Thạc Sĩ Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng, thử nghiệm bộ chỉ thị sinh học phục vụ quan tr

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    2
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU .3
    I. Đánh giá chất lượng nước theo bộ chỉ thị sinh học từ các
    chương trình nghiên cứu đánh giá trong nước .4
    1. Đánh giá chất lượng nước ngọt ở Việt Nam 4
    1.1. Cơ sở đánh giá .4
    1.2. Kết quả nghiên cứu 5
    2. Nghiên cứu sử dụng động vật không xương sống cỡ lớn để đánh
    giá chất lượng nước trên 4 hệ thống kênh chính tạo thành phố Hồ
    Chí Minh . 6
    2.2. Kết quả khảo sát về thành phần ĐVKXS cỡ lớn 7
    3. Sử dụng động vật không xương sống cỡ lớn đánh giá chất lượng nước 8
    4. Quan trắc sinh học thủy vực dòng sông Đu sử dụng nhóm động vật
    không xương sống cỡ lớn .9
    5. Nghiên cứu thành phần sinh vật nổi tại các thủy vực trên địa bàn
    huyện Gia Lâm 10
    5.1. Các chỉ tiêu thủy lý-thủy hóa 10
    5.2. Thực vật nổi .10
    5.3. Động vật nổi .11
    II. Đánh giá chất lượng nước theo bộ chỉ thị sinh học khi áp dụng thử
    nghiệm quan trắc trên lưu vực sông Nhuệ Đáy năm 2009 13
    KẾT LUẬN .15 3
    MỞ ĐẦU

    Vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và vấn đề ô nhiễm môi trường
    nước nói riêng đang trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Vận dụng sáng
    tạo và phát triển các ý tưởng từ các nghiên cứu quốc tế, kết hợp với những
    kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn trong điều kiện môi trường nước ta, việc
    nghiên cứu sử dụng sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng môi trường nước
    cũng đã được tiến hành trong các năm gần đây và đạt được 1 số thành tựu
    nhất định.
    Việc áp dụng phương pháp sinh học trong đánh giá chất lượng nước
    ngày nay đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm và áp dụng. Tuy nhiên,
    sử dụng các chỉ thị sinh vật để quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường
    nước còn chưa được áp dụng nhiều ở nước ta. Hiện nay chưa có những tiêu
    chuẩn sinh học cụ thể hay các chỉ số sinh học đánh giá chất lượng nguồn
    nước mặt.
    Cần phải có những nghiên cứu trên nhiều khu vực để xây dựng một hệ
    thống chỉ số sinh học dùng để đánh giá chất lượng nước phù hợp cho từng
    vùng. Nhìn nhận môi trường thủy vực dưới góc độ sinh thái cũng như
    nghiên cứu sử dụng sinh vật chỉ thị môi trường mới chỉ bắt đầu để cập
    nhưng chưa được thực hiện đồng bộ trên quy mô lớn, và mới chỉ dừng ở
    mức đánh giá định tính. Vì vậy chưa có chỉ số riêng cho từng khu vực để
    đánh giá giám sát chất lượng thủy vực quốc gia.
    Đánh giá chất lượng nước lưu vực sông theo bộ chỉ thị sinh học đã
    được nghiên cứu và ứng dụng phổ biến ở Việt Nam những năm gần đây.
    Xem xét phương pháp nghiên cứu và số liệu thu được, đối chiếu các kết quả
    đánh giá các nghiên cứu; nhằm tiếp thu, thừa kế những thành tựu góp phần
    xây dựng bộ chỉ thị có tính ứng dụng phổ biến trên quy mô rộng lớn, phù
    hợp với các điều kiện lưu vực sông nước ta và tính chính xác cao về cả mặt
    định tính và định lượng. 4
    I. Đánh giá chất lượng nước theo bộ chỉ thị sinh học từ các chương
    trình nghiên cứu đánh giá trong nước
    1. Đánh giá chất lượng nước ngọt ở Việt Nam: do Nguyễn Xuân Quýnh,
    Steve Tilling, Clive pinder, cùng các cộng sự thực hiện từ 1997-2000
    Chính phủ Anh, Hội nghiên cứu Thực địa và Viện Sinh thái nước ngọt
    Anh quốc đã phối hợp với Khoa Sinh học- trường ĐH KHTN thực hiện
    Chương trình nghiên cứu “Bảo tồn đa dạng sinh học thông qua việc sử dụng
    ĐVKXS cỡ lớn làm sinh vật chỉ thị quan trắc và đánh giá chất lượng nước
    sông ở Việt nam”.
    1.1. Cơ sở đánh giá:
    Trên cơ sở nghiên cứu 10 năm, từ 1985 đến 1995, cùng với các dẫn liệu
    đã biết trước đây về các thủy vực có nước thải vùng hà nội, Nguyễn Xuân
    quýnh đã đề xuất một hệ thống phân loại độ nhiễm bẩn các thủy vực có nước
    thải ở Hà Nội dựa trên 1 số tiêu chí cơ bản về sinh học kèm theo những chỉ
    tiêu lý hóa học quy định sự có mặt hay vắng mặt 1 số loài hay nhóm loài
    ĐVKXS, được coi như SVCT, quy định số lượng và khối lượng của chungs
    ở những mức độ khác nhau. ĐVKXS thông qua các giá trị về sinh vật lượng,
    sự khác nhau về tính đa dạng, mức độ phong phú về thành phần loài chỉ thị
    tốt cho mức độ ô nhiễm các thủy vực trong mối tươgn quan nghịch. Tác giả
    cũng đưa ra 1 số nhận xét về mối liên quan giữa các mức độ ô nhiễm của
    thủy vực với 1 số chỉ tiêu thủy lý hóa học và sinh học như sau:
    - Mức độ ô nhiễm bẩn của thủy vực tăng lên, các giá trị BOD, COD
    tăng, hàm lượng oxy hòa tan giảm xuống, đồng thời thành phân loài
    và số lượng ĐVKXS giảm theo.
    - Ở các thủy vực bẩn ít, hàm lượng oxy hòa tan cao, COD và BOD còn
    thấp, thủy vực ở trong tình trạng giàu dinh dưỡng vừa phải, tạo điều
    kiện cho ĐVKXS phát triển tốt nhất, đặc biệt là sinh vật lượng. Ở các thủy vực đã bị nhiễm bẩn nặng, trong thành phần động vật nổi,
    Rotatoria bao giờ cũng chiếm ưu thế so với giáp xác nổi. Giáp xác nổi giảm
    sút nhiều ở thủy vực bẩn vừa loại α và hầu như mất hẳn ở các thủy vực rất
    bẩn. trong thành phần động vật đáy, ấu trùng Chironomidae chiếm ưu thế so
    với Oligochaeta ở thủy vực ít bẩn. Ở thủy vực bẩn vừa Oligochaeta và
    Chironomidae thay phiên nhau giữ vai trò ưu thế. Nhưng ở thủy vực bẩn vừa
    loại α Oligochaeta luôn chiếm ưu thế, còn ở thủy vực rất bẩn đã không còn
    gặp ấu trùng Mollusca và Chironomidae.
    1.2. Kết quả nghiên cứu:
    Khi thu thập mẫu ở các suối nhỏ chảy mạnh trên núi Tam Đảo, chảy
    chậm qua các đồng bằng xung quanh, cuối cùng đổ ra sông Cầu, nhận các
    nguồn ô nhiễm khác nhau từ các thành phố, thị trấn, các ngành công nghiệp
    cũng như nông nghiệp. Qua việc áp dụng hệ thống điểm BMWP Vietnam và
    điểm sinh học trung bình ASPT cho việc phân hạng chất lượng nước một số
    thuỷ vực nước chảy phía bắc Việt Nam, có một số nhận xét sau:
    ã Hầu hết các thuỷ vực sông suối miền núi đều có giá trị ASPT tương
    ứng từ mức Ô nhiễm nhẹ đến Khá ô nhiễm. Không có điểm khảo sát nào có
    môi trường nước đạt mức Không bị ô nhiễm (nước sạch). Trong khi đó, các
    kết quả phân tích môi trường nước thông qua các chỉ số thuỷ lý hoá chỉ danh
    ô nhiễm hữu cơ tại hầu hết các thuỷ vực ở đây cho thấy chất lượng nước đều
    dưới mức giới hạn cho phép nhiều lần theo tiêu chuẩn Việt Nam. Điều đó
    cho thấy các mức phân hạng môi trường nước các thuỷ vực sông suối theo
    hệ thống điểm BMWP có thể sử dụng để cảnh báo về chất lượng môi trường
    sinh thái thuỷ vực.
    Những ưu điểm của phương pháp sinh học trong đánh giá chất lượng
    nước:
    - Những quần xã sinh vật đóng vai trò như là những giám sát viên liên
    tục của nước thay cho việc lấy mẫu không liên tục để phân tích hóa học. tuy
    nhiên trong khung cảnh nhất định chất thải tuôn ra trong một thời gian ngắn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...