Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp cho trẻ mầm non làm quen với ngoại ngữ

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: V2012 - 01NV (Nhiệm vụ nghiên cứu)
    Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Nguyễn Lộc.
    Các thành viên tham gia: ThS. Lê Thị Luận; ThS. Vũ Thị Ngọc Minh; TS. Trần Thị Ngọc Trâm; ThS. Hoàng Công Dụng; ThS. Hoàng Thu Hương; ThS. Đào Ngọc Lộc; ThS. Nguyễn Sinh Thảo; ThS. Nguyễn Thị Nga; ThS. Chu Thị Hồng Nhung.
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 8 năm 2012/ tháng 8 năm 2013

    2. Tính cấp thiết

    Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã nêu rõ cần đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” (theo quyết định 1400/QĐ-TTg ban hành 30-09-2008) được Thủ tướng chính phủ phê duyệt năm 2008 đã xác định mục tiêu: “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo .”. Quyết định số 239/QĐ –TTg phê duyệt đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, trong đó phần IV Nhiệm vụ và giải pháp đã đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 có ít nhất 30% số trường mầm non được tiếp cận với tin học, ngoại ngữ.

    Trong xã hội ngày nay, ngoại ngữ đang trở thành một công cụ hội nhập không thể thiếu đối với mỗi quốc gia. Ngoại ngữ giúp con người hiểu thêm về lịch sử, đất nước, con người, phong tục, tập quán của các quốc gia trên thế giới, từ đó làm cho thế giới xích lại gần nhau hơn.

    Hiện nay nhu cầu của phụ huynh về việc cho trẻ làm quen với ngoại ngữ (LQVNN) là rất lớn. Tại một số trường mầm non, việc cho trẻ LQVNN nói chung, tiếng Anh nói riêng đã và đang được triển khai khá rộng nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, việc triển khai hoạt động này còn nhiều bất cập. Việc triển khai tổ chức cho trẻ mầm non LQVNN chưa được sự chỉ đạo cụ thể, nhất quán cả về độ tuổi cho trẻ LQVNN, nội dung, phương pháp, tài liệu và cách thức tổ chức thực hiện.

    Để có cơ sở khoa học cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai việc cho trẻ mầm non LQVNN, việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp cho trẻ mầm non làm quen với ngoại ngữ” là hết sức cần thiết và cấp bách.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Đề tài đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc cho trẻ mầm non LQVNN và đồng thời đã đề xuất được 5 giải pháp của việc cho trẻ mầm non LQVNN trong giai đoạn hiện nay.

    4. Nội dung nghiên cứu

    Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài:

    - Đề tài đã làm rõ: Những khái niệm cơ bản (ngoại ngữ, LQVNN, phân biệt “cho trẻ LQVNN” với “dạy ngoại ngữ”); Đặc điểm phát triển tâm - sinh lý của trẻ mầm non liên quan đến việc LQVNN; Khả năng tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai của trẻ mầm non; Vai trò của việc LQVNN đối với sự phát triển của trẻ; Các yếu tố ảnh hưởng đến việc LQVNN của trẻ mầm non; Một số quan điểm của việc cho trẻ mầm non LQVNN; và nhóm đề tài đã đưa ra được một số phương pháp cho trẻ làm quen với ngôn ngữ thứ hai.

    - Tổng quan và bài học kinh nghiệm về việc cho trẻ mầm non LQVNN ở một số nước trong khu vực và trên thế giới.
    Khảo sát thực trạng việc tổ chức cho trẻ mầm non LQVNN

    - Thực trạng về quan điểm và công tác chỉ đạo, quản lý việc cho trẻ mầm non LQVNN: Các quan điểm về việc cho trẻ LQVNN; Các văn bản chỉ đạo việc cho trẻ LQVNN; Công tác quản lý việc cho trẻ LQVNN ở trường mầm non.

    - Thực trạng việc tổ chức cho trẻ mầm non LQVNN: Thực trạng về cơ sở vật chất, tài liệu cho trẻ mầm non LQVNN; Thực trạng về đội ngũ giáo viên cho trẻ LQVNN ở trường mầm non và việc tổ chức cho trẻ mầm non LQVNN ở trường mầm non.

    Đề xuất giải pháp của việc cho trẻ mầm non LQVNN:

    Nhóm đề tài đề xuất 5 giải pháp cho việc trẻ mầm non LQVNN như sau: 1/ Giải pháp về chương trình, tài liệu của việc cho trẻ mầm non LQVNN; 2/ Giải pháp về đội ngũ giáo viên; 3/ Giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị của việc tổ chức cho trẻ mầm non LQVNN; 4/ Giải pháp về tổ chức thực hiện việc cho trẻ mầm non LQVNN; 5/ Giải pháp về công tác quản lý, chỉ đạo việc tổ chức cho trẻ mầm non LQVNN trong trường mầm non.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Đề tài tập trung nghiên cứu việc cho trẻ mầm non LQVNN trong trường mầm non và khảo sát việc cho trẻ mầm non LQVNN ở 15 tỉnh/ thành phố (trong đó khảo sát trực tiếp 2 tỉnh và gửi phiếu trưng cầu ý kiến 15 tỉnh).

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận; Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp thống kê toán học.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương:

    Chương 1: Cơ sở lý luận của việc cho trẻ mầm non làm quen với ngoại ngữ
    1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đề tài
    1.2. Đặc điểm phát triển tâm - sinh lý của trẻ mầm non liên quan đến việc LQVNN
    1.3. Các học thuyết về sự hình thành và phát triển ngôn ngữ ở trẻ mầm non
    1.4. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em
    1.5. Vai trò của việc LQVNN đối với sự phát triển của trẻ
    1.6. Khả năng tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai của trẻ mầm non và các căn cứ ủng hộ việc cho trẻ mầm non LQVNN
    1.7. Một số quan điểm của việc cho trẻ mầm non LQVNN
    1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc LQVNN của trẻ mầm non
    1.9. Phương pháp cho trẻ làm quen với ngôn ngữ thứ hai
    1.10. Tổng quan và bài học kinh nghiệm về việc cho trẻ mầm non LQVNN ở một số nước trong khu vực và trên thế giới

    Chương 2: Thực trạng cho trẻ mầm non làm quen với ngoại ngữ
    2.1. Khái quát về tổ chức khảo sát
    2.2. Kết quả khảo sát

    Chương 3: Giải pháp của việc tổ chức cho trẻ mầm non làm quen với ngoại ngữ
    3.1. Nguyên tắc xây dựng giải pháp
    3.2. Đề xuất một số giải pháp của việc cho trẻ mầm non LQVNN ở trường mầm non trong giai đoạn hiện nay

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đề tài đã làm sáng tỏ một số khái niệm có liên quan tới ngoại ngữ; làm quen với ngoại ngữ và một số vấn đề lý luận như: Đặc điểm phát triển tâm - sinh lý của trẻ mầm non liên quan đến việc LQVNN; Đặc điểm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em; Vai trò của việc LQVNN đối với sự phát triển của trẻ; Khả năng tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai của trẻ mầm non và các căn cứ ủng hộ việc cho trẻ mầm non LQVNN; Tổng quan và bài học kinh nghiệm về việc cho trẻ mầm non LQVNN ở một số nước trong khu vực và trên thế giới .

    Khảo sát thực trạng việc cho trẻ mầm non LQVNN tại 15 tỉnh/Thành phố trên cả nước cho thấy: việc cho trẻ mầm non LQVNN đã và đang được triển khai tại nhiều trường mầm non theo hướng dịch vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu của phụ huynh.

    Để góp phần nâng cao hiệu quả việc quản lý chỉ đạo và cho trẻ mầm non LQVNN đề tài đã đề xuất 5 giải pháp, đó là: 1/ Giải pháp về chương trình, tài liệu của việc cho trẻ mầm non LQVNN ; 2/ Giải pháp về đội ngũ giáo viên cho trẻ LQVNN; 3/ Giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của việc tổ chức cho trẻ mầm non LQVNN (tiếng Anh); 4/ Giải pháp về tổ chức thực hiện việc cho trẻ mầm non LQVNN (tiếng Anh); 5/ Giải pháp về công tác quản lý , chỉ đạo việc tổ chức cho trẻ mầm non LQVNN trong trường mầm non

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Kết luận

    Hiện vẫn tồn tại các quan điểm khác nhau về dạy ngoại ngữ cho trẻ ở lứa tuổi mầm non. Trường phái không ủng hộ thì cho rằng việc này là phí thời gian, tiền của và nguồn lực. Ngược lại, đã có nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra những lợi thế của việc học ngoại ngữ đối với trẻ nhỏ như: Khả năng giao tiếp của trẻ phát triển (nhiều hơn 1 ngôn ngữ); Ảnh hưởng tích cực đến việc lĩnh hội và phát triển ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ); Trẻ được biết đến sự đa dạng về nền văn hóa của nhiều nước trên thế giới; Giúp trẻ phát triển tư duy linh hoạt và khả năng giải quyết vấn đề; Nâng cao sự phát triển trí tuệ, kỹ năng ngôn ngữ, tự tin, tư duy và giải quyết vấn đề, nhận thức, toán, đọc sớm và hiểu biết về văn hóa xã hội tốt hơn. Trẻ lứa tuổi mầm non hoàn toàn có thể “học” ngoại ngữ ở mức độ đơn giản. Tuy nhiên để việc cho trẻ LQVNN có hiệu quả, cần có các yếu tố về chương trình, tài liệu, điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên, môi trường

    Khuyến nghị

    Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tạo điều kiện để tiếp tục có những nghiên cứu về việc cho trẻ mầm non LQVNN; Nghiên cứu xây dựng chương trình về việc cho trẻ mầm non LQVNN; Có chính sách đào tạo GV, mở các lớp bồi dưỡng về ngoại ngữ cho GVMN và thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn về việc cho trẻ mầm non LQVNN dành cho các cấp quản lý và GVMN; Tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn về việc cho trẻ mầm non LQVNN.

    Đối với cán bộ quản lý GDMN: Bố trí biên chế, cán bộ phụ trách việc cho trẻ mầm non LQVNN tại các cấp quản lý và giáo viên phụ trách việc cho trẻ mầm non LQVNN tại các cơ sở GDMN; Có chế độ phù hợp cho đội ngũ cán bộ này; Tổ chức tuyển chọn, sắp xếp đội ngũ giáo viên cho trẻ LQVNN phù hợp; Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp với việc cho trẻ mầm non LQVNN; Tổ chức các buổi hội thảo và chuyên đề để GV có hiểu biết sâu sắc về việc cho trẻ mầm non LQVNN.

    Đối với GVMN: Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về việc cho trẻ mầm non LQVNN; Tự trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ; Khai thác, sử dụng sáng tạo các đồ dùng, thiết bị để tổ chức hoạt động cho trẻ mầm non LQVNN đạt hiệu quả. Phối hợp với phụ huynh trong việc cho trẻ mầm non LQVNN.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...