Thạc Sĩ Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng, thử nghiệm bộ chỉ thị sinh học phục vụ quan tr

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    MỤC LỤC

    Trang
    I. MỞ ĐẦU 2
    II. NỘI DUNG .3
    II.1. XÁC ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT BỘ CHỈ THỊ SINH HỌC CHO HỆ SINH
    THÁI LƯU VỰC SÔNG NHUỆ ĐÁY 3
    II.1.1. Sử dụng động vật đáy cỡ lớn (Macrobenthos) để đánh giá nhanh chất
    lượng nước .4
    II.1.2. Sử dụng chỉ số đa dạng đánh giá chất lượng nước .5
    II.2. THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC LVS NHUỆ ĐÁY 7
    II.2.1. Xác định kiểu/loại quan trắc .8
    II.2.2. Ranh giới khu vực quan trắc .9
    III. Thành phần môi trường và thông số quan trắc . 10
    IV. Cấu trúc mạng lưới và các điểm quan trắc môi trường nước lưu vực sông
    Nhuệ - sông Đáy 12
    IV.1. Cấu trúc mạng lưới . 12
    IV.2. Các điểm quan trắc . 13
    IV.2.1. Số lượng các điểm quan trắc (bảng tổng hợp theo khu vực quan trắc)
    13
    IV.2.2. Thông tin về các điểm quan trắc 14
    IV.2.3. Sơ đồ các điểm quan trắc .28
    V. Thời gian và tần suất quan trắc 29
    VI. Phương pháp quan trắc . 29
    VI.1. Phương pháp lấy mẫu và đo đạc tại hiện trường 29
    VI.2. Phương pháp đo đạc và phân tích 30
    VII. Chế độ kiểm chuẩn thiết bị 32
    VIII. KẾT LUẬN 33 2
    I. MỞ ĐẦU
    Hoạt động quan trắc môi trường ở Việt Nam ngày càng tốt lên kể từ khi
    Luật Bảo vệ Môi trường được ban hành và áp dụng. Trong hoạt động quan trắc
    môi trường nói chung không chỉ có hoạt động của các trạm Quan trắc thuộc mạng
    lưới Quan trắc môi trường Quốc gia còn có các trạm thuộc các địa phương và
    một số ngành có liên quan khác.
    Trong thời gian qua, với nhiều nỗ lực và cố gắng, công tác bảo vệ môi
    trường ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống chính sách, cơ chế
    từng bước được xây dựng và hoàn thiện phục vụ ngày càng hiệu quả cho công tác
    bảo vệ môi trường và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Tài nguyên
    thiên nhiên đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
    của quốc gia. Thông tin, dữ liệu về tài nguyên và môi trường còn cung cấp cho
    các cơ quan quản lý nhà nước các cấp về thực trạng và diễn biến ô nhiễm của các
    thành phần môi trường, từ đó đề ra các biện pháp, chính sách giảm thiểu, xử lý ô
    nhiễm nhằm phục hồi môi trường.
    Các nghiên cứu đã cho thấy, sử dụng sinh vật chỉ thị đánh giá môi trường
    có thuận lợi, hiệu quả hơn so với phương pháp lý hoá học nhờ khai thác khả năng
    tích tụ các chất ô nhiễm trong cơ thể sinh vật và giá trị biểu thị tác động tổng hợp
    các yếu tố môi trường của sinh vật. Cho tới nay, nhiều nước trên thế giới đã xây
    dựng bộ chỉ thị sinh học riêng cho quốc gia để đánh giá chất lượi môi trường
    nước. Xuất phát từ tình hình thực tế, cần thiết phải xây dựng một bộ chỉ thi sinh
    học môi trường nước của Việt Nam
    Chuyên đề này sẽ đề cập đến việc thiết kế chương trình quan trắc môi
    trường nước lưu vực sông Nhuệ Đáy sử dụng bộ chỉ thị sinh học. 3
    II. NỘI DUNG
    II.1. XÁC ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT BỘ CHỈ THỊ SINH HỌC CHO HỆ SINH
    THÁI LƯU VỰC SÔNG NHUỆ ĐÁY
    Trong thực tế hiện nay, đã có những công tác thu thập sinh vật nổi, sinh vật
    đáy ở các trạm giám sát môi trường nước ở nước ta, tuy vậy, cần xác định bộ chỉ
    thị sinh học để sử dụng trong sinh giám sát chất lượng nước phù hợp với điều
    kiện sinh thái của thủy vực và thực tế của Việt Nam.
    Như vậy, để phù hợp với điều kiện thực tế, đặc biệt tính khả thi trong việc
    sử dụng các chỉ thị sinh học bao gồm cả chỉ số sinh học đánh giá chất lượng môi
    trường nước nói chung, môi trường nước của lưu vực sông Nhuệ Đáy nói riêng,
    có thể đề xuất những chỉ thị sinh học chỉ thị cho các kiểu ô nhiễm nước chính
    như sau:
    Chỉ thị ô nhiễm hữu cơ
    ã Nhóm sinh vật chỉ thị/quần xã sinh vật như Động vật KXS đáy cỡ lớn với
    bảng tính điểm BMWP để đánh giá nhanh chất lượng nước chảy một cách
    định lượng.
    ã Các chỉ số đa dạng (H’, D).
    ã Chỉ số sinh học tổ hợp IBI (tính riêng cho cá)
    Chỉ thị ô nhiễm kim loại nặng (Hg, Pb .)
    Thông qua phân tích sinh phẩm của:
    ã Nhóm trai sông họ Unionidae
    ã Nhóm rong
    Chỉ thị mức độ dinh dưỡng thủy vực
    ã Mật độ tảo lam tấm (Microcystic spp.) và tảo si líc (Melosira spp.)
    ã Nhóm trùng bánh xe (Rotatoria), tảo mắt (Euglenophyta). 4
    Ngoài ra, thời gian gần đây, trong dự án xây dựng bộ chỉ số đa dạng sinh
    vật cho Việt Nam, Mai Đình Yên (2007) đã xây dựng bộ chỉ số quan trắc đa dạng
    sinh học ĐNN nội địa bao gồm 15 chỉ số. Trong đó, có 2 chỉ số liên quan đến
    hính thái thuỷ vực, 3 chỉ số liên quan tới chỉ số đa dạng, 3 chỉ số liên quan tới cá
    và 4 chỉ số liên quan đến đa dạng thành phần loài động, thực vật bao gồm cả các
    nhóm sinh vật ngoại lai xâm hại.
    II.1.1. Sử dụng động vật đáy cỡ lớn (Macrobenthos) để đánh giá nhanh chất
    lượng nước
    Nhóm động vật đáy cỡ lớn từ lâu đã là đối tượng được nghiên cứu sử dụng
    trong sinh giám sát môi trường nước bởi đây là một nhóm đa dạng có chu kỳ
    sống khá lâu. Các loài động vật đáy sống tĩnh tại có phản ứng mạnh và thường có
    thể dự báo các ảnh hưởng đến môi trường. Nhóm động vật đáy cỡ lớn ở sông suối
    và hồ đã sớm được sử dụng trong sinh giám sát ô nhiễm hữu cơ. Trên cơ sở các
    nhóm động vật đáy, hệ thống tính điểm số BMWP (Biological Monitoring
    Working Party) (Armitage et al., 1983) đã được các nhà sinh thái học Anh sử
    dụng để tiêu chuẩn hoá việc đánh giá chất lượng nước. Hệ thống điểm BMWP
    đang hiện hành một số bảng tính điểm. Trong đó, có hệ áp dụng ở Anh (theo
    Armitage et al., 1983) gọi là hệ tính điểm BMWP Anh , một hệ khác được cải tiến
    và áp dụng ở Thái Lan (theo Stephan Mustow, 1997) gọi là hệ tính điểm BMWP
    Thái .
    Ở Việt Nam, trong khuôn khổ hợp tác giữa một số cơ sở nghiên cứu của
    Anh như Hội Nghiên cứu thực địa và Viện Sinh thái nước ngọt với Khoa Sinh
    học Đại học KHTN-Đại học Quốc gia Hà Nội, các nhà khoa học hai nước đang
    nghiên cứu, điều chỉnh hệ thống tính điểm BMWP phù hợp với Việt Nam. Tập
    hợp các hệ thống tính điểm đã có, hệ thống tính điểm BMWP Vietnam phù hợp với
    đặc điểm khu hệ ĐVKXS và điều kiện môi trường tự nhiên của Việt Nam đã
    được đề xuất và sử dụng thử để tính toán và phân hạng chất lượng nước trong
    một số đề tài. Hệ thống này sử dụng bậc phân loại (taxon) động vật đáy chỉ tới
    họ. 5
    II.1.2. Sử dụng chỉ số đa dạng đánh giá chất lượng nước
    Về lý thuyết, chỉ số đa dạng được xây dựng để đánh giá mức độ đa dạng
    thành phần loài của quần xã sinh vật. Ở góc độ sinh thái học, các mức độ đa dạng
    còn chịu tác động của điều kiện môi trường. Bởi vậy, các nhà chuyên môn đã xác
    định chất lượng môi trường gián tiếp theo chỉ số đa dạng. Tuy nhiên, tuỳ theo
    điều kiện thực tiễn, các bậc phân hạng môi trường theo chỉ số đa dạng của các
    quần xã sinh vật ở nước, ở trên cạn có thể là khác nhau. Trong đánh giá môi
    trường nước, Stau et all. (1970) đã đưa ra bảng so sách mức độ phân hạng môi
    trường nước theo chỉ số đa dạng.
    Để đánh giá tính đa dạng của một quần xã thuỷ sinh vật trong thiên nhiên,
    người ta thường dùng cách tính toán một số hệ số đa dạng sinh học dùng cho một
    số quần xã là đối tượng so sánh về tính đa dạng. Nguyên tắc của các phương pháp
    tính toán này dựa trên mối quan hệ giữa số loài và số cá thể có trong một quần xã
    thuỷ sinh vật, và theo qui luật tính đa dạng của quần xã thay đổi khi hệ sinh thái
    thuỷ vực có biến đổi, đặc biệt khi bị ô nhiễm.
    Ưu điểm của cách tính các hệ số này là dễ thực hiện, áp dụng được cho
    mọi loại thuỷ vực, mọi loại quần xã; không phụ thuộc vào vị trí địa lý, thành phần
    phân loại học. Mặt hạn chế của phương pháp này là chỉ áp dụng được cho một
    thuỷ vực có độ lớn nhất định, không cho biết được các thông tin về thành phần
    phân loại của loài do chỗ các loài có giá trị tính toán như nhau, và có hạn chế khi
    đánh giá mức độ biến đổi sinh thái của thuỷ vực vì ngay cả khi thuỷ vực ở tình
    trạng tự nhiên, tính đa dạng cũng có thể thay đổi do những nguyên nhân khác.
    6
    Hệ số Shannon-Weiner
    N
    Ni
    N
    Ni
    H
    s
    i
    ln
    1=
    ∑ ư = ′

    Hoặc
    N
    ni
    N
    ni
    H 2 lg ∑ư = ′
    S: Tổng số loài trong một mẫu thu
    Ni: Số cá thể của loài i trong mẫu thu
    N: Tổng số cá thể trong mẫu
    Hệ số Shannon H′ thường được dùng phổ biến trong việc đánh giá mức độ
    ô nhiễm một thuỷ vực căn cứ vào hiện trạng tính đa dạng của quần xã thuỷ sinh
    vật sống trong đó, theo một bảng tính sẵn, có gía trị từ H′>4.5 (rất sạch) tới
    H′ <1 (rất bẩn).
    Các hệ số có ý nghĩa tương tự với hệ số H′:
    Hệ số Margalef
    N
    S
    D
    ln

    =
    Trong đó: D là chỉ số đa dạng Margalef; S là tổng số loài trong mẫu; N là tổng số
    lượng cá thể trong mẫu.
    Hệ số Simpson
    )1 (
    )1 (
    ư
    ư
    ∑ =
    N N
    Ni Ni
    S
    S: Tổng số loài trong một mẫu thu
    Ni: Số cá thể của loài i trong mẫu thu
    N: Tổng số cá thể trong mẫu


    7
    Bảng 2. Xếp hạng chất lượng nước theo chỉ số đa dạng
    Chỉ số đa dạng Chất lượng nước
    < 1 Rất ô nhiễm
    1 - 2 Ô nhiễm
    > 2 - 3 Hơi ô nhiễm
    > 3 - 4,5 Sạch
    > 4,5 Rất sạch

    Nguồn : Stau et al., (1970).
    Đối tượng sử dụng để tính chỉ số đa dạng tùy theo điều kiện thực tế có thể lựa
    chọn:
    - Thực vật nổi;
    - Động vật nổi;
    -Động vật đáy (có thể bao gồm tôm, cua, trai, ốc, giun ít tơ, giun tròn tự do sống
    đáy .);
    -Cá
    II.2. THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC LVS NHUỆ ĐÁY
    Nguyên tắc thiết kế của chương trình
    - Phù hợp với các quy định trong các bộ luật: Luật Tài nguyên nước, Luật
    Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ rừng và các văn bản pháp quy hiện hành có liên
    quan.
    - Không tách rời Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, chiến lược quốc
    gia về tài nguyên nước và chiến lược phát triển KT - XH của các tỉnh thuộc lưu
    vực sông. 8
    - Đảm bảo tính hệ thống của môi trường nước trong lưu vực, không bị chia
    cắt bởi các ranh giới hành chính (nguyên tắc trực thuộc).
    - Đối tượng quan trắc ưu tiên tập trung vào các đoạn sông bị ô nhiễm, các
    dòng chính có ảnh hưởng trực tiếp và sâu rộng đến nhu cầu sử dụng nước cho các
    đối tượng dùng nước (nguyên tắc sàng lọc).
    - Đổi mới lộ trình thiết kế xây dựng Chương trình quan trắc theo hướng
    công khai, có sự tham gia của các địa phương nhằm đáp ứng kịp thời những đòi
    hỏi bức xúc của các địa phương (khách quan).
    - Tận dụng tối đa mạng lưới điểm quan trắc đã và đang được thực hiện trên
    lưu vực nhằm khai thác, kế thừa chuỗi số liệu quan trắc đã có (nguyên tắc kế
    thừa).
    - Chương trình có tính mềm dẻo, linh hoạt để có thể thích nghi với những
    yêu cầu mới, nhất là khi có những biến động phức tạp về môi trường ở lưu vực
    sông.
    Yêu cầu của chương trình
    - Đảm bảo tính khách quan và khoa học cao;
    - Đảm bảo thu thập đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin về tình hình
    chất lượng nước mặt của lưu vực sông;
    - Đảm bảo tính khả thi và phù hợp với nguồn lực sẵn có để triển khai thực
    hiện Chương trình một cách có hiệu quả;
    - Tuân thủ đúng các bước trong bản Hướng dẫn đảm bảo chất lượng và
    kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong quan trắc môi trường của Cục Bảo vệ môi
    trường, có bổ sung những điểm mới cho phù hợp với điều kiện thực tế của lưu
    vực sông.
    II.2.1. Xác định kiểu/loại quan trắc
    Tùy thuộc vào mục tiêu, cần xác định kiểu, loại quan trắc là quan trắc nền,
    quan trắc tác động hay quan trắc tuân thủ. Quan trắc môi trường nước mặt lưu
    vực sông Nhuệ - Đáy thuộc kiểu quan trắc tác động. 9
    II.2.2. Ranh giới khu vực quan trắc
    Lưu vực sông Nhuệ - Đáy nằm trong phạm vi toạ độ 20 0 ư 21 0 20' vĩ độ Bắc
    và 105 0 ư 106 0 30' kinh độ Đông. Các địa phận hành chính của các tỉnh nằm trong
    lưu vực quan trắc bao gồm:
    - Tỉnh Hoà Bình bao gồm các huyện: Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thuỷ và Yên
    Thuỷ.
    - Hà Nội bao gồm: huyện Từ Liêm, huyện Thanh Trì và các quận nội thành.
    - Tỉnh Hà Tây bao gồm: thị xã Hà Đông và các huyện: Đan Phượng, Hoài Đức,
    Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai, ứng Hoà, Chương Mỹ và Mỹ Đức.
    - Tỉnh Hà Nam bao gồm: thị xã Phủ Lý và các huyện Duy Tiên, Lý Nhân, Kim
    Bảng, Bình Lục và Thanh Liêm.
    - Tỉnh Nam Định bao gồm: thành phố Nam Định và các huyện: Nam Trực, Vụ
    Bản, Xuân Trường, Trực Ninh, Nghĩa Hưng, ý Yên, Giao Thủy và Hải Hậu.
    - Tỉnh Ninh Bình bao gồm: thị xã Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và các huyện: Gia
    Viễn, Nho Quan, Hoa Lư, Yên Khánh, Yên Mô và Kim Sơn.
    Quan trắc môi trường nước được thực hiện trên các sông chính và các
    nhánh sông lớn của lưu vực sông Nhuệ và sông Đáy, bao gồm:
    - Sông Nhuệ có chiều dài 72 km (từ Cống Liên Mạc đến cống Lương Cổ).
    - Sông Đáy từ Vân Cốc đến cửa sông Đáy dài tổng cộng 245 km.
    - Các sông trong nội thành Hà Nội: sông Tô Lịch có chiều dài khoảng 14,6 km;
    sông Lừ dài khoảng 5,6 km; sông Sét dài khoảng 5,9 km và sông Kim Ngưu dài
    khoảng 11,8 km.
    - Sông Thanh Hà có chiều dài 40 km (từ núi đá vôi Kim Bôi đến Đục Khê)
    - Sông Tích có chiều dài 110 km (bắt nguồn từ núi Tản Viên đổ vào sông Đáy tại
    Ba Thá).
    - Sông Hoàng Long có chiều dài dòng chính là 125 km. - Sông Châu Giang còn được gọi là sông Phủ Lý có chiều dài 27 km.
    - Sông Đào Nam Định có chiều dài khoảng 34 km (bắt nguồn từ sông Hồng phía
    Nam cầu Tân Đệ, qua TP. Nam Định gặp sông Đáy ở Hoàng Nam, huyện Nghĩa
    Hưng).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...