Nghiên cứu công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục trung học cơ sở ở tỉnh Điện Biên

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: V2012-20 (Đề tài Cấp Viện)
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Như Sang
    Các thành viên tham gia: Trương Khắc Chu; Kiều Thị Bích Thủy
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 8 năm 2012/ tháng 8 năm 2013

    2. Tính cấp thiết

    Phát triển giáo dục và thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục - đào tạo là cơ sở để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn vốn văn hoá cho đồng bào các dân tộc. CBXH trong giáo dục là việc đảm bảo cơ hội học tập, cơ hội đến trường cho tất cả mọi người, từ miền xuôi đến miền ngược, từ trẻ em bình thường đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hay thuộc diện chính sách được Nhà nước và cộng đồng tạo điều kiện, hỗ trợ để học tập.

    Thực trạng giáo dục ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay cũng như vấn đề thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục - đào tạo giữa các dân tộc có nhiều bất cập. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) đã khẳng định: “Chưa thực hiện tốt công bằng xã hội trong giáo dục. Con em gia đình nghèo gặp nhiều khó khăn khi muốn học lên cao. ở các trường đại học tỉ lệ sinh viên là con em gia đình nghèo, con em xuất thân công nông, nhất là nông dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số giảm dần”.
    Thực trạng giáo dục ở các vùng đồng bào DTTS hiện nay cũng như vấn đề thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục giữa các dân tộc ở tỉnh Điện Biên còn nhiều bất cập. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về CBXH trong giáo dục ở Việt Nam, nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề CBXH trong tiếp cận giáo dục ở Điện Biên.Với lý do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục THCS ở tỉnh Điện Biên”.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    - Đánh giá thực trạng CBXH trong tiếp cận giáo dục THCS ở tỉnh Điện Biên.
    - Đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao CBXH trong tiếp cận giáo dục ở vùng dân tộc.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Cơ sở lí luận và thực tiễn về tiếp cận CBXH trong giáo dục.
    - Thực trạng việc thực hiện CBXH trong tiếp cận giáo dục THCS ở Điện Biên.
    - Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện CBXH trong tiếp cận giáo dục THCS ở vùng DTTS.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Nghiên cứu chính sách và thực hiện chính sách; cơ hội tiếp cận với giáo dục giữa trẻ em trai và trẻ em gái, giữa các nhóm dân tộc và giữa các vùng miền.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Hồi cứu, nghiên cứu thực tiễn, thống kê toán học, phân tích, tổng hợp, chuyên gia

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương

    Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về tiếp cận công bằng xã hội trong giáo dục
    1.1 . Quan niệm về công bằng, công bằng xã hội
    1.2 . Công bằng xã hội trong giáo dục

    Chương 2: Thực trạng việc thực hiện công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục THCS ở Điện Biên
    2.1. Đặc điểm kinh tế- xã hội, văn hóa, giáo dục tỉnh Điện Biên
    2.2. Thực trạng thực hiện công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục THCS ở Điện Biên
    2.3. Đánh giá về công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục THCS ở Điện Biên

    Chương 3: Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục THCS ở vùng DTTS
    3.1. Tăng cường cơ sở vật chất
    3.2. Đầu tư ngân sách
    3.3. Giải pháp đối với giáo viên
    3.4. Ða dạng hóa loại hình giáo dục
    3.5. Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục
    3.6. Các giải pháp về khu vực, vùng miền
    3.7. Các giải pháp về giới

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Nhóm nghiên cứu đã làm rõ các khái niệm liên quan, đánh giá được thực trạng việc thực hiện CBXH trong tiếp cận giáo dục THCS ở Điện Biên-ưu điểm và tồn tại. Những việc đã làm được: 1/Khoảng cách về tiếp cận với giáo dục giữa các nhóm đối tượng đang được thu hẹp dần; 2/Khoảng cách chênh lệch về tiếp cận giáo dục giữa nông thôn và thành thị được rút ngắn nhanh trong những năm qua; 3/Sự chênh lệch giữa nam và nữ đang giảm dần. Bình đẳng giới ngày một tốt hơn; và 4/Mục tiêu về chất lượng và sự phù hợp. Tuy nhiên, một số tồn tại cần giải quyết là: khoảng cách về giới, giữa nông thôn và thành thị, giữa các nhóm thu nhập, giữa các nhóm dân tộc.

    Nhóm nghiên cứu đã phân tích các nguyên nhân của những tồn tại này là: có nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân cơ bản do tỷ lệ đói nghèo còn cao, nhận thức của đồng bào về vai trò của giáo dục còn chưa đúng, nguồn lực tài chính chưa đáp ứng nhu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh, . và đề xuất khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện CBXH trong tiếp cận giáo dục THCS ở vùng DTTS và ở Điện Biên.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục nói chung trong đó có giáo dục THCS là một mục tiêu phát triển quốc gia. Thực hiện mục tiêu này ở tỉnh Điện Biên trong hoàn cảnh kinh tế xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn. Trong những năm qua, công tác tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục THCS cho trẻ em tại tỉnh đã đạt được những thành tựu và kết quả đáng ghi nhận. Đã có một bước nhảy vọt về thu hẹp khoảng cách giữa các nhóm dân tộc, giữa các vùng miền, giữa em trai và em gái, giáo dục cho trẻ em nghèo tại tỉnh. Dần dần bắt kịp được với các khu vực khác có điều kiện thuận lợi hơn.

    Quy mô giáo dục được mở rộng; hệ thống trường lớp phát triển mạnh từng bước đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Vấn đề công bằng xã hội trong giáo dục được quan tâm và tỉnh đã có những chủ trương, chính sách thiết thực, cụ thể nhằm giải quyết vấn đề công bằng xã hội trong giáo dục nói chung, những người nghèo và đối tượng chính sách nói riêng.

    Để giảm bớt và từng bước xóa bỏ bất công bằng xã hội, tiến tới công bằng xã hội trong trong tiếp cận giáo dục THCS, Điện Biên cần tập trung giải quyết tốt các điều kiện đảm bảo thực hiện công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục THCS cụ thể như sau: 1/Tiếp tục củng cố hệ thống trường lớp ở vùng nông thôn và vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; 2/Đa dạng hóa các loại hình trường lớp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh; 3/Thực hiện chương trình, nội dụng, phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm nhận thức và điều kiện học tập của HS dân tộc; 4/ Tổ chức tốt các hình thức giáo dục nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; 5/Phát triển đội ngũ GV và cán bộ quản lý giáo dục, quan tâm đến đời sống của đội ngũ GV ở các vùng dân tộc; 6/Cần hỗ trợ đặc biệt để tạo điều kiện và nâng cao chất lượng đội ngũ GV.

    Chúng tôi cũng muốn được tiếp tục đầu tư nghiên cứu và có thêm nhiều người cùng quan tâm nghiên cứu, đề xuất giải pháp nhằm thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục cho mọi người dân ở Việt Nam vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.



    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...