Thạc Sĩ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để triển khai hoạt động thống kê khoa học

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/2/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để triển khai hoạt động thống kê khoa học và công nghệ theo nghị định số 30/2006/NĐ – CP

    Mục lục

    Mở đầu

    Chương 1. Những vấn đề chung

    1.1. Tổng quan về hoạt động thống kê KH&CN Việt Nam
    1.2. Nhu cầu thông tin thống kê KH&CN thời kỳ CNH-HĐH đất nước
    1.3. Hoạt động thống kê KH&CN của một số tổ chức và quốc gia trên thế giới. Kinh nghiệm cho Việt Nam

    Chương 2. nghiên cứu đề xuất hệ thống chỉ tiêu thống kê kH&CN chủ yếu

    2.1. Cơ sở lý luận và căn cứ thực tiễn xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê KH&CN
    2.2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê KH&CN chủ yếu

    Chương 3. Nghiên cứu đề xuất hệ thống phân loại thống kê KH&CN

    3.1. Tổng quan về khoa học phân loại
    3.2. Vai trò của phân loại trong thống kê KH&CN. Các dạng phân loại thống kê KH&CN
    3.3. Nghiên cứu, đề xuất Bảng phân loại lĩnh vực KH&CN
    3.4. Nghiên cứu, đề xuất Bảng phân loại mục tiêu KT-XH của hoạt động KH&CN
    3.5. Phân chia dạng tổ chức KH&CN
    3.6. Phân chia dạng hoạt động KH&CN
    3.7. Phân chia vòng đời công nghệ

    Chương 4. Nghiên cứu đề xuất phương án tổ chức hoạt động thống kê kH&CN theo tinh thần Nghị định số 30/2006/NĐ-CP

    4.1. Nghiên cứu đề xuất lộ trình triển khai Nghị định số 30/2006/NĐ-CP
    4.2. Nghiên cứu đề xuất phương án tổ chức bộ máythực hiện hoạt động thống kê KH&CN
    4.3. Nghiên cứu đề xuất quy trình và lược đồ thu thập, cung cấp số liệu thống kê KH&CN

    Kết luận và kiến nghị

    Tài liệu tham khảo

    Phụ lục


    Lời nói đầu
    Ngày nay, khoa học và công nghệ (KH&CN) ngày càng khẳng định vai trò tiên phong trong sự phát triển KT-XH của mỗi quốc gia. Trong các văn kiện của Đảng và các văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam, cùng với giáo dục và đào tạo, phát triển KH&CN luôn được coi là quốc sách hàng đầu.
    Quan điểm này đã được thể hiện rõ trong các văn kiện của Đảng, như: Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) về KH&CN, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (Khoá IX) về KH&CN và gần đây nhất, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định: “Phát triển mạnh, kết hợp chặt giữa hoạt động KH&CN với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức”; “Cùng với việc đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động KH&CN, Nhà nước tập trung đầu tư vào các chương trình nghiên cứu quốc gia, phấn đấu đạt trình độ khu vực và thế giới; xây dựng tiềm lực KH&CN cho một số lĩnh vực trọng điểm, công nghệ cao”. Đường lối, chính sách của Đảng về phát triển KH&CN đã được Chính phủ hiện thực hóa bằng các văn bản như: Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (Khoá IX) về KH&CN; Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2010 . Bên cạnh việc tạo ra hành lang pháp lý, Đảng và Nhà nước cũng đã chú trọng đầu tư cho KH&CN. Đây thực sự là động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của KH&CN Việt Nam.
    Trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đặc biệt là sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, để góp phần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành đối với sự phát triển của KH&CN, cần phải có những thông tin chính xác, tin cậy, đầy đủ và kịp thời về hiện trạng và trình độ của nền KH&CN hiện tại. Những thông tin này là cơ sở để hoạch định chiến lược, chính sách phát triển KH&CN phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước, thúc đẩy tiến trình hội nhập của KH&CN Việt Nam vào khu vực và quốc tế. Những thông tin này chỉ có thể có được từ hoạt động thống kê KH&CN. Hiện nay ở nước ta, hoạt động thống kê KH&CN mới chỉ giới hạn ở việc thu thập, tổng hợp một số chỉ tiêu thống kê về tiềm lực và hoạt động KH&CN. Những chỉ tiêu này cũng mới chỉ tồn tại dưới dạng phân tán, chắp vá, không đồng bộ và thiếu tính hệ thống, khi có, khi không. Trong khi đó, thực tiễn đòi hỏi hệ thống chỉ tiêu thống kê KH&CN, bộ phận cấu thành đặc biệt của hệ thống chỉ tiêu thống kê KT-XH, phải có tư cách độc lập và đầy đủ để thực hiện chức năng phản ánh, đánh giá một cách khoa học về hoạt động KH&CN của đất nước. Để làm được điều này, hoạt động thống kê KH&CN phải được tổ chức một cách bài bản, khoa học bên cạnh hoạt động thống kê KT-XH quốc gia. Nghị định số 30/2006/NĐ-CP ngày 29/3/2006 của Chính phủ về thống kê KH&CN ra đời, ngoài việc đảm bảo cơ sở pháp lý còn đặt ra các nhiệm vụ cấp bách nhằm xây dựng và hoàn thiện hoạt động thống kê KH&CN, phục vụ cho hoạch định chiến lược và chính sách phát triển KH&CN của đất nước.
    Đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để tổ chức triển khai hoạt động thống kê khoa học và công nghệ theo Nghị định số 30/2006/NĐ-CP” được hình thành từ thực tế cấp bách đó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...