Thạc Sĩ Nghiên cứu cơ sở khoa học và pháp lý xây dựng cơ chế chính sách quản lý giá sản phẩm của các nhà máy

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: Tổng quan ngành công nghiệp lọc dầu và thị trường SPLD . 4
    1.1. Tổng quan về ngành công nghiệp lọc dầu 4
    1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .4
    1.1.2. Đặc điểm kinh tế - quản lý của các NMLD .5
    1.1.3. Khái quát về quy trình lọc dầu 6
    1.1.4. Phân loại sản phẩm và yêu cầu chất lượng 7
    1.1.5. Tập quán mua bán sản phẩm lọc dầu .9
    1.2. Cung - Cầu sản phẩm lọc dầu ở khu vực CA–TBD . 12
    1.2.1. Hiện trạng cầu . 12
    1.2.2. Hiện trạng cung 14
    1.2.3. Dự báo cân đối cung - cầu . 16
    1.3. Thị trường sản phẩm lọc dầu của Việt Nam: 22
    1.3.1. Hiện trạng cầu: . 22
    1.3.2. Hiện trạng cung 25
    1.3.3. Dự báo cân đối cung - cầu . 27
    1.3.4. Diễn biến giá sản phẩm lọc dầu trong thời gian qua 27
    1.3.4.1. Giá nhập khẩu: . 27
    1.3.4.2. Giá bán lẻ trong nước: 29
    CHƯƠNG 2: Quản lý giá sản phẩm lọc dầu – một số vấn đề lý luận, thực trạng
    và kinh nghiệm 32
    2.1. Quản lý Nhà nước về giá trong nền kinh tế thị trường & hàm ý cho SP lọc dầu . 32
    2.1.1. Sự cần thiết khách quan của quản lý Nhà nước về giá . 32
    2.1.2. Các hình thái thị trường và can thiệp của Nhà nước về giá 34
    2.1.3. Các hình thức quản lý Nhà nước về giá . 35
    2.1.4. Một số hàm ý cho điều hành giá sản phẩm lọc dầu 38
    2.2. Thực trạng quản lý giá xăng dầu tại Việt Nam 39
    2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển cơ chế giá xăng dầu . 39
    2.2.2. Hiện trạng quản lý giá xăng dầu của Nhà nước . 41
    2.2.3. Nhận xét chung về cơ chế giá xăng dầu thời gian qua . 43
    2.3. Kinh nghiệm điều hành giá xăng dầu của một số nước . 44
    2.3.1. Cơ chế định giá bán buôn xăng dầu từ NMLD 44
    2.3.2. Cơ chế điều hành giá bán lẻ xăng dầu của một số nước . 46
    CHƯƠNG 3: Kiến nghị cơ chế chính sách quản lý giá sản phẩm lọc dầu của
    Việt Nam giai đoạn 2009-2015 & tầm nhìn đến 2025 . 56
    3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội và xu hướng giá sản phẩm lọc dầu 56
    3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội . 56
    3.1.2. Xu hướng giá sản phẩm lọc dầu 56
    3.1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới giá sản phẩm lọc dầu trong tương lai: . 56
    3.1.2.2. Xu hướng giá sản phẩm lọc dầu: . 59
    3.2. Kiến nghị cơ chế quản lý giá sản phẩm lọc dầu ở Việt Nam giai đoạn 2009 - 2015 và
    tầm nhìn đến 2025 60
    3.2.1. Quan điểm định hướng chính sách 60
    3.2.2. Nguyên tắc quản lý giá xăng dầu . 62
    3.2.3. Một số kiến nghị về cơ chế quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam . 65
    3.2.3.1. Kiến nghị về cơ chế quản lý giá bán buôn từ NMLD 65
    3.2.3.2. Kiến nghị hoàn thiện cơ chế giá bán lẻ xăng dầu 68
    KẾT LUẬN 77 Mở đầu 2
    MỞ ĐẦU
    Sản phẩm lọc dầu được đề cập trong báo cáo này bao gồm: xăng động cơ,
    dầu diesel (DO), dầu hỏa (KO), dầu mazut (FO), nhiên liệu máy bay (Jet A1), sau
    đây được gọi chung là xăng dầu hoặc sản phẩm lọc dầu.
    Xăng dầu vừa là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, vừa là vật tư chiến lược có
    vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội, trong nhiều
    trường hợp các quan hệ liên quan đến xăng dầu còn mang tính chính trị. Sự thay
    đổi về giá cả xăng dầu có tác động trực tiếp tới hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh
    tế quốc dân và đời sống dân cư. Ngoài ra, thị trường xăng dầu thuộc dạng cạnh
    tranh không hoàn hảo (độc quyền nhóm), cần có sự can thiệp của Nhà nước nhằm
    làm hài hòa quan hệ phát triển các ngành năng lượng, ổn định hoạt động sản xuất
    và đời sống xã hội dựa trên các nguyên tắc: hiệu quả, công bằng và ổn định. Chính
    vì vậy, hầu hết Chính phủ các nước đều có sự can thiệp vào quá trình hình thành
    giá xăng dầu, tuy nhiên, mức độ can thiệp khác nhau phụ thuộc vào hoàn cảnh
    kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi nước.
    Xét từ góc độ hình thành giá cả, giá xăng dầu không chỉ do các yếu tố trên
    thị trường trong nước quyết định, mà còn bị tác động bởi thị trường khu vực và thế
    giới. Hơn nữa, xăng dầu là sản phẩm đầu ra từ quá trình lọc dầu nên có quan hệ
    mật thiết với dầu thô cả về giá cả và các quan hệ thị trường. Biến động mạnh và
    kéo dài của giá dầu thô trong thời gian vừa qua đã tác động trực tiếp tới giá sản
    phẩm lọc dầu mỗi nước và làm thay đổi tình hình đầu tư vào công nghiệp lọc dầu
    trên thế giới. Tại Việt Nam, ngày 22 tháng 02 năm 2009 vừa qua, mẻ sản phẩm lọc
    dầu đầu tiên đã được thu hoạch từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Điều này cũng
    đồng nghĩa với những thay đổi trong cán cân cung - cầu và giá cả sản phẩm xăng
    dầu trên thị trường Việt Nam. Do đó, cơ chế chính sách quản lý về giá sản phẩm
    lọc dầu của Nhà nước sẽ cần có những điều chỉnh cho phù hợp để sản phẩm lọc
    dầu từ các nhà máy lọc dầu (NMLD) của chúng ta có thể cạnh tranh lành mạnh và
    thành công trên thị trường trong nước và khu vực.
    Nằm trong chương trình nghiên cứu khoa học năm 2008, Vụ Khoa học và
    Công nghệ - Bộ Công Thương đã giao cho Viện Dầu khí Việt Nam triển khai thực
    hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu cơ sở khoa học và pháp lý xây dựng cơ chế chính
    sách quản lý giá sản phẩm của các nhà máy lọc dầu ở Việt Nam” theo Hợp
    đồng nghiên cứu Khoa học và Phát triển công nghệ số 257.08.RD/HĐ-KHCN.
    Mục tiêu chính của nhiệm vụ này là trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề mang tính lý
    luận về quản lý giá xăng dầu của Nhà nước nói chung và thực tiễn quản lý giá
    xăng dầu ở Việt Nam trong thời gian qua, cùng với kinh nghiệm quản lý giá xăng
    Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
    http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.Mở đầu 3
    dầu của một số nước trong khu vực hình thành khung lý thuyết, khoa học để làm
    cơ sở giúp các Bộ chủ quản sớm Xây dựng cơ chế chính sách quản lý giá sản
    phẩm xăng dầu từ các NMLD của Việt Nam giai đoạn sau 2009.
    Để hoàn thành mục tiêu trên, ngoài phần mở đầu và kết luận, Báo cáo kết
    quả nghiên cứu, gồm các phần chính sau:
    Chương 1: Tổng quan ngành công nghiệp lọc dầu và thị trường sản
    phẩm lọc dầu
    Nêu lên các đặc trưng cơ bản của ngành công nghiệp lọc dầu, bao gồm các
    vấn đề về công nghệ, về kinh tế và quản lý, thị trường sản phẩm lọc dầu, tập quán
    mua bán sản phẩm lọc dầu . Đồng thời, đưa ra bức tranh tổng quan về thị trường
    sản phẩm lọc dầu (cung, cầu, giá cả) ở trong nước và khu vực thời gian qua và dự
    báo cân đối cung – cầu cho giai đoạn đến 2025.
    Chương 2: Quản lý giá sản phẩm lọc dầu – một số vấn đề lý luận, thực
    trạng và kinh nghiệm
    Chương này tập trung phân tích những vấn đề cốt lõi của kết quả nghiên
    cứu, bao gồm những lý thuyết cơ bản về quản lý giá của Nhà nước trong nền kinh
    tế thị trường – hàm ý cho sản phẩm xăng dầu, đánh giá cơ chế quản lý Nhà nước
    về giá sản phẩm xăng dầu thời gian qua, đồng thời giới thiệu những kinh nghiệm
    của các nước trong lĩnh vực này.
    Chương 3: Kiến nghị cơ chế chính sách quản lý giá sản phẩm lọc dầu
    của Việt Nam giai đoạn 2009-2015 & tầm nhìn đến 2025
    Sơ bộ đề xuất các kiến nghị về mô hình quản lý giá bán sản phẩm xăng dầu
    từ các NMLD Việt Nam giai đoạn sau 2009, đồng thời cũng đưa ra một vài đề
    xuất hoàn thiện cơ chế chính sách giá bán lẻ xăng dầu hiện nay.
    Trong quá trình triển khai, mặc dù tập thể tác giả đã rất nỗ lực, cố gắng
    hoàn thành mục tiêu và các nội dung nghiên cứu nhưng không thể tránh khỏi
    những hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp, các nhà khoa
    học để có được những kết quả tốt hơn trong những nghiên cứu tiếp theo.
    Có được kết quả nghiên cứu này, trước hết nhờ có sự chỉ đạo kịp thời của
    lãnh đạo Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Công thương, lãnh đạo Viện Dầu khí Việt
    Nam, sự phối kết hợp có hiệu quả của các cộng tác viên từ các Công ty kinh doanh
    xăng dầu thuộc Tập đoàn, Tổng công ty xăng dầu Petrolimex, Viện năng lượng,
    Viện nghiên cứu khoa học thị trường giá cả, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Đại
    Học Bách khoa Hà Nội . Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn về sự chỉ đạo kịp
    thời cũng như những đóng góp quý báu đó của các đơn vị và cá nhân.
    Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
    http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN NGÀNH CÔNG NGHIỆP LỌC DẦU
    VÀ THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM LỌC DẦU
    1.1. Tổng quan về ngành công nghiệp lọc dầu
    1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
    Công nghiệp lọc dầu là một trong những ngành công nghiệp quan trọng
    trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân vì sản phẩm của nó là đầu vào quan
    trọng của ngành hóa dầu và nhiều ngành công nghiệp khác. Ngành công nghiệp
    lọc dầu trên thế giới ra đời từ những năm cuối thế kỷ 19 và thực sự phát triển
    trong giai đoạn đầu của thế kỷ 20 và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng
    trong nền kinh tế. Trong cán cân năng lượng thế giới, các sản phẩm dầu mỏ dự
    kiến vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu trong suốt giai đoạn 1990-2020 (chiếm
    khoảng 40% tổng tiêu thụ năng lượng).
    Hiện nay thế giới có khoảng trên 700 NMLD với tổng công suất thiết kế
    khoảng 4.382 triệu tấn/năm tập trung chủ yếu ở khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu và
    Châu Á Thái Bình Dương. Dự kiến từ nay đến 2013 sẽ có 60 dự án lọc dầu được
    hoàn thành và đưa vào sản xuất. Trong đó, các Công ty lọc dầu quốc doanh chiếm
    phần lớn lượng vốn đầu tư còn các Công ty siêu quốc gia chỉ dừng lại ở mức sử
    dụng các nhà máy đã có, cải tạo, mở rộng, nâng cấp và tham gia cổ phần nhỏ ở
    một số dự án liên doanh. Các Công ty quốc doanh của các nước OPEC tham gia
    vào hơn một nửa số nhà máy lọc dầu mới, chứng minh một khuynh hướng mạnh
    mẽ là các nước có tài nguyên dầu khí đang hạn chế dần việc bán nguyên liệu thô
    để chuyển sang bán sản phẩm qua chế biến, giảm việc chuyển giá trị thặng dư ra
    nước ngoài.
    Phần lớn các nhà máy lọc dầu mới xây dựng được tập trung ở phía Đông
    kênh đào Suez, Trung Đông & Châu Á – Thái Bình Dương (CA – TBD), Châu Âu
    không có thêm nhà máy nào. Theo dự báo của Shell, công suất chế biến dầu thế
    giới sẽ tăng thêm khoảng 548 triệu tấn/năm vào năm 2009-2011, trong đó tăng
    22% ở Châu Á – Thái Bình Dương, 6% ở Châu Mỹ và 2% ở Châu Phi và Châu
    Âu. Các dự án mở rộng công suất và xây dựng mới sẽ hoạt động vào cuối thập kỷ
    này, tập trung nhiều nhất ở Trung Quốc với tổng công suất 143-149 triệu tấn/năm,
    riêng khối OPEC là 265-280 triệu tấn/năm.
    Sự hình thành và phát triển của nền công nghiệp này với việc mở rộng/xây
    dựng các nhà máy lọc dầu sẽ làm nền tảng để đảm bảo an ninh năng lượng quốc
    gia thông qua việc cung cấp các nguồn năng lượng chiến lược như LPG, xăng,
    kerosen, nhiên liệu phản lực, diezel ., đồng thời cũng là đòn bẩy cho sự phát triển
    các ngành công nghiệp đi kèm như: vận chuyển, tồn chứa, kinh doanh và phân
    phối sản phẩm và là động lực cho phát triển kinh tế cả một vùng rộng lớn.
    Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
    http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...