Thạc Sĩ Nghiên cứu cơ sở xác định chu kỳ kinh doanh rừng trồng bạch đàn mô, hom làm nguyên liệu giấy

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1

    1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
    1.1. Cơ sở pháp lý
    - Căn cứ Hợp đồng số 083.09.RD/HĐ-KHCN ngày 04/03/2009 của Bộ
    công thương về Hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ sự nghiệp
    công nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
    - Căn cứ vào Quyết định số 15/VNC-QĐ-KHTH ngày 05/03/2009 về
    việc giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Viện
    trưởng Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy.
    1.2. Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1. Tính cấp thiết
    Bạch đàn là một trong những loài cây rừng chủ yếu ở nhiều nước trên
    toàn thế giới. Cho đến những năm 1990, diện tích đất trồng rừng đã tăng gấp
    5 lần với hơn 4 triệu ha rừng trồng trên 90 nước ngoài vùng phân bố tự nhiên
    của loài thực vật này (Hứa Vĩnh Tùng, Phạm Trọng Nhân).
    Tại vùng nguyên liệu giấy Trung tâm, Bạch đàn đã được trồng khảo
    nghiệm loài và xuất xứ từ khoảng những năm 1980, kết quả nghiên cứu đã
    xác định Bạch đàn urophylla xuất xứ Lewotobi và Egon thích hợp cho trồng
    rừng vùng này. Sau khi xác định được loài và xuất xứ thích hợp, công tác cải
    thiện giống đã được tiếp tục nhằm đưa ra các giống Bạch đàn có năng suất
    cao. Kết quả sau nhiều năm nghiên cứu, đến nay, vùng Trung tâm đã có được
    bộ giống Bạch đàn khá phong phú phục vụ trồng rừng sản xuất với khoảng
    hơn 10 giống, bao gồm các giống sản xuất và giống tiến bộ kĩ thuật (Huỳnh
    Đức Nhân, Nguyễn Quang Đức, Nguyễn Sĩ Huống, Nguyễn Đức Thế, 2007).
    Trồng rừng thâm canh trong những năm qua đã đưa năng suất rừng của
    Bạch đàn lên cao là một điều đáng khích lệ và tự hào với tất cả những người
    làm công tác trồng rừng, nhất là với những người trồng rừng nguyên liệu giấy.

    2

    Để giúp các nhà quản lý, các nhà sản xuất giấy nói riêng và những người sử
    dụng sản phẩm rừng nói chung có được những tiên lượng đúng đắn và cần
    thiết trong việc sử dụng các cây nguyên liệu, đồng thời để quá trình sản xuất
    kinh doanh diễn ra đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm, cần phải có những nghiên
    cứu cụ thể đánh giá tổng thể về năng suất rừng, giống, thành phần bột giấy .
    của các giống cây nguyên liệu đang được trồng rừng hiện nay.
    Khác với các ngành sản xuất khác, sản xuất lâm nghiệp có chu kỳ dài
    (thường là hàng chục đến hàng trăm năm). Vì vậy, việc xác định chu kỳ sản
    xuất nó là cơ sở hết sức quan trọng cho công tác kinh doanh rừng vì chỉ khi
    nào đứng trên quan điểm kinh tế và kỹ thuật xác định được thời điểm cây
    rừng và lâm phần đạt được số lượng cao nhất và chất lượng tốt nhất đáp ứng
    được yêu cầu về kinh tế thì kinh doanh mới có hiệu quả. Với rừng trồng Bạch
    đàn sản xuất chu kỳ kinh doanh 8 năm như hiện nay, có nhiều ý kiến cho
    rằng là dài với rừng nguyên liệu giấy. Theo quy cách gỗ nguyên liệu giấy
    trước đây, Bạch đàn có đường kính đầu nhỏ phải ≥ 6 cm đến nay quy cách gỗ
    Bạch đàn làm nguyên liệu giấy đầu giảm xuống đầu nhỏ ≥ 4 cm. Vì vậy, nên
    rút ngắn chu kỳ kinh doanh xuống để nhanh thu hồi vốn, giảm được lãi suất
    vay ngân hàng, hiệu quả kinh tế rừng trồng sẽ cao hơn. Như vậy, khai thác
    rừng trồng Bạch đàn mô, hom làm nguyên liệu giấy ở tuổi nào là có hiệu quả
    về kinh tế hiện nay, đó là vấn đề mà các cơ sở sản xuất đang rất quan tâm.
    Xuất phát từ những lý do trên đề tài “Nghiên cứu cơ sở xác định chu kỳ kinh
    doanh rừng trồng Bạch đàn mô, hom làm nguyên liệu giấy” được thực hiện
    trong năm 2009 nhằm góp phần giải quyết một số vấn đề đã được đề cập đến
    ở trên.
    1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu
    Xác định tuổi khai thác tối ưu về kinh tế đối với rừng trồng Bạch đàn
    mô, hom làm nguyên liệu giấy.

    3

    1.3. Địa điểm, đối tượng và nội dung nghiên cứu
    1.3.1. Địa điểm nghiên cứu
    - Vùng nguyên liệu giấy Trung tâm có tổng diện tích tự nhiên 672.498
    ha thuộc phạm vi hành chính của 5 tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái,
    Phú Thọ và Vĩnh Phúc, cách thủ đô Hà Nội 100 km về phía Tây Bắc; có toạ
    độ địa lý 21 o 00’ đến 22 o 25’ vĩ độ Bắc và 104 o 20’ đến 105 o 40’ kinh độ Đông.
    - Về địa hình, đây là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Tây Bắc
    và vùng đồng bằng Bắc Bộ, bao gồm địa hình đồi, núi thấp và núi trung bình.
    Địa hình chia cắt mạnh, độ dốc cục bộ lớn, thung lũng sâu tạo thành các kiểu
    địa hình khác nhau: Vùng núi thấp, vùng núi trung bình, vùng đồi
    - Về địa chất, theo tài liệu địa chất miền Bắc Việt Nam của Tổng cục
    địa chất, có thể xác định được nền địa chất - đá mẹ tạo nên nền đất cơ bản chủ yếu
    là các loại trầm tích cổ, gồm các loại đá Phiến thạch sét màu hồng và màu
    xám xen lẫn các loại đá Sa thạch mịn như Cát kết, Sỏi kết và một số loại Đá
    vôi.
    1.3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giống Bạch đàn urophylla trồng
    thuần loài đã được chọn tạo và sản xuất bằng công nghệ mô, hom.
    Đến nay, số lượng các giống Bạch đàn đã được công nhận để áp dụng
    cho sản xuất khá nhiều trong vùng, nhưng do cần phải có thêm thời gian để
    hoàn thiện các nghiên cứu ứng dụng như: khảo nghiêm mở rộng, hoàn thiện
    công nghệ nhân giống nên rừng trồng vào thời điểm hiện tại chủ yếu từ hai
    giống PN2 và U6. Căn cứ vào thực tế trồng rừng của hai giống hiện nay đề tài
    tiến hành chọn đối tượng nghiên cứu cho hai giống trên.
    Ngoài ra, yếu tố về tuổi rừng cũng cần được xác định cho phù hợp với
    yêu cầu thực tế của sản xuất kinh doanh. Độ tuổi được xác định để đánh giá là
    rừng trồng từ tuổi 5 đến tuổi 8, đây là các đối tượng rừng khép tán đã đi vào

    4

    ổn định sau thời gian chăm sóc của rừng non. Ở tuổi 8 cũng là thời điểm
    thành thục về công nghệ của rừng trồng nguyên liệu giấy nên sẽ được quan
    tâm nhiều hơn trong quá trình nghiên cứu.
    Kỹ thuật trồng rừng
    - Xử lý thực bì: Phát toàn diện theo lô, dọn sạch rồi đốt, thời gian xử lý
    trước khi cuốc 20 ngày đến 1 tháng.
    - Làm đất: Cuốc hố: Hố trồng được cuốc theo kích thước 40 x 40 x 40
    cm, hố được cuốc trước khi trồng 20 ngày đến 1 tháng. Lấp hố được tiến hành
    khi trồng từ 8 - 10 ngày
    - Bón phân: Phân bón lót NPK 10:5:5, bón 200g/hố đồng thời vào lúc
    lấp hố
    - Trồng rừng:
    + Trồng rừng thuần loại
    + Trồng bằng cây con có bầu
    + Cây con Bạch đàn được sản xuất bằng công nghệ mô, hom.
    + Thời vụ trồng rừng: Vụ xuân
    + Mật độ trồng: 1.111 cây/ha, cự ly hàng x hàng = 3m x 3m, cự
    ly cây x cây = 3m x 3m
    - Chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng: Thời gian chăm sóc: 3 năm 6 lần
    + Năm thứ nhất 3 lần,
    + Năm thứ hai 2 lần
    + Năm thứ ba 1 lần.
    1.3.3. Giới hạn nghiên cứu
    Theo Tổng Công ty giấy Việt Nam, Bạch đàn được trồng tập trung ở
    phía Nam vùng nguyên liệu giấy Trung tâm. Đặc điểm chung của khu vực

    5

    này chủ yếu là vùng đồi bát úp, có độ cao trung bình từ 50 - 200 m, độ dốc
    bình quân dưới 15 o . Đất chủ yếu thuộc nhóm F s (Feralit vàng đỏ phát triển
    trên đá Sét, Cuội kết); đất tầng mỏng, xấu, nghèo dinh dưỡng, thoái hoá nặng,
    có nhiều đá ong, đá sạn tạo thành lớp đất trai cứng rất khó canh tác. Lượng
    mưa bình quân từ 1.600 - 1.700 mm, nhiệt độ bình quân năm từ 23 - 24 o C.
    Các đơn vị kinh doanh rừng trồng điển hình tại khu vực này có Công ty lâm
    nghiệp Tam Thanh và Công ty lâm nghiệp Lập Thạch với diện tích rừng trồng
    Bạch đàn chiếm trên 90% tổng diện tích đất lâm nghiệp.
    Từ năm 2000 - 2004 rừng trồng Bạch đàn của các cơ sở sản xuất chủ
    yếu là hai giống PN2 và U6, việc đánh giá sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn
    tại khu vực này sẽ góp phần tích cực vào kinh doanh rừng nơi đây. Từ thực tế
    và yêu cầu đó, địa điểm nghiên cứu được đề tài giới hạn trong các diện tích
    rừng trồng Bạch đàn của Công ty lâm nghiệp Tam Thanh và Công ty lâm
    nghiệp Lập Thạch. Đây là hai Công ty có diện tích trồng Bạch đàn chủ yếu
    của Tổng công ty giấy Việt Nam hiện nay.
    1.3.4. Nội dung nghiên cứu
    - Đánh giá sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn mô, hom từ tuổi 5 - 8
    - Phân tích hàm lượng xenlulô, lignin theo các cấp tuổi
    - Xác định chu kỳ kinh doanh rừng trồng Bạch đàn làm nguyên liệu
    giấy có hiệu quả kinh tế cao.
    1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu
    1.4.1. Trên thế giới
    Bạch đàn là tên gọi chung của các loài thuộc chi Eucalypt, chúng có
    hơn 500 loài, phân bố tự nhiên chủ yếu ở Austrailia. Các loài Bạch đàn
    thường được sử dụng để lấy gỗ đóng đồ gia dụng, gỗ trụ mỏ, làm bột giấy, gỗ
    xây dựng, củi, than, lấy tinh dầu, mật, chất tanin, cây bóng mát và làm nhà.
    Công ty bột giấy Caima Bồ Đào Nha sử dụng E.globulus sản xuất bột sulfite

    6

    từ năm 1906. Đến năm 1990, Paoliello ước tính cả thế giới cần khoảng 9,8
    triệu tấn bột giấy, trong đó 42% là bột được sản xuất từ gỗ Bạch đàn (J.W.
    Turnbull, 1991). Những loài Bạch đàn được ưa chuộng làm giấy là
    E.camaldulensis, E.deglupta, E.grandis, E.regnan, E.urophylla và các giống
    lai E.alba x E.urophylla và E.grandis x E.urophylla.
    Do sự phong phú về loài, biên độ sinh thái rộng, sinh trưởng nhanh,
    năng suất cao, giá trị kinh tế lớn. Bạch đàn đã trở thành cây trồng của cả thế
    giới. Vì vậy trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về loài cây này:
    Theo tài liệu của Cosstalter và Martin. Bạch đàn phân bố tự nhiên ở Timor và
    các đảo khác ở phía đông quần đảo Inđonesia, vĩ độ 8 - 10 0 Nam. Khi dẫn
    giống loài cây này ra ngoài vùng phân bố tự nhiên, thấy chúng đặc biệt thích
    hợp với vùng vĩ độ thấp, có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm, hơi ẩm.
    Theo Eldridge (1993) các chương trình chọn giống đã bắt đầu ở nhiều
    nước và tập trung cho nhiều loài cây mọc nhanh khác nhau, trong đó có Bạch
    đàn. Braxin đã chọn cây trội và xây dựng vườn giống các loài E.maculata từ
    năm 1952; Mỹ bắt đầu với loài E. robusta vào năm 1966. Từ năm 1970 -
    1973, Úc đã tuyển chọn được 160 cây trội cho loài E.regnans và 170 cây trội
    có thân hình thẳng đẹp và tỉa cành tự nhiên tốt với loài E. grandis.
    Kết quả thử nghiệm ở Dongmen - Trung Quốc cho thấy E.urophylla
    cho sản lượng tương đối cao, Rừng được bón phân, sau 4 năm có thể đạt 78
    m3/ha. Dongmen và các vùng phụ cận có điều kiện lập địa tương tự với vùng
    nguyên liệu giấy Trung tâm (Simson, 1989). Nhiệt độ bình quân năm ở đây
    21,3 0 C, lượng mưa bình quân năm 1213 mm, độ cao bình quân 150m và nằm
    trong vùng vĩ tuyến 22 0 17 ’ - 22 0 30’.
    Nguyễn Luyện (1993), Các nghiên cứu được tiến hành tại các nước
    Camerun, Congo, Madagascar, các thử nghiệm cho thấy E.urophylla có sức
    sống mạnh, đặc biệt có những xuất xứ sau 3 năm đã cho sản lượng 33m-
    3 /ha/năm. Kết quả này so sánh với sự sinh trưởng ở vùng phân bố tự nhiên

    7

    cho thấy loài E.urophylla là loài có khả năng cho năng suất lớn nếu được
    trồng ở nơi thích hợp.
    1.4.2. Ở Việt Nam
    Trồng rừng tập trung theo hướng công nghiệp hóa, thâm canh cao với
    các loài cây mọc nhanh, năng suất cao đã và đang được khẳng định là một
    trong những hướng đi đúng đắn cho ngành lân nghiệp trên thế giới cũng như
    ở Việt Nam, nó thỏa mãn nhu cầu về nguyên liệu với khối lượng lớn, chất
    lượng cao cho các ngành công nghiệp như nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ, ván
    nhân tạo .nhưng lại giảm bớt thời gian trong một chu kỳ kinh doanh rừng và
    ít hủy hoại đến tính chất đất rừng, đến môi trường sinh thái. Do vậy, để đáp
    ứng nhu cầu về gỗ nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến bột giấy,
    ván nhân tạo chúng ta đang chú trọng phát triển trồng rừng theo hướng công
    nghiệp, chủ yếu là ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống kết hợp
    với các biện pháp kỹ thuật thâm canh để nâng cao năng suất rừng và hiệu quả
    kinh tế của rừng trồng.
    Bạch đàn được nhập vào trồng rải rác ở Việt Nam trước năm 1945. Từ
    giữa những năm 1960, một số loài như Bạch đàn trắng (E.camaldunensis),
    Bạch đàn liễu (E.exserta), Bạch đàn chanh (E.citriodora), Bạch đàn đỏ
    (E.robusta) đã được nhập hạt từ Trung Quốc để phát triển phong trào trồng
    cây trong nhân dân và trồng rừng ở các lâm trường quốc doanh (Nguyễn
    Hoàng Chương, 1998). Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về loài cây
    này từ khảo nghiệm, chọn giống, trồng rừng, điều tra sinh trưởng .
    Đối với vùng nguyên liệu giấy Trung tâm, để đáp ứng trồng rừng với
    quy mô lớn, nhiều giống Bạch đàn đã được nghiên cứu chọn tạo cùng với việc
    ứng dụng công nghệ nhân giống bằng mô hom đến nay nhiều giống đã cho
    năng suất cao và đã được Bộ NN&PTNT công nhận là giống quốc gia hay
    giống tiến bộ kỹ thuật như PN2, PN14, PN3d, PN47, PN46, PN21.

    8

    Một số công trình nghiên cứu điển hình có liên quan:
    - Tuổi khai thác rừng trồng Bạch đàn làm nguyên liệu giấy, Trần Hậu
    Huệ - Tạp chí LN 10/1994. Tác giả đã đề cập đến cây Bạch đàn E.camal làm
    nguyên liệu giấy ở Đồng Nai từ tuổi 1 đến tuổi 8, qua kết quả nghiên cứu cho
    thấy về tăng trưởng chỉ nhanh trong 3 năm đầu và khai thác Bạch đàn ở tuổi 3
    và tuổi 4 cho sản lượng bột giấy cao nhất.
    - Nghiên cứu ảnh hưởng của độ tuổi cây nguyên liệu giấy Bạch đàn và
    keo tai tượng tới tỷ trọng gỗ và kích thước xơ sợi, Báo cáo tổng kết đề tài cấp
    Bộ Công nghiệp, Nguyễn Thành Trung, Viện công nghiệp giấy - xenluylo, Hà
    Nội 12/2000.
    - Theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển rừng trồng Bạch đàn
    Eucalyptus urophylla từ cây mô, hom (Hoàng Ngọc Hải, Cấn Văn Thơ, 2003).
    - Điều tra đánh giá rừng trồng nguyên liệu giấy tại các lâm trường vùng
    Trung tâm Bắc bộ giai đoạn 2000 - 2004 (Viện nghiên cứu cây nguyên liệu
    giấy, 2006).
    - Xác định chu kỳ khai thác tối ưu về kinh tế của rừng keo lá tràm làm
    nguyên liệu giấy ở lâm trường Mã Đà và Trị An, tỉnh Đồng Nai, Phạm Thanh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...