Thạc Sĩ Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng, thử nghiệm bộ chỉ thị sinh học phục vụ quan tr

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    - 1 -

    MỞ ĐẦU

    Trên thế giới, việc ứng dụng sinh vật làm chỉ thị trong quan trắc nhằm đánh
    giá chất lượng môi trường đã trở thành hoạt động quen thuộc và phổ biến rộng rãi ở
    nhiều quốc gia phát triển. Các hệ thống quan trắc sinh học được thực hiện như
    chuẩn quốc gia cho quan trắc chất lượng nước ở rất nhiều nước phương tây. Quan
    trắc chất lượng sông bằng sinh vật chỉ thị góp phần đánh giá một cách toàn diện bổ
    sung cho các kết quả quan trắc lý - hóa học trước đây. Cho tới nay đã có khoảng 50
    phương pháp sinh học được áp dụng để đánh giá chất lượng nước mặt các sông.
    Ở Việt Nam, nghiên cứu sử dụng sinh vật chỉ thị đánh giá môi trường
    sông/suối mới được tiến hành trong những năm gần đây nhưng chưa được thực hiện
    một cách đồng bộ. Phần lớn các nghiên cứu mới dừng ở bước thử nghiệm trên một
    số điểm nhất định và chỉ tập trung vào các thủy vực nước ngọt nội địa. Các kết quả
    nghiên cứu chưa được ứng dụng rộng rãi. Vì vậy tuy đã có một số các công trình
    nghiên cứu cho kết quả khả quan nhưng ở nước ta vẫn chưa xây dựng được một bộ
    chỉ số sinh học riêng cho các dạng thủy vực khác nhau (suối, lưu vực sông, cửa
    sông, vùng ven biển, biển), phù hợp với đặc tính các thuỷ vực nước chảy của Việt
    Nam để ứng dụng trong công tác quan trắc và giám sát chất lượng môi trường.
    Vì vậy việc nghiên cứu mối quan hệ giữa quan trắc môi trường và vai trò của
    các yếu tố sinh học ứng dụng trong sinh quan trắc là rất cần thiết. Các kết quả sẽ
    góp phần định hình được nhu cầu và hướng tiếp cận, xây dựng các chỉ thị sinh học
    có khả năng đánh giá hiện trạng môi trường các hệ sinh thái môi trường nói chung
    và các hệ sinh thái nước chảy nói riêng ở nước ta.
    Bài viết tập trung vào những liên hệ của sinh vật chỉ thị phổ biến với những
    tính chất lý hóa của môi trường, sự ràng buộc trong nghiên cứu giữa các chỉ thị sinh
    học và phân tích điều kiện môi trường để đưa ra kết quả chính xác về trạng thái sinh
    học của thủy vực (sông), từ đó có cơ sở đề ra những biện pháp phù hợp để cải tạo và
    ngăn chặn các tác động bất lợi cho môi trường. - 2 -

    I. QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
    I.1. Khái niệm
    Quan trắc môi trường là một quá trình có mục tiêu xác định các xu hướng
    liên tục, đồng bộ và có quy luật về diễn biến môi trường, giúp đo đạc và ghi nhận
    tức thời hiện trạng môi trường.
    Quan trắc môi trường là việc theo dõi thường xuyên chất lượng môi trường
    với trọng tâm, trọng điểm hợp lý nhằm phục vụ các hoạt động bảo vệ môi trường và
    phát triển bền vững.
    Nội dung chủ yếu Quan trắc môi trường là lấy mẫu lặp lại, đo đạc các chỉ số,
    ghi nhận, theo dõi, kiểm soát, các thay đổi về chất và lượng của các thành phần môi
    trường (nước, sinh vật, không khí, đất ) và so sánh với sự biến thiên tự nhiên của
    thủy vực. Công tác quan trắc môi trường được thực hiện theo tần số và theo mạng l-
    ưới điểm quan trắc môi trường sẽ tạo công cụ hữu hiệu trong việc nghiên cứu các
    diễn biến về môi trường theo thời gian, là cơ sở khoa học để kiểm soát chất lượng
    môi trường, đặc biệt là những biến đổi có tính quy luật, nhưng phải dựa trên tiêu
    chuẩn đảm bảo kiểm soát được chất lượng thủy vực.
    I.2. Vai trò của quan trắc môi trường
    Quan trắc môi trường là một hoạt động triển khai thường xuyên, định kỳ và
    theo chương trình quan trắc được thiết kế trước. Quan trắc môi trường thực hiện
    chức năng điều chỉnh và kiểm soát các nguồn ô nhiễm phát sinh trong hoạt động
    sinh hoạt và sản xuất của con người. Vai trò chủ yếu của hoạt động quan trắc môi
    trường là:
    - Nghiên cứu mối quan hệ giữa chất ô nhiễm môi trường với các thành phần
    môi trường, tác động của ô nhiễm môi trường đến con người và môi trường sống
    xung quanh.
    - Phân loại chất lượng môi trường thủy vực, xác định khi nào môi trường
    đang chịu các tác động biến đổi, biến đổi (ÔN) đến mức nào và các dấu hiệu của sự
    phục hồi chất lượng thủy vực.
    - Định hướng nguyên nhân gây ô nhiễm thủy vực, hay quan trắc các tác động
    từ những hành vi con người.
    - Đánh giá sự cần thiết kiểm soát đối với việc phát thải một số chất ô nhiễm
    nhất định, đặc biệt là kiểm soát các sản phẩm sinh ra ô nhiễm. - 3 -

    - Tạo cơ sở dữ liệu môi trường làm căn cứ cho công tác bảo vệ môi trường
    và ra các quyết định đúng đắn, kịp thời, góp phần thiết kế các chương trình phát
    triển bền vững trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý, song song hoạt
    động phát triển và bảo vệ môi trường. Đưa ra các tiêu chuẩn xả thải cho phép.
    - Dự báo những biến đổi môi trường làm tiền đề cho việc lập quy hoạch và
    điều chỉnh các chiến lược, kế hoạch bảo vệ môi trường.
    - Đưa ra quyết định tạm dừng thu mẫu ở điểm quan trắc thường xuyên vì (a)
    chúng bị tác động bởi nguồn xả thải đã biết, vì thế không đại diện chất lượng nước
    chung hoặc (b) phân tích thống kê kết quả cho thấy chúng không cần thiết vì thông
    tin chúng cung cấp không bao gồm các vùng lân cận.
    I.3. Các yêu cầu của quan trắc môi trường
    Mục tiêu quan trắc môi trường để xác định các vấn đề cấp thiết và quan trọng
    của quốc gia, vùng lãnh thổ nghiên cứu, vì vậy đòi hỏi phải có các nghiên cứu xem
    xét các yếu tố nào là đặc trưng cho sự biến đổi các thông số và chỉ thị môi trường.
    Yêu cầu khoa học về số liệu quan trắc bao gồm yêu cầu về độ chính xác số
    liệu đo đạc, tính đồng nhất giữa các số liệu cần thiết để nghiên cứu sự biến đổi theo
    không gian và thời gian của yếu tố môi trường cần đánh giá.
    Đồng thời cũng cần xác định các đặc trưng của nguồn biến đổi hoặc cơ chế
    biến đổi trong môi trường phụ thuộc vào nguồn ô nhiễm, các tác động tự nhiên và
    nhân sinh gây ra biến đổi môi trường.
    Ngoài ra, các số liệu quan trắc phải có tính đặc trưng cho khu vực quan trắc
    và phải phục vụ cho mục tiêu xác định các thông số yêu cầu.
    I.4. Chu trình thực hiện
    Để thực hiện công tác quan trắc môi trường của một khu vực cụ thể cần phải
    xây dựng chương trình quan trắc môi trường tại khu vực đó cho một đối tượng cụ
    thể. Đối tượng đó có thể là chất lượng các thành phần môi trường (như nước, không
    khí, đất) hoặc là nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường, hay tình trạng sức
    khoẻ dân cư .
    Nội dung một chương trình quan trắc môi trường bao gồm các thành phần
    như đối tượng nghiên cứu, thời gian thực hiện, lựa chọn vị trí, các thông số cần đo,
    phương pháp lấy mẫu, lựa chọn thiết bị lấy mẫu, thiết bị đo .và cuối cùng là phổ
    biến thông tin. Tất cả các thành phần đều có một mối quan hệ nhất định và được thể
    hiện theo chu trình trình bày ở hình 1. - 4 -



    Hình 1. Sơ đồ chu trình quan trắc môi trường


    Đối tượng nghiên cứu
    Thời gian thực
    hiện đo đạc
    Các thông số
    cần đo
    Lựa chọn vị trí đo và
    số lượng vị trí cần đo
    Xác định các vị trí
    quan trọng
    Điều chỉnh
    chương trình
    Phản ánh các chỉ thị
    môi trường
    Phương pháp lấy mẫu
    Lựa chọ thiết bị lấy mẫu
    và thiết bị đo
    Lựa chọn kỹ thuật phân tích
    Sử dụng phương pháp
    tính tương quan
    Ghi chép số liệu
    Phân tích và xử lý số liệu
    Trình bày số liệu
    Phổ biến thông tin
    Tần suất và thời
    gian kéo dài
    Kết luận về đối tượng
    Xử lý thống kê
    Hạn chế số lượng
    các điểm đo và
    tần suất đo
    Đảm bảo độ nhạy
    của phép đo
    Mức độ phổ biến - 5 -

    I.5. Các thông số quan trắc môi trường thủy vực
    Quan trắc môi trường có thể phân loại theo chức năng và thành phần môi
    trường cũng như theo tính chất liên tục, và tính cơ động của quan trắc. Quan trắc
    theo thành phần các thủy vực là một nội dung quan trọng của hoạt động quan trắc
    môi trường ở nước ta.
    Có rất nhiều thông số về vật lý, hoá học và sinh học để đánh giá chất lượng
    nước các thuỷ vực, mỗi thông số có những giá trị và hạn chế nhất định. Cho đến nay
    các thông số chủ yếu được ứng dụng rộng rãi trong quan trắc môi trường nước sông ở
    Việt Nam chỉ mới dừng lại ở vài thông số lý hoá học sau:
    Nhiệt độ của nước: là thông số có ảnh hưởng đến khả năng hoà tan ôxi, khả
    năng tổng hợp quang hoá của tảo và các thực vật thuỷ sinh trong môi trường nước.
    Ví dụ, nhiệt độ nước tác động đến mức độ quang học của thực vật, thời gian sinh
    sản và di cư, mức độ trao đổi chất của các sinh vật thủy sinh. Khi nhiệt độ trong
    nước tăng lên, thể tích nước chứa oxy hòa tan (DO) xuống thấp, nước lạnh sẽ có
    mức DO cao hơn nước ấm. Hoạt động của con người có thể làm tăng nhiệt độ của
    nước gây nên các hiện tượng sinh thái nhất định. Nước bị ô nhiễm có màu vẩn đục
    làm nhiệt độ nước tăng lên do nước đục hấp thụ ánh sáng mặt trời nhiều hơn nước
    trong.
    pH: là một trong những thông số quan trọng được sử dụng thường xuyên để
    đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước, chất lượng nước thải, đánh giá độ cứng và sự
    keo tụ trong nước, khả năng bị ăn mòn và trong các phép tính cân bằng axit-
    bazơ. Giá trị pH xác định sự sống xót của hầu hết các động vật, thực vật thủy sinh.
    Ví dụ nếu nước quá axit, trứng của các loài như cóc sẽ không phát triển được. Phần
    lớn các sinh vật có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi pH môi trường. Sự thay
    đổi pH thất thường hoặc sự axit hóa của nước thì rất có hại. pH nước có thể tác
    động lên pH của cơ thể sinh vật, có thể tác động lên tốc độ của các phản ứng hóa
    học trong cơ thể, các quá trình sinh học như quang hợp, sự hô hấp và sinh sản.
    Một số nhân tố quyết định pH của nước là hoạt động vi khuẩn: quang hợp,
    hô hấp, sự xáo trộn nước, các chất thải nhân tạo, mưa axit, sự tràn lan ngẫu nhiên.
    Độ trong suốt: nước không ÔN có thể chịu đựng những ảnh hưởng nhỏ,
    lượng đất nhỏ, sinh vật trôi nổi, thực vật chết. Sự chảy tự nhiên, sóng, và sự xáo
    trộn nước có thể gây ra những giai đoạn xáo trộn ngắn của nước. Các hành động của
    con người như từ các công trình xây dựng, vùng đô thị, khu vực nông nghiệp có thể
    gây ra các xáo trộn mạnh cho nguồn nước có thể diễn ra trong thời gian dài. Các - 6 -

    thuyền lớn di chuyển và các hoạt động cá nhân của thủy thủ đoàn có thể khuấy động
    cát bùn, tăng sự xói mòn sông. Mức xáo trộn lớn trong thời gian dài có thể làm suy
    giảm chất lượng và khả năng sinh sản của HST thủy vực. Nhiều động vật trong
    nước sống bằng cách lọc nước, và hệ thống ăn lọc có thể bị hỏng khi các vật liệu
    tích trữ trong nước với lượng quá lớn. Sự đục nước cũng làm giảm quá trình quang
    hợp của các thức vật chìm trong nước, vì ánh sáng không thể xuyên sâu vào trong
    nước. Khi độ đục quá lớn sinh vật không thể lấy thức ăn và sinh sản được vì vậy
    phá hủy khả năng trước đó của chúng.
    Dinh dưỡng: như nitơ, photpho có thể có trong nước tự nhiên, đất, không
    khí, quan trọng cho thực vật và động vật thủy sinh. Ví dụ ni tơ cần trong quá trình
    tổng hợp protein trong thực vật và động vật, phot pho thiết yếu trong quá trình
    quang hợp, cả hai đều quan trọng cho sinh trưởng và sinh sản của sinh vật. Với các
    nguồn thải nhân tạo như các nguồn điểm và không phải nguồn điểm xả thải gồm
    ảnh hưởng từ nước thải chăm sóc thực vật, nguồn thải công nghiệp, phân bón nông
    nghiệp, chất thải gia súc. Các nguồn quan trọng khác được phân hủy trong không
    khí do sự đốt cháy nguyên liệu thô.
    Sự phú dưỡng có thể gây ra các tác hại lớn tới chất lượng nước sông, hồ. Tùy
    thuộc vào các dạng cấu trúc hóa học của chúng, ni tơ và phot pho có thể tác động
    trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sinh trưởng thực vật, độ trong của nước, tỷ lệ bùn cát,
    nồng độ ôxy hòa tan. Sự thừa hàm lượng P, N gây ra sự sinh trưởng nhanh của các
    thực vật nổi, gây ra sự dày đặc mật độ sinh vật của quần thể hay hiện tượng nở hoa.
    Sự phát sinh số lượng các cơ thể này dày đặc đến nỗi chúng làm giảm lượng ánh sáng
    mặt trời với các thực vật sống chìm trong nước. Không đủ lượng ánh sáng, thực vật
    không thể quang hợp và sinh ra các chất cần thiết cho sự sống. Thiếu ánh sáng có thể
    giết chết thực vật thủy sinh. Tảo có thể sinh trưởng trực tiếp trên bề mặt thực vật ngập
    trong nước.
    Tảo không hấp thụ được ánh sáng thì cuối cùng sẽ chìm và bị VK phân hủy
    trong quá trình nước thiếu oxy, giống với con người, hầu hết các sinh vật thủy sinh
    cần oxy. Khi oxy trong nước sâu cũng cạn kiệt, cá và các loài khác sẽ chết trừ khi
    chúng di chuyển tới vùng khác thích hợp cho chúng.
    Nước không ô nhiễm thường có ít hơn 1 ppm N và P ít hơn 0,003 ppm. Tiêu
    chuẩn nước uống NO x là 10ppm. Hàm lượng lớn nitrate có thể gây ra hội chứng
    xanh (blue baby syndrome) ở trẻ sơ sinh. - 7 -

    DO (oxy hòa tan): rất quan trọng đối với chất lượng HST thủy vực, vì tất cả
    các động vật thủy sinh cần oxy cho hô hấp. Đó là một trong những nhân tố tốt nhất
    cho chất lượng nước. Sông sạch thường có hàm lượng DO lòng sông cao, và có khả
    năng tạo nên tính đa dạng các loài sinh vật. Oxy có trong nước thông qua quá trình
    quang hợp của thực vật thủy sinh và từ khí quyển. Ở những chỗ nông của suối, nơi
    dòng nước chảy trên đá có độ xáo trộn mạnh, sẽ làm tăng hàm lượng oxy trong
    nước do thu nhiều oxy trong khí quyển. Gió và sóng làm tăng hàm lượng DO. Mức
    DO có thể bị giảm do sự ô nhiễm do nhiệt, 1 số chất gây ô nhiễm như nồng độ cao
    các VK từ nước thải. Oxy cần cho quá trình phân hủy hữu cơ. Đó là lý do tại sao
    hiện tượng tảo nở hoa bởi sự phú dưỡng có thể dẫn đến giảm DO. Sự phân hủy
    lượng lớn các chất hữu cơ do VK có thể làm cạn kiệt oxy của nước, khiến cho nhiều
    loài không thể cư trú tại đó được.
    Việc di chuyển các cây dọc sông che bóng cho nước sẽ làm tăng nhiệt độ
    nước vì vậy giảm lượng DO. Chỉ số quan trọng khác là hàm lượng DO bão hòa.
    Nước lạnh có thể giữ nhiều DO hơn nước nóng. Ví dụ nước ngọt ở 8 0 C có thể giữ
    trên 12ppm oxy trước khi bão hòa 100%. Ở 28 0 C nước ngọt có thể giữ 8ppm DO
    trước khi đạt bão hòa 100%. Lượng muối trong nước có thể tác động lượng DO, vì
    nước ngọt có thể giữ nhiều DO hơn trong nước mặn.
    Nhu cầu ôxi hoá học (COD): là lượng ôxi cần thiết để ôxi hoá hoàn toàn các
    chất hữu cơ khi mẫu nước được xử lý với chất oxi hoá mạnh trong những điều kiện
    nhất định. Đây là chỉ tiêu để đánh giá mức ô nhiễm của nước, kể cả với chất hữu cơ
    dễ phân huỷ và khó phân huỷ sinh học.
    Nhu cầu ôxi sinh hoá (BOD): là lượng ôxi cần thiết cho vi sinh vật để ôxi
    hoá và ổn định các hợp chất trong nước, nó gián tiếp chỉ ra mức độ ô nhiễm nước
    do các chất có khả năng bị ôxi hoá sinh học, đặc biệt là các chất hữu cơ.
    Độ muối: chỉ số về độ muối có thể được dùng để theo dõi các tác động của
    hạn hán và lũ lụt. Độ muối kiểm soát loại động vật – thực vật có thể sống trong
    nước. Một số loài chỉ sống trong nước chịu được độ muối 0,1% hoặc ít hơn, số khác
    chỉ chịu được nước lợ (độ muối trung bình), trong khi 1 số chỉ chịu được nước mặn
    3%.
    Chất rắn lơ lửng: có ảnh hưởng đến chất lượng nước trên nhiều phương
    diện. Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thấp sẽ làm hạn chế sự sinh trưởng
    hoặc khả năng tồn tại của các loài thuỷ sinh. Phân tích chất rắn lơ lửng giúp kiểm - 8 -

    soát các quá trình xử lý nước thải lý hoá học, đánh giá mức phù hợp của chất lượng
    nước thải với tiêu chuẩn giới hạn cho phép xả thải.
    Các kim loại nặng: Kim loại nặng trong nước thường lắng trong các hạt sét,
    phù sa lơ lửng. Các chất lơ lửng này dần rơi xuống làm nồng độ kim loại nặng trong
    trầm tích cao hơn trong nước nhiều lần. Các loài động vật thuỷ sinh, đặc biệt là các
    động vật đáy sẽ tích luỹ lượng lớn các chất độc hại này trong cơ thể, và có thể gián
    tiếp tác động tới con người qua chuỗi luân chuyển chu trình dinh dưỡng, đặc biệt
    nếu tích luỹ ở nồng độ cao. Vì vậy việc nghiên cứu kim loại nặng trong nước là rất
    cần thiết, đặc biệt là các khu vực chịu tác động từ nước thải công nghiệp của các
    quá trình khai thác khoáng sản, luyện kim, công trình xây dựng.
    Ngoài ra các sinh vật được ứng dụng làm chỉ thị sinh học thiết yếu cho chất
    lượng nước thủy vực. Các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước cho
    thấy sinh vật thủy sinh có vai trò quan trọng trong đánh giá các thủy vực. Phân tích
    sự có mặt và tình trạng của các loại cá, côn trùng, tảo, thực vật có thể cung cấp
    các thông tin chính xác về chất lượng của từng sông, suối, vùng đất ngập nước hoặc
    cửa sông. Các loại thực vật và động vật này được gọi là sinh vật chỉ thị.
    II. MỐI LIÊN HỆ GIỮA SINH VẬT CHỈ THỊ VÀ CÁC YẾU TỐ LÝ HÓA
    CỦA MÔI TRƯỜNG
    Do sự đa dạng các sinh vật chỉ thị và tùy vào mục đích quản lý chất lượng
    môi trường, có thể chọn lựa nhóm sinh vật phù hợp để khảo sát, đánh giá và đề ra
    giải pháp khắc phục tình trạng xấu của môi trường. Sinh vật chỉ thị phải tương ứng
    với định hướng nghiên cứu và kinh phí thực hiện. trong số các sinh vật chỉ thị,
    ĐVKXS là 1 dạng chỉ thị được dùng rất phổ biến trên quy mô nghiên cứu và phạm
    vi các thủy vực trên thế giới. Do đó trong bài này, chúng tôi chỉ đề cập đến mối liên
    hệ của chúng với các điều kiện lý hóa của môi trường, các tác động khi biến đổi
    điều kiện môi trường đến ĐVKXS để phản ánh chất lượng thủy vực.
    II.1. Tác động của sự phú dưỡng, thiếu oxy trong nước, giảm oxy hòa tan lên
    ĐVKXS
    Thừa dinh dưỡng có thể gây ra những thay đổi trong thời gian dài hoặc ngắn
    với sự nảy nở quá dày đặc quần thể ĐVKXS và tăng thành phần các loài. Những
    thay đổi này nảy sinh khi thừa dinh dưỡng dẫn đến sự sinh trưởng mạnh của thực
    vật thủy sinh, như sự chiếm ưu thế vượt trội của các loại tảo nhất định. Tuy nhiên sự
    thừa dinh dưỡng có thể đưa đến những nghiên cứu sâu hơn trong bậc vi khuẩn có
    hại với ĐVKXS, sự xâm nhập của các VK bao phủ hơn 25% bề mặt ngoài của sinh vật phù du thì trở nên độc hại. Thêm vào đó, sự hô hấp và phân giải sinh khối các tảo
    nở hoa này có thể làm giảm oxy hòa tan trong cột nước và trầm tích đến mức tối
    thiểu. Các taxa với vòng đời ngắn hơn đều phản ứng với sự tăng dinh dưỡng và vì
    vậy giữ lợi thế cạnh tranh, vì sự nở hoa của tảo kết hợp với sự phú dưỡng thường rút
    ngắn đời sống.
    Những biến đổi môi trường trong thời gian dài có thể xảy ra khi sự phú
    dưỡng kéo dài thậm chí sau khi sự phú dưỡng suy giảm. Những thay đổi có thể dẫn
    đến xâm nhập thường xuyên và theo giai đoạn vào các thủy vực nghèo dinh dưỡng.
    Một số mức dinh dưỡng khi xâm nhập vào thủy vực nhưng không thể đo đạc được
    các tác động lên cấu trúc quần xã vì nằm trong phạm vi dao động khả năng chịu
    đựng môi trường của tất cả các sinh vật chủ yếu của lưới thức ăn trong thủy vực.
    Tác động lên sự phong phú các loài
    Dinh dưỡng xâm nhập vào thủy vực có thể làm tăng sự đa dạng các ĐVKXS,
    vì nhiều nguồn thức ăn trở nên có giá trị với ĐVKXS ăn thịt. Tuy nhiên, các nghiên
    cứu cho thấy, sự đa dạng ĐVKXS trong các vùng thủy vực có lượng nước thải lớn
    thường thấp hơn các thủy vực chứa ít nước thải. Sự phú dưỡng trong các hồ đã gây ra
    sự tuyệt diệt theo vùng các ĐVKXS cỡ lớn và suy thoái về đa dạng các loài, 1 phần vì
    kết hợp sự suy giảm lượng oxy hòa tan.
    Tác động đến thành phần các loài
    Thành phần các loài trong quần thể có biến đổi và gây ra những đặc tính có
    thể ứng dụng để chẩn đoán sự tăng thành phần các loài khi có sự thay đổi điều kiện
    thủy vực. Những thông tin này hữu dụng vì đặc điểm đặc trưng của các loài
    ĐVKXS phụ thuộc tình trạng của các thủy vực.
    Tiếp xúc với sự giàu hữu cơ và thiếu oxy thường gây ra việc tăng sinh vật
    tiêu thụ ĐVKXS cỡ lớn, động vật ăn thịt, sinh vật ăn xác động thực vật nổi, động
    vật ăn cỏ và những thực vật lớn cắm sâu xuống đáy thủy vực. Nhóm này tăng cùng
    với sự tăng sinh trưởng của các thực vật bám quanh rễ cây và thực vật thủy sinh có
    rễ cây nổi trên mặt nước. Giun ít tơ, muỗi, lớp chân bụng chiếm ưu thế ở các thủy
    vực phú dưỡng trong khi ở các thủy vực không có hiện tượng phú dưỡng (phot pho
    8ppb, ni tơ 783 ppb) chiếm ưu thế là sâu bọ cánh lông (Trichopeta), giáp xác và 1
    midge khác. Sự sai khác này có thể xảy ra do mức chịu đựng của các taxa với điều
    kiện oxy thấp do xuất hiện các hợp chất trong nước của thủy vực phú dưỡng. Ở
    Florida 1 số nhà nghiên cứu thấy rằng bọ cánh cứng có số lượng cá thể lớn hơn ở
    những điểm không bị ô nhiễm tại vùng trung gian và phú dưỡng (mật độ hàng năm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...