Luận Văn Nghiên cứu công nghệ LTE – Advanced trong thông tin di động

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp năm 2013
    Đề tài: Nghiên cứu công nghệ LTE – Advanced trong thông tin di động
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    Mục lục
    Lời mở đầu . 1
    CHƯƠNG I HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG VÀ CÔNG NGHỆ LTE – ADVANCED 2
    1.1. Cơ sở nghiên cứu 2
    1.2. Hệ thống thông tin di động 3
    1.3. Quá trình phát triển của hệ thống thông tin di động 5
    1.4. Hệ thống thông tin di động 4G và công nghệ LTE-Advanced 8
    1.4.1. Hệ thống thông tin di động 4G 8
    1.4.2. Các dịch vụ hệ thống di động 4G cung cấp 10
    1.4.3. Công nghệ LTE-Advanced . 17
    1.5. Kết luận chương 1 18
    CHƯƠNG II CÔNG NGHỆ LTE . 19
    2.1. Tổng quan về công nghệ LTE 19
    2.1.1. Giới thiệu về công nghệ LTE . 19
    2.1.2. Tiềm năng công nghệ . 20
    2.1.3. Hiệu suất hệ thống . 21
    2.1.4. Quản lý tài nguyên vô tuyến 22
    2.2. Kiến trúc mạng LTE 23
    2.3. Truy nhập vô tuyến trong LTE 24
    2.3.1. Các chế độ truy nhập vô tuyến 24
    2.3.2. Băng tần truyền dẫn 25
    2.3.3. Kỹ thuật đa truy nhập . 25
    2.3.4. Kỹ thuật đa anten MIMO 28
    2.4. Lớp vật lý LTE 31
    2.4.1. Điều chế . 31
    2.4.2. Truyền tải dữ liệu người sử dụng hướng lên . 33
    2.4.3. Truyền tải dữ liệu người sử dụng hướng xuống 39
    2.5. Các thủ tục truy nhập LTE 44
    2.5.1. Dò tìm tế bào . 44
    2.5.2. Truy nhập ngẫu nhiên . 45
    2.6. Kết luận chương 2 47
    CHƯƠNG III CÔNG NGHỆ LTE-ADVANCED TRONG THÔNG TIN DI ĐỘNG 48
    3.1. LTE-Advanced . 48
    3.2. Những công nghệ đề xuất cho LTE-Advanced . 49
    3.2.1. Băng thông và phổ tần 49
    3.2.2. Giải pháp đa anten 50
    3.2.3. Truyền dẫn đa điểm phối hợp . 50
    3.2.4. Các bộ lặp và chuyển tiếp . 51
    3.2.5. MCMC CDMA 53
    3.3. Khảo sát tình hình triển khai TLE-Advanced trên thế giới và ở Việt Nam 65
    3.3.1. Tình hình triển khai LTE-Advanced trên thế giới 65
    3.3.2. Khả năng triển khai LTE-Advanced ở Việt Nam . 66
    3.4. Kết luận chương 3 68
    Kết luận 69

    LỜI MỞ ĐẦU
    Thông tin di động ngày nay đã trở thành một ngành công nghiệp phát triển vô cùng nhanh chóng. Mặc dù các hệ thống thông tin di động thế hệ 3G hay 3.5G vẫn đang phát triển không ngừng nhưng những nhà khai thác viễn thông trên thế giới đã tiến hành triển khai một chuẩn di động thế hệ mới đó là hệ động thông tin di động thế hệ thứ tư.
    Xuất phát từ vấn đề trên em đã lựa chọn đề tài tốt nghiệp của mình là: “Nghiên cứu công nghệ LTE – Advanced trong thông tin di động”. Mục tiêu cơ bản của đồ án là nêu ra những hoạt động cơ bản của hệ thống LTE-Advanced, tìm hiểu những công nghệ mới, những cải tiến về chất lượng dịch vụ để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người dùng đối với mạng di động.
    Đề tài của em bao gồm 3 chương :
    · Chương 1 : Hệ thống thông tin di động và công nghệ LTE – Advanced.
    · Chương 2 : Công nghệ LTE trong thông tin di động.
    · Chương 3 : Công nghệ LTE – Advanced trong thông tin di động.
    Tuy nhiên do LTE – Advanced là công nghệ còn mới, đang được hoàn thiện cũng như do giới hạn về kiến thức và thời gian nên đồ án khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô.

    CHƯƠNG I. HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG VÀ
    CÔNG NGHỆ LTE-ADVANCED
    1.1. Cơ sở nghiên cứu
    Xã hội đang ngày càng phát triển, điều kiện sống của con người được nâng cao dẫn đến nhu cầu trong việc trao đổi dữ liệu, sử dụng các loại dịch vụ cùng nhu cầu giải trí trên các thiết bị di động ngày càng tăng. Trước các nhu cầu đó, các hệ thống thông tin di động thế hệ đầu không đáp ứng đủ các yêu cầu cần phục vụ, do đó chuẩn các hệ thống thông tin di động 3.5G, 3.9G, 4G đã được nghiên cứu, phát triển và ứng dụng.
    Năm 2006, ở Nhật Bản, hãng viễn thông NTT DoCoMo đã triển khai thành công và đưa vào khai thác hệ thống thông tin di động 3.5G HSDPA. Ngày 14 tháng 12 năm 2009 dịch vụ LTE (3.9G) đầu tiên được hãng TeliaSonera khai trương ở Oslo và Stockholm [7]. Với các thử nghiệm đầu tiên của hệ thống di động 4G, nó sẽ cho tốc độ 5Gbps ở môi trường trong nhà và tốc độ 100Mbps ở môi trường ngoài trời trên đối tượng chuyển động với tốc độ cao (250km/h). Với sự bùng nổ về tốc độ, hệ thống 4G sẽ được ứng dụng rộng trãi trên rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như: dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ đặt hàng di động, thương mại di động
    Hiện nay, ở nước ta đang tồn tại đồng thời nhiều thế hệ của hệ thống thông tin di động (2G, 2.5G, 3G). Tuy việc triển khai hệ thống di động 4G vẫn là vấn đề trong tương lai, nhưng trước xu thế phát triển chung của công nghệ viễn thông đặc biệt là công nghệ thông tin di động, thì việc nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống di động 4G là cấp thiết.

    1.2. Hệ thống thông tin di động
    Cho đến nay, hệ thống thông tin di động đã trải qua nhiều bước phát triển quan trọng. Từ hệ thống thông tin di động tương tự thế hệ thứ nhất đến hệ thống thông tin di động số thế hệ thứ hai. Những năm đầu thế kỷ 21 hệ thống thông tin di động băng rộng thế hệ thứ ba đã và đang được triển khai và ứng dụng rộng rãi phục vụ đời sống con người. Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ tư đã được các hãng viễn thông lớn như: liên minh viễn thông quốc tế ITU (International Telecommunication Union) nghiên cứu và chuẩn hóa. Hiện nay, hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 4 đã được đưa vào khai thác thương mại tại một số nơi trên thế giới. Dịch vụ chủ yếu của hệ thống thông tin di động thế hệ thứ nhất và thứ hai là thoại còn dịch vụ của thế hệ thứ ba về sau sẽ phát triển theo hướng dịch vụ dữ liệu và đa phương tiện.
    Các hệ thống thông tin di động tế bào số hiện nay đang ở giai đoạn thế thệ thứ hai cộng (2.5G), thế hệ thứ ba (3G) và thế hệ thứ ba cộng (3.5G). Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các dịch vụ thông tin di động nên ngay từ đầu những năm 90 người ta đã tiến hành nghiên cứu hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba. Liên minh viễn thông quốc tế bộ phận vô tuyến (ITU-R) đã thực hiện tiêu chuẩn hóa cho hệ thống thông tin di động toàn cầu IMT-2000. Ở châu Âu, Viện tiêu chuẩn Viễn Thông Châu Âu (ETSI) đã thực hiện tiêu chuẩn hóa phiên bản của hệ thống này với tên gọi là UMTS (Universal Mobile Telecommunication System: Hệ thống viễn thông di động toàn cầu). Hệ thống này làm việc ở dải tần 2GHz và cung cấp nhiều loại dịch vụ bao gồm từ các dịch vụ thoại, số liệu tốc độ thấp hiện có đến các dịch vụ số liệu tốc độ cao, video và truyền thanh. Tốc độ cực đại của người sử dụng có thể lên tới 2Mbps. Tốc độ cực đại này chỉ có trong các ô pico trong nhà, còn các dịch vụ với tốc độ 14,4Kbps sẽ được đảm bảo cho thông tin di động thông thường ở các ô macro. Người ta cũng đã nghiên cứu các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ tư có tốc độ cho người sử dụng khoảng 2Gbps. Ở hệ thống di động băng rộng (MBS ) thì các sóng mang được sử dụng ở các bước sóng mm, độ rộng băng tần là 64MHz và dự kiến sẽ tăng tốc độ của người sử dụng đến STM-1 [1].
    Hiện nay, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đã triển khai hệ thống thông tin di động 3G. Theo thống kê của hai hãng Informa Telecom & Media và WCIS and 3G America, hiện nay có 181 hãng cũng cấp dịch vụ trên 77 quốc gia đã đưa vào khai thác dịch vụ các mạng di động thế hệ thứ ba của mình. Với hệ thống di động 3.5G (HSDPA) thì có đến 135 hãng cung cấp dịch vụ trên 63 quốc gia đã cung cấp các dịch vụ của hệ thống di động 3.5G. Hệ thống tiền 4G (Pre-4G) là WiMax cũng đã được triển khai và đưa vào khai thác dịch vụ ở một số thành phố như London, NewYork vào quý 2 năm 2007.
    Ở nước ta, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thông tin liên lạc nói chung, những năm gần đây thông tin di động ra đời như một tất yếu khách quan nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin trong thời kỳ đổi mới của đất nước. Vào thời kỳ ban đầu, xuất hiện một số mạng thông tin di động như mạng nhắn tin ABC, mạng nhắn tin toàn quốc có tính chất thử nghiệm cho công nghệ thông tin di động. Sau đó năm 1993, mạng điện thoại di động MobiFone sử dụng kỹ thuật số GSM đã được triển khai và chính thức đưa vào hoạt động với các thiết bị của hãng ALCATEL. Năm 1996 mạng Vinaphone ra đời, đến năm 2003 mạng S-Fone sử dụng công nghệ CDMA của Saigon Postel đi vào khai thác. Năm 2004 mạng GSM của Viettel cũng chính thức đi vào hoạt động. Ngoài ra, EVN Telecom, Hà Nội Telecom cũng đi vào khai thác mạng di động thế hệ thứ ba.
    1.3. Quá trình phát triển của hệ thống thông tin di động
    Khi mới triển khai, hệ thống di động 1G mới chỉ cung cấp cho người sử dụng dịch vụ thoại, nhưng nhu cầu về truyền số liệu tăng lên đòi hỏi các nhà khai thác mạng phải nâng cấp rất nhiều tính năng mới cho mạng và cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng trên cơ sở khai thác mạng hiện có. Từ đó các nhà khai thác đã triển khai hệ thống di động 2G, 2.5G để cung cấp dịch vụ truyền số liệu tốc độ cao hơn. Cùng với Internet, Intranet đã trở thành một trong những hoạt động kinh doanh ngày càng quan trọng, một trong số đó là xây dựng các công sở vô tuyến để kết nối các cán bộ “di động” với xí nghiệp hoặc công sở của họ. Ngoài ra, tiềm năng to lớn đối với các công nghệ mới là cung cấp trực tiếp tin tức và các thông tin khác cho các thiết bị vô tuyến sẽ tạo ra nguồn lợi nhuận mới cho nhà khai thác. Do vậy, để đáp ứng được các dịch vụ mới về truyền thông máy tính và hình ảnh, đồng thời đảm bảo tính kinh tế thì hệ thống di động thế hệ thứ hai đã từng bước chuyển đổi sang hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba. Khi mà nhu cầu về các dịch vụ đa phương tiện chất lượng cao tăng mạnh, mà tốc độ của hệ thống 3G hiện tại không đáp ứng được thì các tổ chức viễn thông trên thế giới đã nghiên cứu và chuẩn hóa hệ thống di động 4G.

    Tài liệu tham khảo
    [1] Erik Dahlman, Stefan Parkvall, Johan Skold and Per Beming, “3G Evolution HSPA and LTE Mobile Broadband”, Academic Press, 2007.
    [2] Harri Holma, Antti Toskala (2009) , “LTE for UMTS – OFDMA and SC-FDMA Based Radio Access”, John Wiley & Sons Ltd.
    [3]Agilent Technologies (2009), “3GPP Long Term Evolution: System Overview, Product Development,and Test Challenges.”
    [4] Farooq Khan (2009), “LTE for 4G Mobile Broadband: Air Interface Technologies and Performance”, Cambridge University Press.
    [5] C.Gessner (2008), “UMTS Long Term Evolution (LTE) Technology Introduction”, Rohde-Schwarz.
    [6] Erik Dahlman, Stefan Parkvall and Johan Skold, “LTE/LTE – Advanced for mobile broadband.”.
    [7] Các website tham khảo :
    www.vntelecom.org
    www.dientucong nghe.net
    www.wikipedia.org
    www.3gpp.org
    www.ieee.org
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...