Thạc Sĩ Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dân lậ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 3/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2013


    PHẦN MỞ ĐẦU 4
    1. Lý do chọn đề tài: .4
    2. Mục đích nghiên cứu: .7
    3. Nhiệm vụ của đề tài 7
    4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .7
    5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu .7
    6. Phương pháp nghiên cứu 8
    7. Giới hạn nghiên cứu 8
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN .9
    1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu .10
    1.2 Cơ sở lý luận .15
    1.3 Khung lý thuyết .26
    CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 29
    2.1 Giới thiệu mô hình trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc, Tp.HCM .29
    2.2 Thiết kế nghiên cứu 32

    CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC DÂN LẬP QUỐC TẾ VIỆT ÚC, TP. HỒ CHÍ MINH 34
    3.1 Bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường tiểu học của Việt Nam và một số điểm không phù hợp với trường dân lập quốc tế Việt Úc .34
    3.2 Các bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường tiểu học của một số tổ chức có uy tín trên thế giới 39
    3.3 So sánh bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường tiểu học của Việt Nam với các bộ tiêu chuẩn của các tổ chức uy tín trên thế giới. 47

    CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC DÂN LẬP QUỐC TẾ VIỆT ÚC, TP. HỒ CHÍ MINH 60
    4.1 Đề xuất bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục Trường tiểu họcdân lập quốc tế Việt Úc, Tp. HCM 60 4.2 Ý kiến của CBQL, giáo viên trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc và chuyên gia về Bộ tiêu chuẩn đề xuất .72 4.3 Nhận xét về bộ tiêu chuẩn đề xuất đánh giá CLGD trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc, Tp.HCM 75
    KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT và KHUYẾN NGHỊ 84
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC
    1) Bộ tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia – mức độ 2 của bộ GD&ĐT ban hành 90
    2) Bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường tư thục của Hội đồng giáo dục tư thục Singapo (CPE - EduTrust) 101
    3) Bộ tiêu chuẩn chất lượng dành cho trường học ở cấp độ cao của Hiệp hội các trường phổ thông và cao đẳng phía Nam (SACS) của Hoa Kì 107
    4) Bộ tiêu chuẩn cải tiến chất lượng nhà trường thông qua kiểm định của Hội đồng các trường quốc tế (CIS) 112
    5) Bảng hỏi phỏng vấn CBQL trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc 119
    6) Bảng xin ý kiến chuyên gia .121
    7) Bảng lấy ý kiến của CBQL trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc 123
    8) Bảng lấy ý kiến của giáo viên trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc 125
    9) Hệ thống chất lượng giáo dục tiểu học của Unicef tại Hàn Quốc 127

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Giáo dục có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Trong đó, giáo dục tiểu học là nền tảng của sự thành công của một xã hội (Unicef). Bậc tiểu học là một giai đoạn giáo dục có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì nó phải hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc trung học[5]. Nếu được giáo dục tốt ở bậc tiểu học, học sinh sẽ có nền tảng kiến thức, kĩ năng vững vàng sẵn sàng cho các thử thách học tập ở các cấp học sau và gặt hái được kết quả cao. Chính vì vậy mà chất lượng của giáo dục tiểu học cần phải đặc biệt quan tâm. Ở Việt Nam, giáo dục tiểu học không những là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ, các nhà giáo dục mà còn thu hút sự chú ý và đầu tư của công chúng. Để đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em và cũng nhằm thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục tiểu học của Đảng & Nhà nước, hệ thống trường, lớp được nâng cấp, xây dựng và mở rộng. Nhiều nghiên cứu về chương trình, sách giáo khoa, chất lượng giáo viên, chất lượng giáo dục đã được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng của giáo dục tiểu học.
    Những năm gần đây, bên cạnh hệ thống trường công lập, một số loại hình trường ngoài công lập ra đời và đã thực sự góp thêm tiếng nói trong hoạt động giáo dục của nước nhà, đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội, góp phần giảm tải sức ép lên hệ thống trường công lập. Các loại hình trường ngoài công lập gồm có trường dân lập và tư thục (Luật Giáo dục, 2005). Hệ thống phổ thông ngoài công lập với đặc điểm đa dạng và linh hoạt đã ra đời không ít trường quốc tế và trường song ngữ. Hiện tượng này đã tạo nên một cú hích tạo động lực cho hệ thống giáo dục công lập phát triển thêm các loại hình trường này (Vũ Khắc Chương, 2012)[2]. Mỗi loại hình trường sẽ có những đặc điểm riêng về cách thức tổ chức quản lý, chương trình giảng dạy, hoạt động dạy và học, các dịch vụ do nhà trường cung cấp. Đa phần các trường ngoài công lập thường đầu tư xây dựng trường lớp với phương tiện, đồ dùng dạy học khá hiện đại, số lượng học sinh ở mỗi lớp ít, các dịch vụ chăm sóc học sinh được quan tâm. Chương trình học và các hoạt động giáo dục của các trường này phần nào giúp cho học sinh Việt Nam có điều kiện tiếp cận sớm với nền giáo dục tiên tiến của thế giới (đặc biệt là các trường quốc tế). Vì vậy mà nhiều phụ huynh rất quan tâm và muốn chọn các trường ngoài công lập cho con em mình theo học. Tuy nhiên, với mức học phí cao hơn nhiều lần so với trường công lập nhưng chất lượng giáo dục thực chất của các trường này như thế nào thì chưa có cơ quan nào khẳng định chính thức là một điều làm cho các phụ huynh quan tâm lo lắng. Để kiểm soát và nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời giúp các bậc phụ huynh có được những thông tin hữu ích để chọn trường cho con em mình, công tác kiểm định chất lượng đã được bộ GD&ĐT lựa chọn như một biện pháp chính thức và đang từng bước triển khai công tác này ở các cấp học phổ thông, trong đó có cấp học tiểu học. Sau hàng loạt các nghiên cứu, năm 2007, bộ GD&ĐT đã ban hành Qui định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học. Từ năm 2007 tới nay, Bộ tiêu chuẩn này đã có nhiều điều chỉnh nhưng vẫn áp dụng chung cho các loại hình trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, và chưa có những hướng dẫn chi tiết để đánh giá từng loại trường cụ thể. Năm 2009, trên diễn đàn của ngành Giáo dục – Đào tạo Tp. Hồ Chí Minh, Trần Thanh Bình[1]cho rằng “Hoạt động KĐCLGD phổ thông tập trung ở quá trình tổ chức dạy học và ở đầu ra. Quá trình tổ chức dạy học bao giờ cũng là khâu phản ánh rõ tính chủ động, năng lực giáo dục của các trường. Ở KĐCLGD phổ thông, do có những trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số khó khăn, có những trường ở thành phố, đô thị lớn, điều kiện giáo dục thuận lợi hơn rất nhiều nên độ “lệch” trong nhiều trường hợp có thể là rất đáng kể”. Như vậy, căn cứ vào bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD áp dụng chung cho tất cả các trường tiểu học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, mỗi loại hình trường cần xây dựng cho mình một bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD riêng phù hợp với tình hình thực tế để có thể đánh giá chất lượng giáo dục của trường mình chính xác hơn.

    Trường dân lập quốc tế Việt Úc do người Việt Nam thành lập năm 2004 tại thành phố Hồ Chí Minh với 1 cơ sở dạy tiểu học. Với mục tiêu giáo dục là “phát triển học sinh toàn diện”, bên cạnh 2 chương trình chính là tiếng Việt do Bộ GD&ĐT ban hành và tiếng Anh ESL (tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2), Trường còn giảng dạy nhiều môn năng khiếu, trong đó có một số môn theo chương trình của nước ngoài như Science, Maths, ICT. Sau 8 năm thành lập, đến nay, hệ thống trường phát triển và mở rộng với 8 cơ sở giáo dục từ cấp mầm non đến trung học phổ thông, trong đó, giáo dục tiểu học chiếm 6 cơ sở trong toàn bộ hệ thống với gần 3.000 học sinh đang theo học. Với tốc độ phát triển và qui mô đào tạo như hiện nay, có thể nóiTrường dân lập quốc tế Việt Úc là một trường ngoài công lập điển hình tại thành phố Hồ Chí Minh.

    Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục cho trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc, thành phố Hồ Chí Minh được tiến hành nhằm tìm ra những điểm chưa phù hợp trong Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học do Bộ GD&ĐT ban hành đối với trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc, tham khảo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học của một số nước trên thế giới, từ cơ sở đó xây dựng Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục cho trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc, thành phố Hồ Chí Minh.
    Nghiên cứu này được thực hiện với kết quả kỳ vọng là Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do nghiên cứu này xây dựng được sẽ là công cụ giúp cho Trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc Tp. HCM tự đánh giá chất lượng giáo dục của trường mình, từ đó có những hoạt động để Trường đảm bảo và cải tiến chất lượng hơn nữa. Nghiên cứu sẽ là tài liệu hữu ích cho những nghiên cứu tiếp theo để xây dựng một bộ tiêu chuẩn có tính pháp lý để đánh giá chất lượng giáo dục của các trường tiểu học dân lập quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh, góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản qui phạm pháp luật và các hướng dẫn về công tác đánh giá và kiểm địnhh chất lượng giáo dục đối với từng loại trường, từng vùng miền cụ thể.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...