Thạc Sĩ Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng, thử nghiệm bộ chỉ thị sinh học phục vụ quan tr

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    2
    MỤC LỤC

    I. GIỚI THIỆU CHUNG . 3
    1. Địa điểm quan trắc 3
    1.1. Đặc điểm LVS Nhuệ - Đá . y3
    1.2. Vị trí các điểm quan trắc trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy . 3
    2. Thời gian quan trắc 4
    3. Các thông số được xem xét đánh giá . 5
    3.1. Các thông số lý hoá . 5
    3.2. Các chỉ thị sinh học . 7
    3.3. Phân tích tương quan . 7
    II. KẾT QUẢ ĐỐI CHIẾU 8
    1. Đánh giá chất lượng nước LVS Nhuệ - Đáy dựa trên thông số thủy hóa 8
    1.1. DO 8
    1.2. COD và BOD 5 . 11
    1.3. NH 4
    + (tính theo N) 15
    1.4. Tổng P 17
    2. Đánh giá chất lượng nước LVS Nhuệ - Đáy dựa trên các chỉ thị sinh học 19
    2.1. Động vật nổi – Zooplankton 19
    2.2. Thực vật nổi – Phytoplankton 26
    2.3. Động vật không xương sống đáy cỡ lớn (ĐVKXSĐCL) - Chỉ số ASPT 34
    3. Tương quan giữa kết quả thủy hóa và các chỉ thị quần xã . 37
    III. NHẬN XÉT 39
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
    PHỤ LỤC. THÀNH PHẦN CÁC LOÀI LƯU VỰC SÔNG NHUỆ - ĐÁY
    NĂM 2009 43I. GIỚI THIỆU CHUNG
    1. Địa điểm quan trắc
    1.1. Đặc điểm LVS Nhuệ - Đáy:
    Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy nằm ở hữu ngạn sông Hồng, thuộc phần Tây
    Nam của vùng đồng bằng Bắc Bộ, có toạ độ địa lý từ 20 0 - 21 0 20' vĩ độ Bắc và 105 0 -
    106 0 30' kinh độ Đông. Lưu vực có dạng hình nan quạt, trải dài qua năm tỉnh thành
    sau: Hoà Bình, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Tổng diện tích tự nhiên của
    toàn lưu vực là 7665 km 2 .
    Nước của lưu vực sông Nhuệ - Đáy được cung cấp chủ yếu từ sông Hồng, chiếm
    85-90% tổng lượng nước lưu vực. Chế độ dòng chảy của sông Nhuệ phụ thuộc nhiều
    vào chế độ đóng mở của các cống điều tiết: cống Liên Mạc (lấy nước sông Hồng),
    cống Thanh Liệt (lấy nước sông Tô Lịch) và một số cống trên trục về phía hạ lưu sông.
    Chế độ dòng chảy của sông Đáy chịu ảnh hưởng từ chế độ nước sông Hồng và chế độ
    triều Vịnh Bắc Bộ.
    Chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy hiện nay đang chịu tác động
    mạnh mẽ của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là từ hoạt động của các khu
    công nghiệp, làng nghề, khu khai thác và chế biến, các tụ điểm dân cư . Sự ra đời và
    phát triển của hàng loạt các khu công nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố, các hoạt động
    tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề, các xí nghiệp kinh tế quốc phòng cùng với
    các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, canh tác trên hành lang thoát lũ, chất
    thải bệnh viện, trường học . đã gây ra nhiều áp lực tác động xấu đến môi trường nói
    chung và môi trường nước nói riêng của lưu vực sông Nhuệ - Đáy.
    1.2. Vị trí các điểm quan trắc trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy:
    30 điểm dọc lưu vực sông Nhuệ - Đáy được lựa chọn để thử nghiệm việc áp
    dụng Bộ chỉ thị sinh học vào quan trắc đánh giá chất lượng nước sông. Cụ thể:
    Bảng 1. Danh sách các điểm quan trắc dọc lưu vực sông Nhuệ - Đáy
    STT Tên điểm lấy mẫu Ký hiệu mẫu Thuộc sông Thuộc huyện/ tỉnh
    1 Cống Liên Mạc NM 001 Nhuệ Từ Liêm, Hà Nội
    2 Phúc La NM 002 - nt - Thị xã Hà Đông, Hà Tây
    3 Cự Đà NM 003 - nt - Thanh Trì, Hà Nội
    4 Cầu Chiếc NM 004 - nt - Thường Tín, Hà Tây
    5 Đồng Quan NM 005 - nt - Phú Xuyên, Hà Tây
    6 Cống Thần NM 006 - nt - Phú Xuyên, Hà Tây
    7 Cống Nhật Tựu NM 007 - nt - Duy Tiên, Hà Nam
    8 Đò Kiều NM 008 - nt - Kim Bảng, Hà Nam
    9 Cầu Hồng Phú NM 009 - nt - Thị xã Phủ Lý, Hà Nam 4
    10 Cầu Mai Lĩnh NM 010 Đáy Hà Đông, Hà Tây
    11 Ba Thá NM 011 - nt - Mỹ Đức, Hà Tây
    12 Cầu Tế Tiêu NM 012 - nt - Mỹ Đức, Hà Tây
    13 Cầu Quế NM 013 - nt - Kim Bảng, Hà Nam
    14 Trạm Bơm Thanh Nộn NM 042 - nt - Kim Bảng, Hà Nam
    15 Cầu phao Kiện Khê NM 015 - nt - Thanh Liêm, Hà Nam
    16 Thanh Tân NM 016 - nt - Thanh Liêm, Hà Nam
    17 Trung Hiếu Hạ NM 017 - nt - Thanh Liêm, Hà Nam
    18 Xi măng Việt Trung NM 043 - nt - Thanh Liêm, Hà Nam
    19 Gián Khẩu NM 019 - nt - Gia Viễn, Ninh Bình
    20 Khánh Phú NM 020 - nt - Yên Khánh, Ninh Bình
    21 Yên Trị NM 034 - nt - Ý Yên, Nam Định
    22 Độc Bộ NM 021 - nt - Ý Yên, Nam Định
    23 Đò Mười NM 023 - nt - Nghĩa Hưng, Nam Định
    24 Thượng Kiệm NM 024 - nt - Kim Sơn, Ninh Bình
    25 Cửa Đáy NM 025 - nt - Kim Sơn, Ninh Bình
    26 Bến Đế NM 027 Sông Bôi Nho Quan, Ninh Bình
    27 Nho Quan NM 028 Hoàng Long Nho Quan, Ninh Bình
    28 Cầu Phủ Lý NM 030 Châu Giang Thị xã Phủ Lý, Hà Nam
    29 Đầm Tái NM 031 -nt- Bình Lục, Hà Nam
    30 Cầu Mới NM 036 Sông Tô Lịch Thah Xuân, Hà Nội
    2. Thời gian quan trắc
    Đánh giá các chỉ tiêu lý hóa và sinh vật trong nước lưu vực sông Nhuệ Đáy năm
    2009 dựa vào kết quả của Chương trình quan trắc thường xuyên (6 đợt) và kết quả của
    Chương trình quan trắc của Đề tài KHCN (4 đợt) theo bảng dưới đây.
    Bảng 2. Lịch trình quan trắc lưu vực sông Nhuệ - Đáy năm 2009
    Đợt Thời gian Ghi chú
    T3 21-31/03/2009 Chương trình QT thường xuyên
    T4 13-17/04/2009 Chương trình QT KHCN
    T5 11-19/05/2009 Chương trình QT thường xuyên
    T6 17-21/06/2009 Chương trình QT KHCN
    T7 18-24/07/2009 Chương trình QT thường xuyên
    T8 03-07/08/2009 Chương trình QT KHCN
    T9-1 28/08-06/09/2009 Chương trình QT thường xuyên
    T9-2 21-25/09/2009 Chương trình QT KHCN
    T10 07-15/10/2009 Chương trình QT thường xuyên 5
    T11 04-12/11/2009 Chương trình QT thường xuyên
    3. Các thông số được xem xét đánh giá
    3.1. Các thông số lý hoá
    3.1.1. Loại thông số
    Các thông số lý hóa quan trắc bao gồm: pH, Nhiệt độ (T0), Độ đục, Độ dẫn điện
    (EC), Tổng chất rắn hoà tan (TDS), Ôxy hoà tan (DO), Nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD 5 ),
    Nhu cầu ôxy hoá học (COD), Chất rắn lơ lửng (SS), Amôni (NH 4
    + ), Tổng Nitơ Keldan
    (TKN), Nitrat (NO 3
    - ), Nitrit (NO 2
    - ), Tổng Phốt pho (TP), Clorua (Cl - ), Sắt (Fe), Chì
    (Pb), Cadimi (Cd),S 2
    – , Tổng Coliform.
    Các thông số được lựa chọn để đánh giá chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ
    Đáy bao gồm: DO, COD, BOD 5 , NH 4
    + , tổng P. Đây là những thông số đặc trưng để
    đánh giá mức ô nhiễm hữu cơ của một dòng chảy.
    3.1.2. Phương pháp quan trắc
    3.1.2.1. Phương pháp lấy mẫu và đo đạc tại hiện trường
    Phương pháp lấy mẫu và đo đạc tại hiện trường, các dụng cụ lưu giữ mẫu, bảo
    quản mẫu, vận chuyển mẫu, tiếp nhận mẫu tuân thủ đúng theo hướng dẫn trong các
    TCVN tương ứng và dựa theo quy trình/quy phạm quan trắc và phân tích môi trường
    của Tổng cục Môi trường.
    Các thủ tục đảm bảo chất lượng lấy mẫu và đo đạc tại hiện trường được tuân thủ
    đúng theo hướng dẫn đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong
    quan trắc và phân tích môi trường của Tổng cục Môi trường.
    Dưới đây là một số phương pháp lấy mẫu và đo đạc ngoài hiện trường:
    ã Các yếu tố thuỷ văn được đo ngay tại hiện trường bằng các máy móc có độ
    chính xác cao
    ã Tại mỗi điểm quan trắc để đảm bảo tính đại diện cao và tiết kiệm các chi phí
    quan trắc, mỗi mẫu đều được lấy ở 3 tầng khác nhau theo mặt cắt thẳng đứng hoặc thu
    mẫu ở 3 vị trí khác nhau: Bờ trái, bờ phải và giữa dòng theo các mặt cắt ngang. Mẫu
    đem phân tích là mẫu trộn chung của 3 mẫu tại 3 vị trí nêu trên.
    ã Các chỉ tiêu hoá lý (DO, pH, nhiệt độ, độ đục, độ dẫn điện, độ mặn) được xác
    định ngay tại hiện trường bằng thiết bị đo nhanh. Các thông số còn lại được xác định
    bằng bằng cách thu mẫu và phân tích tại phòng thí nghiệm.
    ã Khi tiến hành quan trắc tại hiện trường có tiến hành lập hồ sơ mẫu như: Địa
    điểm lấy mẫu, ký hiệu mẫu, thời gian lấy mẫu, các thông số đo nhanh, phương thức lấy
    mẫu và bảo quản, các ghi chú nhận xét về nguồn lấy mẫu, điều kiện thời tiết, trạng thái
    màu nước .).

    3.1.2.2. Phương pháp đo đạc và phân tích
    Bảng 3. Thông tin về trang thiết bị, phương pháp quan trắc
    TT
    Thông số
    quan trắc
    Phương pháp quan
    trắc
    Mô tả phương
    pháp
    Trang thiết bị
    thực hiện
    Giới hạn
    phát hiện
    A. Lấy mẫu, đo, thử tại hiện trường
    1 pH
    TCVN 4559-1998;
    TCVN 6492:1999.
    Đo bằng máy đo Horiba U22XD
    2 Nhiệt độ TCVN 4557-1998. Máy đo Horiba U22XD 0 C
    3 Độ đục TCVN 6184-1996.
    Đo bằng máy đo độ
    đục với các thang
    đo NTU hoặc FTU
    Horiba U22XD NTU
    4 EC APHA 2510
    Đo bằng máy đo độ
    dẫn điện.
    Horiba U22XD S/m
    5 DO TCVN 7325:2004.
    Phương pháp đầu đo
    điện hóa
    Horiba U22XD mgO 2 /l
    B. Phân tích trong phòng thí nghiệm
    6 TSS APHA - 2540 B
    Phương pháp trọng
    lượng
    Cân 0,1 mg/l
    7 COD APHA-5220-D
    Phương pháp đun
    hồi lưu kín, so màu
    UV-Vis Optizen
    2120UV – Hàn
    Quốc
    5 mg/l
    8 BOD 5 APHA-5210-B
    Đo DO xác định
    BOD 5 ngày
    YSI-58 - Mỹ 1 mg/l
    9 NH 4
    + APHA-4500-NH 3 -F Phương pháp phenat
    UV-Vis Optizen
    2120UV – Hàn
    Quốc
    0,006 mg/l
    10 NO 2
    - APHA-4500NO 2 -B
    Phương pháp so
    màu
    UV-Vis Optizen
    2120UV – Hàn
    Quốc
    0,01 mg/l
    11 NO 3
    - EPA-352.1
    Phương pháp so
    màu
    UV-Vis Optizen
    2120UV – Hàn
    Quốc
    0,15 mg/l
    12 TP
    Phương pháp axit
    ascobic APHA-
    4500P
    Phương pháp so
    màu
    UV-Vis Optizen
    2120UV – Hàn
    Quốc
    0,02 mg/l
    13 Cl - APHA-4500Clo-B Chuẩn độ Brand - Đức
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...