Thạc Sĩ Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của các biện pháp cấp thoát nước ,chống lũ lụt và giảm nhẹ th

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2014


    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU: 1
    Chương 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
    1.1. Điều kiện tự nhiên: . 4
    1.1.1. Vị trí địa lý: . 4
    1.1.2. Đặc điểm địa hình: 4
    1.1.3. Đặc điểm địa chất: . 6
    1.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng: . 6
    1.1.5. Đặc điểm khí tượng, khí hậu: . 8
    1.1.6. Đặc điểm mạng lưới sông ngòi và chế độ thủy văn: 11
    1.1.7. Đặc điểm thủy triều: 13
    1.2. Cơ sở hiện trạng kinh tế - xã hội: . 13
    1.2.1. Dân số và cơ cấu dân cư: . 13
    1.2.2. Cơ cấu và hiện trạng các ngành kinh tế: 15
    1.3. Hiện trạng thủy lợi: 20
    1.3.1. Hiện trạng công trình cấp nước tưới cho nông nghiệp: 20
    1.3.2. Hiện trạng cấp nước công nghiệp và sinh hoạt: 21
    1.3.3. Hiện trạng công trình tiêu và phòng chống lũ lụt: 22
    1.4. Các khó khăn của yếu tố tự nhiên: 22
    1.4.1. Hạn hán: 23
    1.4.2. Lũ lụt: 24
    1.4.3. Xâm nhập mặn: . 24
    1.4.4. Suy thoái môi trường: 24
    1.5. Nhận xét và đánh giá chung về nội dụng nghiên cứu chương 1: . 24
    Chương 2: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC
    2.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực: 27
    2.1.1. Tốc độ phát triển kinh tế: 27
    2.1.2. Phương hướng phát triển nông nghiệp: . 27
    2.1.3. Phương hướng phát triển lâm nghiệp: . 29 Trang
    2.1.4. Phương hướng phát triển thủy sản: 29
    2.1.5. Phương hướng phát triển các ngành kinh tế khác: 30
    2.2. Phân vùng cấp nước: . 31
    2.2.1. Nguyên tắc phân vùng cấp nước: 31
    2.2.2. Phân vùng cấp nước cho lưu vực sông Hương : 32
    2.3. Tính toán xác định yêu cầu cấp nước cho các ngành kinh tế 34
    2.3.1. Yêu cầu cấp nước cho nông nghiệp: . 34
    2.3.2. Yêu cầu cấp nước cho nuôi trồng thủy sản: 42
    2.3.3. Yêu cầu cấp nước cho sinh hoạt, chăn nuôi: . 42
    2.3.4. Yêu cầu cấp nước cho công nghiệp: . 44
    2.3.5. Yêu cầu cấp nước cho một số ngành khác: 44
    2.3.6. Tổng hợp yêu cầu nước cần cấp cho từng vùng và toàn lưu vực 45
    2.4. Tính toán cân bằng cấp nước: . 50
    2.4.1. Nguyên tắc chung: 50
    2.4.2. Các tài liệu tính toán: 50
    2.4.3. Chọn tuyến cân bằng cân bằng nước : 51
    2.4.4. Kết quả tính cân bằng nước : . 53
    2.5. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tạo nguồn cấp nước: 56
    2.5.1. Nguyên tắc chung: 57
    2.5.2. Xây dưnựng các hồ chứa trên dòng chính: 57
    2.5.3. Các giải pháp cấp nước cho công nghiệp, sinh hoạt: 58
    2.5.4. Các giải pháp cấp nước cho nông nghiệp: 58
    2.5.5. Cơ sở khoa học và khả năng áp dụng vào thực tiễn của các giải
    pháp đề xuất: .
    73
    Chương 3: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TIÊU NƯỚC
    VÀ PHÒNG CHỐNG LŨ

    3.1. Tổng quan về lũ và các giải pháp phòng chống lũ: . 76
    3.2. Đề xuất các giải pháp tiêu nước và phòng chống lũ: . 78
    3.2.1. Tiêu chuẩn phòng chống lũ cho các vùng nghiên cứu: 78 Trang
    3.2.2. Các giải pháp đề xuất chống lũ: . 79
    3.2.3. Các giải pháp đề xuất tiêu nước: 83
    3.2.4. Cơ sở khoa học và khả năng áp dụng vào thực tiễn của các giải
    pháp đề xuất: .
    88
    3.3. Một số nhận xét, đánh giá chung về kết quả nghiên cứu chương 3:. 89
    Chương 4: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ HIỆU QUẢ KINH TẾ -
    XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

    4.1. Hiệu quả kinh tế: 90
    4.1.1. Nguyên tắc chung: 90
    4.1.2. Các công trình thủy lợi cần xây dựng để cấp nước, phòng chống
    lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai:
    90
    4.1.3. Ước toán kinh phí đầu tư: . 90
    4.1.4. Tính toán hiệu quả kinh tế: . 92
    4.2. Hiệu quả về mặt xã hội: . 96
    4.3. Hiệu quả về mặt môi trường: 98
    4.4. Một số nhận xét và đánh giá về kết quả nghiên cứu chương 4: 101
    KẾT LUẬN: 102
    TÀI LIEU THAM KHẢO: . 104
    1
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của Đề tài
    Sông Hương với diện tích lưu vực 2.987 km P
    2
    P , dòng sông chính dài 104 km
    bắt nguồn từ sườn đông của dãy Trường Sơn ở độ cao trên 900 m chảy xuống thành
    phố Huế và ra biển qua cửa Thuận An, nó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự
    phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. Kể từ năm 1802 khi Nhà
    Nguyễn chính thức chọn Huế làm kinh đô của nước Việt thì sông Hương còn có
    một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân xứ Huế nói
    riêng và người Việt Nam nói chung.









    Hình 1.1. Sông Hương và cảnh ngập lụt thành phố Huế ngày 25/10/2008
    Kể từ ngày Nhà Nguyễn đào sông Lợi Nông nối sông Phú Cam với Rạch
    Quan, lấy nước ngọt của sông Hương phục vụ nhu cầu sinh hoạt, phát triển nông
    nghiệp vùng hạ lưu và phát triển giao thông thủy, đến nay trên lưu vực sông Hương
    đã có hàng trăm công trình thủy lợi lớn nhỏ đã và đang được nghiên cứu, đầu tư xây
    dựng. Tuy nhiên trong những năm gần đây tình trạng xâm nhập mặn và cạn kiệt
    nguồn nước trong mùa khô, ngập úng và lũ lụt trong mùa mưa thường xuyên xảy ra
    đã tác động rất xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên toàn lưu vực nói
    Ảnh minh Phố cổ Hương Vinh – TP. 2
    chung và vùng hạ lưu sông Hương nói riêng. Theo số liệu thống kê, trong tổng số hơn
    34.600 ha đất đang canh tác trên lưu vực mới chỉ có khoảng 19.100 ha được tưới
    bằng công trình thủy lợi, số còn lại hoặc do thiếu nguồn nước hoặc chưa có công
    trình tưới. Các công trình tiêu úng mới chỉ đảm bảo tiêu được khoảng 6.000 ha trong
    tổng số 15.700 ha đất nông nghiệp có nhu cầu tiêu.
    Cùng với quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá và sự phát triển của các
    ngành kinh tế trên lưu vực, sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp, du lịch,
    các công trình thuỷ điện . làm cho nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng và nẩy sinh
    mâu thuẫn giữa các hộ dùng nước, chỉ trong vòng 20 năm gần đây trên lưu vực sông
    Hương xảy ra khoảng 10 trận lũ đặc biệt lớn gây úng ngập trên diện rộng đặc biệt là
    khu vực thành phố Huế, gây thiệt hại rất lớn về tài sản và tính mạng của nhân dân.
    Sự biến đổi theo chiều hướng cực đoan của thời tiết làm thay đổi về nguồn
    nước, thiên tai khắc nghiệt hơn, mực nước biển dâng, ảnh hưởng nhiều đến phương
    án cấp nước, tiêu nước và phòng chống, giảm nhẹ thiên tai trong tương lai.
    Trong quá trình phát triển, cần có quy hoạch tổng thể thủy lợi trên lưu vực
    sông Hương và vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn tới nhằm bảo vệ,
    khai thác hiệu quả, phát triển bền vững tài nguyên nước trên cơ sở quản lý tổng hợp
    đáp ứng nhu cầu cấp nước, tiêu nước phục vụ cho nông nghiệp, công nghiệp, dân
    sinh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường
    trong đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chủ động phòng, chống, hạn
    chế đến mức thấp nhất tác hại do nước gây ra.
    Vì vậy đề tài khoa học: nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của các biện
    pháp cấp thoát nước, phòng chống lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai áp dụng cho lưu vực
    sông Hương và vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế là rất cần thiết. Kết quả
    nghiên cứu của đề tài là có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
    2. Mục đích của Đề tài:
    Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích kỹ đặc điểm tự nhiên, hiện trạng kinh tế -
    xã hội, cơ sở hạ tầng và hiện trạng về thủy lợi, sản xuất nông nghiệp, tình hình phát
    triển của các ngành kinh tế-xã hội trên lưu vực sông Hương và vùng phụ cận, luận 3
    văn sẽ đề xuất các giải pháp kỹ thuật có thể ứng dụng trong thực tế để giải quyết chủ
    động việc cấp thoát nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp, các
    ngành kinh tế khác, hạn chế tác hại do thiên tai (xâm nhập mặn, hạn hán, úng lụt .)
    trên nguyên tắc sử dụng tổng hợp, hiệu quả nguồn nước và nghiên cứu cơ sở khoa
    học, khả năng ứng dụng và hiệu ích kinh tế - xã hội của các giải pháp đề xuất.
    3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu là hệ thống công trình thủy lợi cấp thoát nước cho
    nông nghiệp và các ngành kinh tế khác, hạn chế tác hại của thiên tai gây ra cho lưu
    vực sông Hương.
    - Nghiên cứu tiếp thu và sử dụng có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các tác
    giả đã nghiên cứu liên quan đến đề tài.
    - Điều tra thu thập tài liệu, khảo sát, nghiên cứu thực tế, phân tích đánh giá và
    tổng hợp tài liệu để rút ra các cơ sở khoa học và khả năng ứng dụng vào thực tiễn.
    - Tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của thầy để đạt được các mục tiêu nghiên
    cứu nêu trên
    4. Kết quả nghiên cứu đã đạt được
    - Đánh giá các điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội và phương hướng
    phát triển kinh tế trên lưu vực sông Hương đến năm 2020;
    - Đánh giá hiện trạng công trình thủy lợi (cấp thoát nước và phòng chống lũ)
    và năng lực phục vụ của chúng;
    - Đánh giá tình hình thiên tai, hạn hán, lũ lụt và nguyên nhân của những thiên
    tai đó;
    - Đề xuất các giải pháp tạo nguồn nước cấp cho sản xuất và đời sống;
    - Đề xuất các giải pháp phòng chống lũ và tiêu thoát nước nội đồng;
    - Cơ sở khoa học và khả năng ứng dụng các giải pháp đề xuất;
    - Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế, xã hội và tác động đến môi trường của các
    giải pháp đề xuất.
     
Đang tải...