu là các axít amin) trong phân bón sản xuất bằng phương pháp thủy phân protein có trong các sản phẩm nông
    nghiệp như rong biển, ngô, đậu tương, cá biển . đã và đang phát triển khá mạnh. Ở những vùng sản xuất hoa, quả và rau có giá trị cao của Việt nam sử dụng đậu tương ngâm ủ 5 - 6 tháng cho oai mục để làm phân bón rất phổ biến và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ở vùng nông thôn ven biển, rong biển tươi cũng đã được sử dụng làm phân bón và cũng đã mang lại kết quả tốt. Rong biển nếu qua chế biến sẽ trở thành phân bón có giá trị hơn nhiều so với nguyên liệu ban đầu và hiện nay đã có 1 số công ty nghiên cứu và chế biến rong biển làm nguyên liệu để sản xuất phân bón lá như Công ty cổ phần Kỹ thuật Môi trường sử dụng rong biển làm nguyên liệu chính để sản xuất phân bón lá “Ước mơ nhà nông”.
    Rong biển có thể trồng và phát triển dọc bờ biển ở nước ta, ở vùng biển miền Bắc do có nồng độ muối nhỏ (2-3%) nên loại rong biển Glacilaria (ở
    Việt Nam thường gọi là rong câu) rất phổ biến. Do rong biển là loại cây biển hấp thu rất mạnh các chất có trong nước biển vì thế thành phần của chúng khác nhau, việc đánh giá thành phần rong biển theo khu vực địa lý sẽ hết sức có ý nghĩa về kinh tế để lựa chọn rong biển như một loại nguyên liệu sản xuất các loại phân bón.
    Rong biển ở nước ta khá nhiều, nhưng việc tiêu thụ ít hơn nhiều so với khả năng cung cấp do vậy tìm kiếm thêm khả năng sử dụng rong biển sẽ có ý nghĩa kinh tế cho nhân dân vùng ven biển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...