Tiến Sĩ Nghiên cứu công cụ điều hành chính sách tiền tệ trong điều kiện thực thi luật ngân hàng thời kỳ hội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: NGHIÊN CỨU CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC THI LUẬT NGÂN HÀNG THỜI KỲ HỘI NHẬP


    MỤC LỤC
    BÌA 1
    BÌA 2
    LỜI CAM ĐOAN
    DANH MỤC TỪVIẾT TẮT
    DANH MỤC TIẾNG NƯỚC NGOÀI
    DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
    MỤC LỤC
    MỞĐẦU
    Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU
    HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1
    LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀCHÍNH SÁCH TIỀN TỆ . 1
    1.1.1. Khái niệm và hệthống các mục tiêu chính sách tiền tệ . 1
    1.1.1.1. Khái niệm 1
    1.1.1.2. Đặc trưng . 2
    1.1.1.3. Hệthống mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ . 3
    1.1.1.4. Nội dung định lượng của chính sách tiền tệ . 10
    1.1.1.5. Sựlựa chọn các giải pháp chính sách tiền tệ 10
    1.1.1.6. Nội dung điều hành chính sách tiên tệ . 12
    1.1.2. Cơ chếtruyền dẫn công cụđiều hành chính sách tiền tệtrong thực hiện
    các mục tiêu kinh tếvĩ mô 15
    1.1.2.1. Tổng quan 15
    1.1.2.2. Lãi suất chính thức tác động đến lạm phát . 16
    1.1.2.3. Các công cụchính sách tiền tệtác động đến lãi suất chính thức . 17
    1.1.2.4. Tác động của tỷgiá trong điều hành chính sách tiền tệ 20
    1.1.3. Các công cụđiều hành chính sách tiền tệ . 22
    1.1.3.1. Công cụtái cấp vốn . 22
    1.1.3.2. Công cụtỷlệdựtrữbắt buộc . 23
    1.1.3.3. Công cụnghiệp vụthịtrường mở 28
    1.1.3.4. Công cụlãi suất . 31
    1.1.3.5. Công cụhạn mức tín dụng . 33
    1.1.3.6. Công cụtỷgiá 35
    1.1.3.7. Một sốcông cụkhác 38
    1.2. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC NGÂN
    HÀNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ
    ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆCỦA VIỆT NAM 39
    1.2.1. Những cam kết mởcửa hội nhập quốc tếcủa Việt Nam trong lĩnh vực
    ngân hàng đòi hỏi các công cụ điều hành chính sách tiền tệ nhanh chóng
    được hoàn thiện 39
    1.2.2. Nâng cao năng lực điều hành chính sách tiền tềvà chuyển các công cụ
    từđiềuhành trực tiếp sang điều hành gián tiếp 39
    1.2.3. Những cơ hội và thách thức đối với sửdụng các công cụđiều hành
    chính sách tiền tệcủa Việt Nam trong thời kỳhội nhập 43
    1.2.3.1. Những cơ hội . 43
    1.2.3.2. Những thách thức 45
    1.3. KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH
    TIỀN TỆCỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG MỘT SỐNƯỚC TRÊN
    THẾGIỚI . 47
    1.3.1. Lãi suất Repo 47
    1.3.2. Chính sách kiểm soát tăng trưởng tín dụng 48
    1.3.3. Sửdụng công cụdựtrữbắt buộc 49
    1.3.3.1. Các nước phát triển 49
    1.3.3.2. Các nước đang phát triển . 49
    1.3.4. Sửdụng linh hoạt và hiệu quảthịtrường mở 52
    1.3.4.1. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc . 52
    1.3.4.2. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản 54
    1.3.4.3. Ngân hàng Trung ương Thái Lan . 54
    1.3.5. Công cụtỷgiá điều hành chính sách tiền tệcủa một sốnước trong khu
    vực . 55
    1.3.5.1. Nhóm cơ chếcốđịnh . 55
    1.3.5.2. Nhóm cơ chếthảnổi có quản lý . 56
    1.3.5.3. Nhóm cơ chếthảnổi hoàn toàn 58
    1.3.6. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam . 58
    1.3.6.1. Vềsửdụng nghiệp vụthịtrường mở . 58
    1.3.6.2. Vềsửdụng công cụtỷlệdựtrữbắt buộc . 64
    1.3.6.3. Vềsửdụng các công cụkhác trong điều hành chính sách tiền tệ . 65
    Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH CHÍNH
    SÁCH TIỀN TỆ ỞVIỆT NAM . 68
    2.1. TỔNG QUAN VỀCHÍNH SÁCH TIỀN TỆCỦA VIỆT NAM . 68
    2.1.1. Khái quátvềcơ quan xây dựng và điều hành chính sách tiền tệcủa Việt
    Nam 68
    2.1.1.1. Nhiệm vụvà quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 68
    2.1.1.2. Mô hình tổchức . 68
    2.1.2. Vịtrí và mục tiêu chính sách tiền tệcủa Việt Nam 70
    2.2. THỰC TRẠNG CÁC CÔNG CỤĐIỀUHÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN
    TỆ ỞVIỆT NAM . 70
    2.2.1. Công cụlãi suất 70
    2.2.2.1. Tổng quan vềdiễn biến lãi suất . 70
    2.2.2.2. Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu 80
    2.2.2.3. Lãi suất cho vay qua đêm 84
    2.2.2. Công cụtỷgiá 85
    2.2.3. Công cụtỷlệdựtrữbắt buộc . 91
    2.2.4. Công cụcho vay tái cấp vốn và tái chiết khấu 99
    2.2.5. Công cụhạn mức tín dụng 102
    2.2.6. Công cụnghiệp vụthịtrường mở . 105
    2.2.7. Một sốnghiệp vụhỗtrợcho điều hành các công cụcủa chính sách tiền
    tệ . 112
    2.2.7.1. Đấu thầu tínphiếu kho bạc 112
    2.2.7.2. Nghiệp vụhoán đổi ngoại tệ(Swap) 112
    2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC CÔNG CỤĐIỀU HÀNH CHÍNH
    SÁCH TIỀN TỆ ỞVIỆT NAM . 114
    2.3.1. Những thành công 114
    2.3.2. Những tồn tại, hạn chế 124
    2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 136
    Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤĐIỀU HÀNH
    CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC
    HIỆN LUẬT NGÂN HÀNG THỜI KỲHỘI NHẬP . 139
    3.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐIỀU HÀNH CÁC CÔNG CỤCHÍNH SÁCH TIỀN
    TỆTRONG ĐIỀU KIỆN THỰC THI LUẬT NGÂN HÀNG . 139
    3.1.1. Nội dung mới của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời kỳhội nhập
    139
    3.1.1.1. Đối với việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ . 139
    3.1.2.2. Vềthẩm quyền cụthểcủa Ngân hàng Nhà nước trong việc thực thi
    chính sách tiền tệ 140
    3.1.2. Vấn đềđặt ra trong điều hành công cụlãi suất theo nội dung mới của
    luật . 142
    3.1.3. Định hướng hoàn thiện các công cụđiều hành chính sách tiền tệcủa
    Ngân hàng Nhà nước trong điều kiện thực thi luật ngân hàng thời kỳhội
    nhập 143
    3.1.4. Định hướng phát triển Ngân hàng Nhà nước và ngành ngân hàng . 144
    3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤĐIỀU HÀNH CHÍNH
    SÁCH TIỀN TỆ ỞVIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC THI LUẬT
    NGÂN HÀNG THỜI KỲHỘI NHẬP 145
    3.2.1. Đổi mới và hoàn thiện công cụlãi suất . 145
    3.2.2. Đổi mới và hoàn thiện công cụnghiệp vụthịtrường mở 146
    3.2.2.1. Đổi mới Quy chếnghiệp vụthịtrường mở 146
    3.2.2.2. Hoàn thiện quy chếquản lý vốn khảdụng . 146
    3.2.2.3. Phát triển đa dạng hóa hàng giao dịch trên thịtrường mở 147
    3.2.2.4. Tăng cường tính hấp dẫn những giấy tờcó giá hiện đang giao dịch 148
    3.2.2.5. Bổsung, phát triển những giấy tờcó giá khác tham gia giao dịch . 149
    3.2.2.6. Nâng cao chất lượng kinh doanh, cải thiện khảnăng tài chính và thu
    hút sựtham gia của các thành viên . 152
    3.2.3. Linh hoạt sửdụng công cụtái cấp vốn . 153
    3.2.4. Hoàn thiện công cụdựtrữbắt buộc . 154
    3.2.4.1. Đánh giá toàn diện tác động đến điều tiết tiền tệtrước khi điều chỉnh
    tỷlệdựtrữbắt buộc . 154
    3.2.4.2. Kết hợp chặt chẽcông cụdựtrữbắt buộc với các công cụchính sách
    tiềntệkhác đểnâng cao hiệu quảđiều tiết tiền tệ 155
    3.2.4.3. Quy định tỷlệdựtrữbắt buộc cho từng loại tiền gửi và từng loại hình
    tổchức tín dụng 157
    3.2.5. Chủđộng sửdụng công cụtỷgiá phù hợp với các điều kiện diễn biến
    kinh tếvĩ mô khác nhau 159
    3.2.6. Đối với các công cụđiều hành chính sách tiền tệkhác . 162
    3.2.7. Các biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quảđiều hành chính sách tiền
    tệ . 163
    3.2.8. Giải pháp khác . 166
    3.2.8.1. Nâng cao hiệu quảhoạt động, tăng cường công tác thanh tra và kiểm
    soátgóp phần nâng cao hiệu quảđiều hành các công cụchính sách tiền tệ 166
    3.2.8.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ngân hàng Nhà nước và các
    tổchức tín dụng 168
    3.2.8.3. Hiện đại hóa trình độcông nghệngân hàng và phát triển công nghệ
    tin học ứng dụng trong điều hành các công cụcủa chính sách tiền tệ . 169
    3.2.8.4. Tăng cường và nâng cao hiệu quảcông tác thông tin tuyên truyền
    171
    3.3. KIẾN NGHỊVÀ ĐỀXUẤT 172
    3.3.1. Đối với Quốc hội và Chính phủ 172
    3.3.1.1. Đảm bảo sựphối hợp đồng bộtrong điều hành chính sách tiền tệvới
    các chính sách kinh tếvĩ mô khác 172
    3.3.1.2. Xây dựng Ngân hàng Trung ương có đủđộtin cậy và hoạt động có
    tính độc lập . 172
    3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 174
    3.3.3. Đối với một sốbộngành có liên quan . 175
    3.3.4. Đối vớicác Ngân hàng thương mại 176
    3.3.5. Đối với các công ty tài chính 178
    KẾT LUẬN CHUNG . 180


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đềtài
    CSTT là một trong số những chính sách kinh tế vĩ mô của một quốc gia.
    Trong những nămgần đây, đặc biệt là sau khi xảyra cuộc khủng hoảng tín dụng
    thứ cấp ở Mỹ và gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, CSTT càng trở nên có vị
    trí quan trọng hàng đầu được đặc biệt quan tâm. Về mặt lý luận cũng như thực
    tiễn, có rất nhiều công cụ của CSTT cũng như các nghiệp vụ của NHTW được
    sử dụng trong điều hành đề đạt được mục tiêu của chính sách này. Song tùy
    từng nước và tùy từng quốc gia, tùy từng giai đoạn cụ thể của nền kinh tế, nên
    công cụ này được nhấn mạnh, được ưu tiên sử dụng chủ đạo và công cụ kia chỉ
    mang tính chất hỗ trợ, hoặc sử dụng trực tiếp hay gián tiếp trong điều hành. Việc
    lựa chọn và linh hoạt sử dụng có hiệu quả các công cụ điều hành CSTT của
    NHTW các nước đã giúp cho đạt được các mục tiêu của mình, trực tiếp là kiểm
    soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm mới cho người lao
    động.
    Trong hơn 13 năm qua (1998 –2010) thực hiện 2 Luật NH ban hành năm
    1998 và sau đó là Luật sửa đổi bổ sung năm 2003 đối với Luật NHNN, năm
    2004 đối với Luật các TCTD, Việt Nam đúc rút ra được nhiều bài học kinh
    nghiệm về sử dụng các công cụ của CSTT trong điều hành để vừa kiểm soát
    được lạm phát, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần đảm bảo an sinh xã
    hội, tạo thêm nhiều việc làm mới, thực hiện xóa đói giảm nghèo. Các công cụ
    được sử dụng chuyển dần từ điều hành trực tiếp sang gián tiếp, tác động tích cực
    vào thị trường tiền tệ, nâng cao quyền tự chủ kinh doanh của các TCTD. Thông
    qua phối hợp sử dụng các công cụ của CSTT cũng góp phần nâng cao năng lực
    xây dựng, điều hành chính sách, quản lý hoạt động NH –tiền tệ của NHNN Việt
    Nam. Bên cạnh đó cũng góp phần thúc đẩy các NHTM nói riêng và các TCTD
    nói chung phát triển an toàn, bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu
    hướng hội nhập.
    Song kể từ ngày 1-1-2011, thực hiện hai Luật NH mới trong điều kiện mở
    cửa, hội nhập thị trường dịch vụ tài chính theo các cam kết gia nhập WTO đang
    đặt ra cho Việt Nam rất nhiều vấn đề cần giải quyết về sử dụng đồng bộ, có hiệu
    quả các công cụ trong điều hành CSTT để vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa
    kiểm soát được lạm phát, góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội khác. Bên cạnh
    đó các công cụ được sử dụng cũngcó lộ trình rõ rệt hơn cần phải chuyển sang
    điều hành gián tiếp, giảm và bỏ hẳn các biện pháp can thiệp hành chính vào thị
    trường tiền tệ và hoạt động của các TCTD, phù hợp với xu hướng chung của khu
    vực và quốc tế.
    Từ những lý do nói trên, đề tài : « NGHIÊN CỨU CÔNG CỤ ĐIỀU
    HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC THI LUẬT
    NGÂN HÀNGTHỜI KỲ HỘI NHẬP” được lựa chọn làm công trình nghiên
    cứu của luận án.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
    Cho đến nay có một số công trình, đề tài nghiên cứu ở phạmviluận án
    tiến sĩđã được bảo vệ như sau:
    - Đề tài: “Chính sách lãi suất trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”
    của NCS Nguyễn Ngọc Bảo, bảo vệ tại ĐH KTQD năm 2005. Đề tài tập trung
    nghiên cứu chuyên sâu về chính sách lãi suất giai đoạn thực thi Luật NHNN năm
    1998.
    - Đề tài: “Giải pháp hoàn thiện các công cụ chủ yếu trong điều hành
    CSTT ở Việt Nam” của NCS Hoàng Xuân Quế, bảo vệ tại ĐH KTQD năm
    2003. Các công cụ của CSTT được tác giả luận án nghiên cứu tập trung trong
    giai đoạn mới thực thi hai luật NH có hiệu lực thi hành từ 1-10-1998, chưa có
    tính cập nhật giai đoạn hội nhập hiện nay.
    - Đề tài: “Giải pháp hoàn thiện cơ chế lãi suất trong quá trình chuyển
    sang nền kinh tế thị trường của hệ thống NH Việt Nam” của NCS Nguyễn
    Xuân Luật, bảo vệ tại ĐH KTQD năm 2003. Luận án tập trung nghiên cứu
    chuyên sâu vềchính sách lãi suất giai đoạn cơ cấu lại hệ thống NH sau khủng
    hoảng tiền tệ khu vực năm 1997 và nền kinh tế đang chuyển sang cơ chế thị
    trường.
    - Đề tài: “Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức của NH Nhà nước Việt
    Nam” của NCS Ngô Chung, bảo vệ tại ĐH KTQD năm 2001. Công trình nghiên
    cứu tập trung nghiên cứu mô hình tổ chức của NHNN, không nghiên cứu về các
    công cụ của CSTT.
    - Đề tài: “Giải pháp hoàn thiện cơ chế và chính sách lãi suất trong quá
    trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” của NCS Nguyễn Thị
    Dũng, bảo vệ tại ĐH KTQD năm 2001. Luận án nghiên cứu chuyên sâu về cơ
    chế và chính sách lãi suất giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường trong
    thập niên 90, không nghiên cứu về tất cả các công cụ của CSTT.
    - Đề tài: “Hoàn thiện công cụ của NH Nhà nước Việt Nam để thực hiện
    CSTT quốc gia” của NCS Nguyễn VõNgoạn, bảo vệ tại ĐH KTQD năm 1995.
    Các công cụ được Nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu là giai đoạn thực thi hai
    Pháp lệnh NH, thời kỳ mới thực hiện đổi mới hoạt động NH tại Việt Nam.
    - Bên cạnh các luận án nói trên thì còn có một số luận văn thạc sỹ, đề tài
    nghiên cứu khoa học cấp trường và cấp bộ, đề cập đến một hoặc một số công cụ
    của CSTT, như: lãi suất, tỷ giá, DTBB, tái cấp vốn, . hoặc tổng quan chung về
    CSTT, thời gian nghiên cứu cách đây đã lâu, không có tính cập nhật, thời sự
    trong giai đoạn hiện nay.
    Tóm lại, cho đến thời điểm hiện nay, chưa có đề tài luận án tiến sỹ, đề tài
    nghiên cứu khoa học, cuốn sách tập trung nghiên cứu chuyên sâu về sử dụng các
    công cụ điều hành CSTT trong điềukiện thực thi hai Luật NH mới, có hiệu lực
    thi hành từ 1-1-2011 thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    - Hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đềlý luận cơ bản
    nhất về sử dụng các công cụ điều hành CSTT của NHTW,kinh nghiệm của một
    số nước trong lĩnh vực này và rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
    - Tập trung làm rõ thực trạng sử dụng các công cụ điều hành CSTT ở Việt
    Nam thời gian qua, thông qua việc nêu rõ thực trạng, phân tích và đánh giá thực
    trạng sử dụng các công cụ điều hành CSTT của NH Nhà nước Việt Nam thời
    gian qua, chủ yếu là giai đoạn sau khi gia nhập WTO.
    - Phân tích làm rõ sự khác biệt giữa nội dung hai Luật NH thời kỳhộinhập
    khác với nội dung hai Luật ngân hàng ban hành giai đoạn trước cóliênquan trực
    tiếp đến điều hànhcác công cụ CSTT. Đề xuất giải pháp hoàn thiện các công cụ
    điều hành CSTT ở Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ môtrong điều
    kiện thực thi hai Luật NH thời kỳ hội nhập.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Các công cụ điều hành CSTT ở Việt Nam trong điều kiện thực thi hai Luật
    NH thời kỳ hội nhập.
    - Thực trạng điều hành các công cụ CSTT ở Việt Nam tập trung trong các
    năm gần đây đến hết năm 2012 và một số nội dung được phân tích và liên hệ đến
    quý II/2013.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế truyền thống được sử
    dụng: Duy vật biện chứng, điều tra, khảo sát, thống kê, tổng hợp và phân tích,
    tiếp cận hệ thống và so sánh, các phương pháp toán, .
    Để làm sâu sắc hơn công trình nghiên cứu, luận án cũng sử dụng một số
    phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại, như chủ động trao đổi khoa học,
    tham khảo ý kiến một số nhà khoa học, nhà quản lý, nhà xây dựng chính sách,
    cán bộ giảng dạy, chuyên gia về lĩnh vực tiền tệ –NHthực hiện mục tiêu và nội
    dung nghiên cứu.
    6.Những đóng góp mới của luận án
    - Thứ nhất, luận án đi sâu làm rõ 6 công cụ chủ yếu nhất và thường
    được sử dụng trong điều hành CSTT ở hầu hết các nền kinh tế trên thế giới và
    một số công cụ khác. Với mỗi công cụ, luận án đi sâu phân tíchkhái niệm, nội
    dung, ưu điểm và nhược điểm. Ở một số công cụ, luận án còn phân tích cơ chế
    tác động trong điều hành chính sách tiền tệ.
    - Thứ hai, phân tích, đánh giá, làm sáng tỏ thêm từ việc sử dụng các công
    cụ điều hành CSTT của một số nước phát triển và đang phát triển, Luận án
    khẳng định, với mỗi quốc gia khác nhau, với các thể chế chính trị, trình độ phát
    triển, mức độ hội nhập có sự sử dụng linh hoạt các công cụ khác nhau trong điều
    hành CSTT, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho VN.
    - Thứ ba, phân tích rõ diễn biến sử dụng các công cụ CSTT trong các giai
    đoạn khác nhau, tập trung kể từ khi Việt Nam thực hiện các lộ trình mở cửa thị
    trường dịch vụ tài chính gia nhập WTO từ đầu năm 2007; cũng như gắn liền với
    các thời kỳ điều hành thắt chặt tiền tệ, thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, giai
    đoạn thực hiện CSTT mở rộng ưu tiên hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gắn
    liền với giai đoạn nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính
    toàn cầu và khủng hoảng nợ ở Châu Âu.
    - Thứ tư, đánh giá rõ những thành công, ưu điểm, kết quả đạt được, hạn
    chế, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong sử dụng từng công cụ điều
    hành chính sách thời gian qua, trong đó đi sâu công cụ lãi suất và tỷ giá; cũng
    như việc sử dụng các công cụ trực tiếp trongđiều hành CSTT những năm gần
    đây.
    - Thứ năm, làmrõ những điểm mới giữa Luật NHNN, Luật các TCTD năm
    2010 so với hai luật ngân hàng giai đoạn trước, làm nổi bật tính hội nhập thể
    hiện trong 2 luật đó liên quan trực tiếp đến các công cụ điều hành CSTT.
    - Thứ sáu, Trình bày các giải pháp nhằm hoàn thiện các công cụ điều hành
    CSTT trong điều kiện thực thi hai luật ngân hàng thời kỳ hội nhập gắn liền với
    những đánh giá của giai đoạn bắt đầu gia nhập WTO kể từ năm 2007 đến nay.
    - Thứ bảy, các đề xuất, kiến nghị kháccó liên quan tới việc hoàn thiện các
    công cụ điều hành CSTT trong điều kiện thực thi hai luật ngân hàng thời kỳ hội
    nhập, như đối với Quốc hội, Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước, các bộ ban ngành
    liên quan và một số định chế tài chính chủ chốt khác.
    7. Kết cấu của luận án
    Bao gồm lời nói đầu, ba chương, phần kết luận, danh mục các công trình
    nghiên cứu có liên quan đến luận án đã được công bố, danh mục tài liệu tham
    khảo, phụ lục. Nội dung chính bao gồm các chương cụ thể như sau:
    - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về các công cụ điều hành chính sách
    tiền tệ
    - Chương 2 : Thực trạng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ ở
    Việt Nam
    - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện các công cụ điều hành chính sách
    tiền tệ ở Việt Nam trong điều kiện thực thi luật ngân hàng thời kỳ hội nhập

    Chương 1:
    NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
    CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
    1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
    1.1.1. Khái niệm và hệ thống các mục tiêu chính sách tiền tệ
    1.1.1.1. Khái niệm
    Hoạt động của ngân hàng (NH)liên quan đến sự ổn định hay thay đổi của
    tiền tệ về lưu lượng, chi phí và giá trị, dẫn đến sự tác động vào giá cả hàng hóa
    và giá trị tài sản, thu nhập của ngườidân, làm chuyển biến mức sống của họ theo
    hai hướng: khó khăn, đắt đỏ hay thuận lợi, tiện nghi. Vì vậy, để đạt được sự biến
    động về đời sống và sinh hoạt kinh tế của cả cộng đồng, người ta có thể bắt đầu
    bằng tác động vào tiền tệ. Mối quan hệ đó đã làm cho những biến động về tiền tệ
    được gọi là “chính sách tiền tệ” (CSTT). Tùy theo trình độ phát triển kinh tế, thể
    chế chính trị và giác độ nghiên cứu, người ta phân biệt CSTT theo nghĩa rộng và
    theo nghĩa thông thường;CSTT củaNgân hàng Trung ương (NHTW)và CSTT
    quốc gia.
    CSTT theo nghĩa rộng là chính sách điều hành toàn bộ khối lượng tiền
    trong nền kinh tế nhằm phân bổ một cách hiệu quả nhất các nguồntài nguyên,
    thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, cân đối kinh tế trên cơ sở đó ổn định giá trị
    tiềntệquốc gia.
    CSTT theo nghĩa hẹp là chính sách đảm bảo sao cho khối lượng tiền cung
    ứng tăng thêmtrong một năm tương ứng với mục tiêutăng trưởng kinh tế và chỉ
    số lạm phát nhằm ổn định giá trị của tiềntệ, góp phần thực hiện các mục tiêu
    kinh tế vĩ mô.
    CSTT quốc gia là tổng thể các biện pháp của Nhà Nước pháp quyền nhằm
    cung ứng đầy đủ các phương tiện thanh toán cho nền kinh tế phát triển, trên cơ
    sở đó ổn định giá trị tiền tệ quốc gia.
    CSTT của NHTW là tổng thể các biện pháp mà NHTW sử dụng nhằm
    điều tiết khối lượng tiền tệ, tín dụng, góp phần đạt được các mục tiêu của chính
    sách kinh tế.
    Dù quan niệm theonghĩa nào, CSTT đều nhằm mục đích ổn định giá trị
    tiền tệ, góp phần thực hiện các mục tiêu của các chính sách kinh tế.CSTT là
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...