Luận Văn Nghiên cứu công nghệ khử nghiễm aflatoxin trên ngô, lạc ở mức độ cao bằng một số chủng vi khuẩn và v

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu công nghệ khử nghiễm aflatoxin trên ngô, lạc ở mức độ cao bằng một số chủng vi khuẩn và vi nấm


    Ngô, lạc là hai loại nông sản chính của ngành nông nghiệp nước ta. Chúng không chỉ là nguồn lương thực quan trọng cho đời sống con ngưòi mà còn là nguồn thức ăn quan trọng trong chăn nuôi gia súc gia cầm. Không những thế lạc còn đựơc xuất khẩu với số lượng lớn ra nước ngoài. Vì vậy việc nghiên cứu để bảo quản, nâng cao chất lượng nông sản đã thu hút các tổ chức quốc tế cũng như các cơ quan khoa học về lương thực thực phẩm của thế giới.
    Điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của nước ta rất thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Các nông sản dạng hạt như ngô, lạc là nguồn cơ chất lý tưởng cho sự phát triển của nấm mốc. Nấm mốc phát triển không những làm giảm giá trị dinh dưỡng của hạt mà còn sinh ra các độc tố khác nhau gọi chung là mycotoxin. Trong những độc tố nguy hiểm phải kể đến aflatoxin. aflatoxin là độc tố của nấm Aspergillus flavus, Aspergillus parasiticus, Aspergillus nominus. Ngô, lạc là hai sản phẩm thường nhiễm aflatoxin ở mức độ cao.
    Trên thế giới hiện nay việc nghiên cứu để tìm ra biện pháp làm giảm lượng độc tố aflatoxin trong lương thực nói chung và trong ngô, lạc nói riêng đã và đang được các nhà khoa học rất quan tâm.
    Ở nước ta từ những năm 1970 Nguyễn Phùng Tiến và cộng sự [8] đã nghiên cứu mức nhiễm nấm mốc trên thóc ở kho bảo quản lương thực miền Bắc Việt Nam và một số lương thực như đậu, đỗ, lạc Đặng Hồng Miên [2] cũng đã nghiên cứu sự nhiễm nấm mốc aflatoxin trên lạc.
    Nguyễn Thùy Châu và cộng sự - 1997 [11] đã nghiên cứu tình hình nhiễm độc tố nấm mốc: aflatoxin, fumonixin, ochratoxin Alternaria, deoxynivalenol và nivalenol trên ngô, gạo, và các biện pháp phòng trừ.
    Một số công trình của Đậu Ngọc Hào về sự nhiễm nấm mốc và aflatoxin trên thức ăn gia súc và các biện pháp khử độc tố aflatoxin B1 bằng NH4OH cũng đã được nghiên cứu và công bố [3].
    Nguyễn Thùy Châu và cộng sự cũng đã nghiên cứu khử aflatoxin trên ngô bằng NH3 và Ca(OH)2, kết quả cho thấy NH3 và Ca(OH)2 có tác dụng khử rõ rệt aflatoxin trên ngô và cho hiệu quả khử là 90%.
    Tuy nhiên việc khử nhiễm aflatoxin bằng các hóa chất như NH3 có giá thành cao và để lại mùi khó chịu cho nông sản bị xử lý. Để khắc phục nhược điểm này các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu khử nhiễm aflatoxin bằng biện pháp sinh học.
    Góp phần vào việc nghiên cứu công nghệ khử nhiễm aflatoxin trên ngô lạc chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
    “ Nghiên cứu công nghệ khử nghiễm aflatoxin trên ngô, lạc ở mức độ cao bằng một số chủng vi khuẩn và vi nấm”.
    1.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu.
    Kết cấu đề tài:
    Phần 1: Mở đầu
    Phần 2: Tổng quan tài liệu
    Phần 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
    Phần 4: Kết quả và thảo luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...