Thạc Sĩ Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng, thử nghiệm bộ chỉ thị sinh học phục vụ quan tr

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1


    LỰA CHỌN MỘT SỐ TIÊU CHÍ CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG
    BỘ CHỈ THỊ SINH HỌC PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN CÁC THỦY VỰC
    NƯỚC CHẢY Ở VIỆT NAM

    I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    I.1 Khuôn mẫu chỉ thị
    Không có khuôn mẫu cụ thể cho các chỉ thị môi trường. Tuỳ thuộc vào bối cảnh
    cụ thể, bất kì một số liệu nào, ví dụ như các dữ liệu đo đạc, dữ liệu “thô”, hay dữ liệu
    đã được xử lý theo các khác nhau và ở những cấp độ tổng hợp khác nhau, số lần vượt
    mức tiêu chuẩn cho phép, các chỉ số và các dữ liệu tương tự như vậy, đều có thể được
    sử dụng như các chỉ thị. Thậm chí có những trường hợp người ta còn áp dụng các chỉ
    thị định tính.
    Điều khiến các chỉ số, dữ liệu như vậy trở thành chỉ thị đó là khả năng mô tả
    một diễn biến có liên quan đến một vấn đề, làm sao để người sử dụng có khả năng
    đánh giá xem liệu diễn biến đó có phải là diễn biến như mong đợi hay không. Nếu
    không có khả năng này, các dữ liệu đó cũng sẽ chỉ là dữ liệu mà thôi. Như vậy, một
    kết quả đo đạc bất kì, về mặt nguyên tắc, có thể được sử dụng như một chỉ thị nếu có
    sự liên hệ giữa thông số đo đạc đó với một tiểu chuẩn môi trường về các mức độ tốt,
    xấu. Tuy nhiên, thông số đó có thể trở nên một chỉ thị với chất lượng thấp. Thường thì
    các chỉ thị là các hàm đơn giản hay phức tạp của các dữ liệu đo đạc đủ loại. Nói một
    cách khác, nếu như so sánh với mục đích của các thông số được đo đạc một cách trực
    tiếp, một chỉ thị phải có khả năng đại diện cho một hiện tượng mang tính tổng quát
    hơn. Mô hình trong Hình 1 có thể minh hoạ mối liên hệ giữa dữ liệu và các chỉ thị.

    Hình 1. Mô hình tháp dữ liệu và thông tin
    Mức độ diễn giải,
    phân tích và tổng
    hợp thông tin
    Chỉ số
    Chỉ thị
    Dữ liệu đã
    được xử lý
    Dữ liệu thô 2
    Lược giản và giảm bớt khối lượng thông tin là các bước rất cần thiết trong quá
    trình xây dựng chỉ thị. Mức độ lược giản khối lượng thông tin sẽ phụ thuộc vào các
    nhóm đối tượng sử dụng thông tin và mục tiêu phổ biển thông tin đối với từng chỉ thị
    cụ thể. Việc giới thiệu và phổ biến thông tin môi trường cho cộng đồng đòi hỏi phải
    có sự lược giản thông tin theo những khuôn mẫu nhất định để có thể truyền tải được
    thông tin ở dạng các “thông điệp” và phải phù hợp với trình độ hiểu biết của nhóm đối
    tượng đang nhắm tới.
    I.2 Phân loại chỉ thị
    Các chỉ thị mang tính mô tả
    Các chỉ thị mang tính mô tả thường mô tả tình huống thực về các vấn đề môi trường
    chính chẳng hạn như biến đổi khí hậu, mưa axit, ô nhiễm các chất độc hại và rác thải
    theo các cấp độ địa lý khác nhau mà ở cấp độ đó tự bản thân các vấn đề đã được biểu
    hiện. Chúng phản ánh thực trạng mà không cần phải có những thông tin tham khảo để
    chỉ ra tình trạng đó ở mức độ nào.
    Ví dụ trong hình 2 cho thấy nồng độ chlorophyll-a theo số liệu các trạm quan trắc ven
    biển miền Trung Việt nam. Số thể hiện trên biểu đồ là giá trị trung bình của 4 lần đo.









    Hình 2. Ví dụ về chỉ thị mô tả: nồng độ Chlorophyll-a đo tại các trạm quan trắc
    ven biển miền Trung
    Các chỉ thị đánh giá hoạt động
    Ngược với các chỉ thị mang tính mô tả, các chỉ thị ‘đánh giá hoạt động’ lại so sánh
    các điều kiện thực tế với một tập hợp các điều kiện tham khảo cụ thể khác. Chúng đo
    “khoảng cách” giữa tình trạng môi trường hiện tại và tình trạng mong muốn đạt tới
    (mục tiêu): “khoảng cách tới đích”. Các chỉ thị đánh giá hoạt động phù hợp trong

    Nång ®é Chlorophyll-a ®o t¹i c¸c tr¹m quan tr¾c miÒn Trung,
    2000-2003
    0
    2
    4
    6
    8
    10
    §Ìo Ngang §ång Híi Con Co ThuËn An §µ n½ng Dung QuÊt Sa Huúnh Quy Nh¬n
    Stations
    mg/m
    3
    Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 3
    trường hợp các nhóm hoặc cơ quan cụ thể nào đó phải chịu trách nhiệm về những
    biến động áp lực và hiện trạng môi trường. Hầu hết các nước và các tổ chức quốc tế
    hiện nay đều đang xây dựng các chỉ thị đánh giá hoạt động để theo dõi những tiến bộ
    đạt được đối với các mục tiêu về môi trường. Những chỉ thị đánh giá hoạt động này
    có thể liên quan tới các loại điều kiện/giá trị tham khảo khác nhau, ví dụ như:
    ã Các mục tiêu chính sách quốc gia;
    ã Các mục tiêu chính sách quốc tế được chính phủ các nước thừa nhận;
    ã Ước tính gần đúng mức độ bền vững.
    Các kiểu điều kiện tham khảo thứ nhất và thứ hai, các mục tiêu chính sách quốc gia và
    các mục tiêu đã được thống nhất ở cấp quốc tế (Các giá trị về mục tiêu chính sách
    hoặc viết tắt là PTV) rất ít khi phản ánh mối quan tâm về tính bền vững do chúng
    thường đạt được thông qua các đàm phán quốc tế và buộc phải xem xét và sửa đổi
    theo định kỳ nhất định.
    Một ví dụ về chỉ thị đánh giá hoạt động là việc so sánh với các tiêu chuẩn quốc gia. Ở
    Việt nam đã có các tiêu chuẩn như vậy cho một số trường hợp và các giá trị đo được
    tại các địa điểm như sông có thể được so sánh với các tiêu chuẩn này (hình 6). Một ví
    dụ khác là trường hợp đặt ra các mục tiêu, chỉ tiêu và sau đó so sánh các mục tiêu này
    với thực tế đạt được hoặc với dự báo. Ví dụ trong hình 7 cho thấy sức khoẻ cộng đồng
    thông qua việc cung cấp hố xí hợp vệ sinh. Chính phủ Việt nam đặt ra mục tiêu cho
    đến năm 2005, 50% dân số sẽ sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Hiện tại, số lượng hố xí hợp
    vệ sinh phân bổ không đều trong cả nước (xem hình 3). Do đó sẽ còn rất nhiều điều
    phải thực hiện để đạt được mục tiêu 50% nói trên.









    Hình 3: Diễn biến nồng độ BOD tại các con sông lớn ở Việt nam so với tiêu
    chuẩn Việt nam
    0
    5
    10
    15
    20
    25
    30
    35
    1996 1997 1998 1999 2000 2001
    mg/l
    Red River, Hanoi Cam River, Haiphong
    Huong River, Hue Saigon River. HCM City
    National standard= 4mg/l 4
    Các chỉ thị mang tính hiệu quả
    Cần phải lưu ý là một số chỉ thị phản ánh mối quan hệ giữa các yếu tố riêng
    biệt trong cả một chuỗi nguyên nhân. Những chỉ thị phù hợp nhất cho quá trình hoạch
    định chính sách thường là các chỉ thị liên quan đến áp lực môi trường do các hoạt
    động của con người gây ra. Các chỉ thị này thường giúp ta hiểu thấu đáo về hiệu quả
    của các sản phẩm và quy trình. Hiệu quả về mặt tài nguyên/nguồn lực đã sử dụng,
    lượng khí và rác thải phát thải trên mỗi đơn vị tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
    Bên cạnh các chỉ thị về hiệu quả chỉ liên quan đến 1 tham biến, hiện cũng đang
    tiến hành xây dựng các chỉ thị mang tính hiệu quả tổng hợp.
    Các chỉ thị đánh giá tổng hợp
    Cần phải có một số phép đo nhằm đánh giá tổng mức bền vững để có thể trả lời
    cho câu hỏi về vấn đề này, ví dụ một dạng “GDP xanh” như Chỉ số thịnh vượng kinh
    tế bền vững (ISEW). Các chỉ số được tính toán dựa theo các giả thiết ưu tiên là những
    ví dụ về các chỉ thị có khả năng diễn đạt những thông điệp phức tạp như “Xét một
    cách toàn diện thì liệu chúng ta có thịnh vượng hơn không?” Tuy nhiên rất khó xây
    dựng được các chỉ số loại này và quy trình xây dựng rất phức tạp.
    Một ví dụ của chỉ số này là Chỉ số bền vững môi trường (ISE) do trường đại
    học Yale và Columbia thiết lập. Chỉ số này đã được cập nhật vào năm 2005, được
    tổng hợp từ 76 chỉ thị khác nhau bao trùm các lĩnh vực môi trường, kinh tế và quản lý
    đặc biệt quản lý môi trường. Điểm tối đa của chỉ số này là 100 điểm. Năm 2005, Phần
    Lan là nước đạt chỉ số cao nhất với 75 điểm. Việt nam cũng đã được đưa vào danh
    sách các nước tính chỉ số. Việt nam đạt 42.3 điểm và đứng thứ 127 trong số 146 nước
    trong danh sách.
    Các chỉ thị đề mục
    Mục tiêu của các chỉ thị đề mục nhằm phổ biến kiến thức về tất các vấn đề môi
    trường hiện đang được coi là quan trọng nhất bằng cách sử dụng một số lượng hạn
    chế (5-20) các chỉ thị được lựa chọn và có tính tổng hợp cao. Từ “Đề mục” được lựa
    chọn nhằm mục đích cho thấy các chỉ thị này sẽ thể hiện những chủ đề được ưu tiên
    nhất và đang được quan tâm, giống như những hàng tít trên trang nhất các báo.
    Các chỉ thị đề mục lưu ý người đọc các xu hướng kinh tế, chính trị và môi
    trường chủ đạo. Các chỉ thị này nhấn mạnh các diễn biến có lợi cũng như những vấn
    đề còn tồn đọng, xem xét xu hướng ở mức chung đồng thời đi sâu phân tích một số
    yếu tố theo ngành. Bảng dưới đây cho thấy ví dụ về một bộ chỉ thị đề mục được xây
    dựng nhằm chuẩn bị cho các công tác về chỉ thị đề mục tại EU. Các chỉ thị đề mục
    trong trường hợp này không chỉ đề cập đến khía cạnh môi trường mà còn có các khía 5
    cạnh kinh tế-xã hội. Đối với môi trường, các chỉ thị được đề xuất chủ yếu là chỉ thị về
    động lực và áp lực. Điều này có thể phù hợp ở một khía cạnh nào đó. Tuy nhiên nếu
    xét đến công chúng là đối tượng tiếp nhận thông tin chính, thì sẽ hợp lý hơn nếu đưa
    vào các chỉ thị về hiện trạng hoặc tác động. Đồng thời, số lượng chỉ thị cũng cần phải
    được giới hạn với những chỉ thị được ưu tiên nhất.
    I.3 Mục đích và việc sử dụng bộ chỉ thị
    Khái niệm chỉ thị chỉ phù hợp trong mối tương quan với các mục đích cụ thể.
    Những ví dụ quan trọng về mục đích của chỉ thị môi trường là:
    Cung cấp thông tin, thông báo cho các chính trị gia, các nhà hoạch định chính sách
    và công chúng nói chung. Các chỉ thị cho ba mục đích sẽ thường là khác nhau. Để
    cung cấp thông tin cho các chính trị gia cần có chỉ thị đưa ra câu trả lời rõ ràng cho
    các chính sách. Các câu hỏi chính sách thường là: Vấn đề đang diễn biến ra sao? và
    tiến độ đạt được so với các mục tiêu đặt ra trong các chính sách có liên quan?
    Việc cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý môi
    trường cần bao gồm các khía cạnh sau:
    i. hiện trạng môi trường nói chung trong đó bao gồm tất cả các yếu tố DPSIR;
    ii. cảnh báo sớm, nhờ đó phát hiện kịp thời các vấn đề mới. Các câu hỏi đặt ra là:
    Tình trạng ô nhiễm đã đến mức báo động hay chưa? Các vấn đề môi trường
    trước đây chưa được quan tâm có ngày càng trở nên thiết yếu hay không?
    iii. tiến độ so với mục tiêu đặt ra; Có thực sự đạt được các mục tiêu về môi trường
    được đặt ra trong các chiến lược và kế hoạch hành động môi trường của chính
    phủ hay không, hay chúng ta có đang tiến dần đến các mục tiêu đó hay không?
    Việt nam đã phê chuẩn một số Hiệp định và Công ước quốc tế. Liệu chúng ta
    có đang thực hiện đúng theo những nghĩa vụ quốc tế này hay không?
    iv. tiến độ thực thi chính sách: Kết quả của các biện pháp và chính sách được thực
    hiện với mục tiêu giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể là gì?
    v. hiệu quả của chính sách: So sánh hiệu quả hoạt động môi trường của Việt nam
    với các nước khác là một trong những cách thể hiện hiệu quả của chính sách.
    Việc so sánh hiệu quả hoạt động về môi trường giữa các địa phương thậm chí
    còn hợp lý hơn. Sau khi tìm ra các nước/ các địa phương hoạt động hiệu quả
    hơn, tốt hơn, có thể rút ra các bài học kinh nghiệm từ các nước/ các địa phương
    đó.
    vi. quy hoạch và dự báo nói chung: Việt nam cần tăng trưởng kinh tế để nâng cao
    mức sống và phúc lợi cho người dân. Tuy nhiên, việc đạt được các mục tiêu về 6
    phát triển kinh tế liệu có ảnh hưởng đến tình hình môi trường? Để trả lời câu
    hỏi mấu chốt này, cần phải có các chỉ thị phù hợp mà đơn giản, có khả năng đại
    diện các khía cạnh quan trọng của các diễn biến môi trường có liên quan đến
    việc phát triển kinh tế.
    Việc cung cấp thông tin cho công chúng cần đảm bảo việc tiếp cận các thông
    tin môi trường và phục vụ cho mục đích nâng cao nhận thức và sự tham gia của công
    chúng.
    Hoạch định chính sách: bao gồm việc đặt ra các mục tiêu và chỉ tiêu, theo dõi các
    chiến lược và việc xây dựng chiến lược, thực hiện và đánh giá các chính sách. Công
    tác hoạch định chính sách có thể được các chỉ thị môi trường hỗ trợ. Mục tiêu của các
    chính sách môi trường cũng như các chính sách cho từng lĩnh vực chính sách cụ thể
    (nước, không khí .), các chiến lược, nghị định, nghị quyết, quyết định về môi
    trường . cần được đi kèm với các chỉ thị để có thể đánh giá chính sách. Các chỉ thị
    này cần được lựa chọn trong giai đoạn xây dựng chính sách và là một phần không thể
    thiếu của quyết định cuối cùng. Các chỉ thị cũng có thể hỗ trợ việc xây dựng chính
    sách thông qua việc cung cấp thông tin. Cần có các chỉ thị để theo dõi việc thực thi, để
    đánh giá chính sách và như vậy có thể cho thấy hiệu quả của chính sách môi trường
    Nâng cao nhận thức
    Các chỉ thị có thể phục vụ mục đích tuyên truyền thông tin ví dụ thông qua các
    chiến dịch, và theo cách này, các chỉ thị sẽ góp phần thay đổi hành vi con người theo
    cách có lợi cho môi trường. Ở đây, điều quan trọng là các chỉ thị phải đơn giản, rõ
    ràng và dễ cho thấy mối liên hệ nhân quả. Các chỉ thị có thể được coi như là các minh
    hoạ cho nội dung thông tin muốn chuyển tải. Cần có thông tin để tăng cường sự tham
    gia của công chúng và ở đây chỉ thị có thể phục vụ một mục đích quan trọng. Cụ thể,
    các chỉ thị có thể giúp nâng cao nhận thức nếu chúng có liên quan đến các hậu quả
    của suy thoái môi trường: các vấn đề về sức khoẻ con người, nguồn tài nguyên cho
    sinh kế của con người bị suy kiệt Việc theo dõi hiệu quả và lợi ích của việc cộng
    đồng tham gia bảo vệ môi trường có thể được thực hiện và quản lý thông qua việc xây
    dựng các chỉ thị về vấn đề này (các chỉ thị đáp ứng).
    Cần lưu ý rằng tuỳ thuộc vào bối cảnh cụ thể, một chỉ thị có thể phù hợp cho
    một số mục đích cùng một lúc.
    I.4 Chức năng của chỉ thị và chỉ số môi trường
    - Cho 1 cái nhìn tổng quan về sự tiến bộ
    - Tập trung vào sự chú ý của công chúng
    - Làm gia tăng sự quan tâm của lãnh đạo tới môi trường 7
    - Khuyến khích sự thay đổi hành vi, định hướng hành động
    - Khuyến khích tập trung vào sự phát triển bền vững hơn là vào tăng trưởng kinh
    tế thuần túy.
    - Hiệu quả thông tin: chúng giảm số lượng các chỉ số, thông số số mà cần có cho
    việc trình bầy hiện trạng môi trường một cách bình thường
    - Đơn giản hóa thông tin: chỉ thị và chỉ số môi trường làm đơn giản hóa quá trình
    giao tiếp thông tin và thông qua chúng, các kết quả đo lường được cung cấp cho
    người sử dụng.
    - Phòng ngừa: chỉ thị và chỉ số môi trường tóm lược hiện trạng môi trường và xã
    hội hiện tại nhằn cho các tín hiệu về sự thay đổi các tình trạng môi trường
    - Quyết định: chỉ thị và chỉ thị môi trường đưa ra sự hướng dẫn hiệu quả để hoạch
    định 1 môi trường bền vững trong tương lai.
    I.5 Các khía cạnh liên quan đến chất lượng chỉ thị
    Tính phù hợp
    Khía cạnh này hiển nhiên đến mức có lúc bị bỏ qua. Tuy nhiên, đây lại là khía
    cạnh quan trọng nhất. Nếu bạn thấy một chỉ thị cụ thể không phù hợp, không giúp đưa
    ra câu trả lời cho một câu hỏi cụ thể, thì bạn không cần phải tiếp tục xét đến các khía
    cạnh chất lượng khác, bạn có thể bác bỏ chỉ thị đó ngay lập tức.
    Tính chính xác
    Một chỉ thị cần phải chính xác, có nghĩa là phải có khả năng xác định một cách
    rõ ràng giá trị chỉ thị từ các dữ liệu tạo nên chỉ thị. Có những lúc cần dựa trên các
    phán đoán và ước tính. Trong những trường hợp như vậy, cần nêu rõ các giả định cho
    các phán đoán này. Cũng cần nêu rõ ý nghĩa của các giả định để có thể diễn giải các
    giá trị của chị thị.
    Có thể so sánh
    Cần có khả năng xác định chính xác thành phần chỉ thị. Nếu không thể xác
    định rõ ràng và chính xác, sẽ không thể so sánh một cách thấu đáo các chỉ thị có liên
    quan đến các quốc gia, các địa phương, v v khác nhau. Việc không thể xác định rõ
    ràng và chính xác thành phần chỉ thị cũng có thể gây nên các rắc rối khi so sánh các
    giá trị chỉ thị theo thời gian.
    Có những trường hợp sẽ cần phải “định nghĩa lại” một chỉ thị. Trong những
    trường hợp như vậy, định nghĩa mới cũng như sự khác nhau giữa định nghĩa mới và
    định nghĩa trước đây cũng phải thật chính xác. Trong trường hợp có các giá trị biến 8
    thiên theo thời gian của chỉ thị, ảnh hưởng của việc định nghĩa lại đối với việc diễn
    giải các giá trị theo thời gian của chỉ thị cần được giải thích cụ thể.
    Tính nhất quán
    Cần xác định rõ ràng mối liên hệ giữa việc xây dựng các giá trị chỉ thị và
    những diễn biến trên thực tế mà chỉ thị đó được xây dựng để giám sát. Nói một cách
    khác: mỗi khi giá trị chỉ thị tăng lên, phải có thể diễn giải sự gia tăng đó theo cùng
    một cách: có nghĩa là sự tăng lên đó luôn thể hiện một tình hình hoặc xấu đi, hoặc tốt
    hơn.
    Khả năng đáp ứng
    Một chỉ thị phải có tính phản ứng cao đối với diễn biến mà chỉ thị đó được
    dùng để đo lường. Điều này ít nhiều có liên quan đến kích thước mẫu và tính đại diện
    của mẫu dữ liệu tạo nên chỉ thị.
    Tính liên tục
    Chỉ thị cần phải được cập nhật đều đặn để nó có giá trị như là một chỉ thị.
    Tính sẵn có
    Việc thu thập các dữ liệu tạo nên chỉ thị cần phải khả thi về mặt kỹ thuật cũng
    như về mặt tài chính. Cần phải luôn so sánh tầm quan trọng của thông tin mà một chỉ
    thị có thể cung cấp (nếu đạt được tiêu chuẩn về chất lượng) với chi phí thu thập các
    dữ liệu cần thiết để xây dựng chỉ thị đó.
    II. CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG NÓI CHUNG
    Có một điều khá rõ ràng là càng áp dụng nhiều chỉ thị (đạt tiêu chuẩn về chất
    lượng), càng có thể mô tả một cách cụ thể các diễn biến môi trường. Tuy nhiên, cũng
    rõ ràng là tuỳ thuộc vào từng bối cảnh cụ thể, việc có quá nhiều các chỉ thị có thể làm
    rối bức tranh về hiện trạng môi trường trong khi có thể cái đang cần lại là một cái
    nhìn tổng thể. Một nhà quyết sách ở tầm quốc gia (ví dụ như ở Quốc hội) có thể sẽ chỉ
    cần một hay một vài chỉ thị đại diện cho một lĩnh vực môi trường, trong khi đó các cá
    nhân đang phải xử lý các vấn đề cụ thể hơn, đang phải thực thi hay đánh giá các chính
    sách, các biện pháp, có thể sẽ cần một số lượng các chỉ thị lớn hơn rất nhiều. Tương
    tự như vậy, đối với công tác nâng cao nhận thức cộng đồng, một bộ chỉ thị khác, một
    số lượng chỉ thị khác có thể sẽ phù hợp hơn. Tuy nhiên, do các chỉ thị khá tốn kém,
    nên sẽ phải có thứ tự ưu tiên. Trong trường hợp như vậy, những ưu tiên trong các
    chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia sẽ là kim chỉ nam. Trong các lĩnh vực
    được ưu tiên, cần ưu tiên xây dựng các chỉ thị có khả năng phục vụ nhiều mục đích
    thông tin nhất. Trong quá trình xây dựng bộ chỉ thị, cần đạt được sự cân bằng giữa
    chất lượng chỉ thị cao và khả năng phục vụ nhiều mục đích thông tin của chỉ thị. Do đó, cần phải xem xét tính sẵn có hiện thời của dữ liệu phục vụ chỉ thị cũng như các
    yếu tố kỹ thuật, tài chính trong việc xây dựng chỉ thị. Mô hình DPSIR có thể giúp
    phục vụ cho việc lựa chọn được các chỉ thị hợp lý.
    Trong quá trình đánh giá tính hữu dụng của các chỉ thị hiện tại và rộng hơn nữa
    là trong quá trình xác định các chỉ thị phù hợp và khả thi, lấy nhu cầu của người sử
    dụng với cương vị là nhà quản lý môi trường làm xuất phát điểm, có thể cách tiếp cận
    dưới đây sẽ giúp ích:
    ã Trong lĩnh vực môi trường đang đề cập tới, xác định các vấn đề và/hoặc các đặc
    tính quan trọng nhất.
    ã Xác định mục đích thông tin đầu tiên cần có từ chỉ thị.
    ã Sử dụng mô hình DPSIR nhằm hỗ trợ cho việc xác định những chỉ thị mang tính
    chiến lược nhất (với một số lượng ít nhất các chỉ thị có thể phục vụ nhiều nhất các
    mục đích thông tin) để đạt được các mục đích thông tin trên. Để hỗ trợ cho quá
    trình này, có thể đặt ra bốn câu hỏi chung sau: i) Vấn đề đang diễn biến như thế
    nào? (có liên quan đến các chỉ thị về hiện trạng); ii) Các ngành/ tác nhân/ quy trình
    đang đóng vai trò như thế nào? (liên quan đến các chỉ thị về áp lực); iii) Các tác
    động đang diễn biến như thế nào? (liên quan đến các chỉ thị về tác động); iv) tính
    hiệu quả của các biện pháp đáp ứng? (liên quan đến các chỉ thị về đáp ứng).
    ã Kiểm tra lại tính sẵn có cuả các dữ liệu hiện tại và xem xét các khía cạnh liên quan
    đến chất lượng chỉ thị.
    ã Nếu cần, kiểm tra các khả năng cải thiện tính sẵn có của dữ liệu: các khả năng
    trước mắt cũng như trong thời gian ngắn hạn.
    ã Lựa chọn các chỉ thị.
    Tiếp theo đó, quy trình lựa chọn có thể được tiến hành theo những tiêu chí lựa chọn
    chung sau, các tiêu chí này là kết quả của việc xem xét các vấn đề trong chương III về
    mục đích chỉ thị và các khía cạnh liên quan đến chất lượng chỉ thị:
    1.Tính phù hợp với chính sách: được kiểm nghiệm qua việc xem xét tham khảo các
    văn bản chính sách, các kế hoạch, luật định, v v .
    2.Giám sát tiến độ so với mục tiêu đề ra: được kiểm nghiệm thông qua các thông tin
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...