Tiến Sĩ Nghiên cứu cơ sở khoa học phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn trên đất sau canh tác nương rẫy thuộc lưu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015

    NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
    1. Tiềm năng đa dạng loài cây tái sinh trên đất sau canh tác nương rẫy được đánh giá dựa trên 6 chỉ số: số loài (S), N (số cây), chỉ số Margalef (d), chỉ số đa dạng (H') và chỉ số Simpson (1-l'), chỉ số đồng đều (J’), đồng thời được phân loại theo độ tương hợp đa chiều và sơ đồ nhánh.2. Các loài cây tái sinh đã được phân chia thành 4 nhóm dựa vào kỹ thuật phân tích các thành phần chính PCA (Priciples Component Analysis), trong đó nhóm 1: PC1 > 0 và PC2 > 0, nhóm 2: PC1 > 0 và PC2 < 0, nhóm 3: PC1 < 0, PC2 >0, nhóm 4: PC1 < 0, PC2 < 0.3.Mức độ phục hồi số lượng và kích thước cây gỗ tái sinh được xác định thông qua lượng tăng trưởng bình quân chung về mật độ và chiều cao của cây tái sinh có triển vọng trong cả quá trình phục hồi rừng với trị số lần lượt là 49,5 cây/ha/năm và 0,3 m/năm.4. Mối liên hệ của mật độ và chiều cao cây tái sinh triển vọng với các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng theo 2 phương trình: NTS_2_13 = -87,077 + 0,09926.Z và HTS_2_13 = 1,759 + 0,00323.Z với Z = (SD.P).A_PHR_13/A_CTNR.5. Tiềm năng phục hồi rừng trên đất sau canh tác nương rẫy (CTNR) đã được xác định thông qua ba chỉ tiêu, gồm:(1) tiềm năng về đa dạng loài cây tái sinh, (2) tiềm năng về số lượng và kích thước cây tái sinh, (3) thời gian phục hồi rừng cần thiết để đáp ứng tiêu chí được công nhận thành rừng.6. Đề xuất được ba giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng là: (1) khoanh nuôi bảo vệ; (2) khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; (3) trồng rừng.
    KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN, NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
    *Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:+ Kết quả của luận án được ứng dụng để xác định số năm cần thiết phục hồi rừng.+ Sử dụng bảng phân loại tiềm năng phục hồi rừng để xây dựng biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho đối tượng rừng có nguồn gốc sau canh tác nương rẫy.+ Áp dụng 3 giải pháp kỹ thuật lâm sinh đi kèm với nhóm tiềm năng phục hồi rừng, tiềm năng giữ đất, giữ nước, nguy cơ xói mòn đất và các điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể để phát triển rừng tại địa phương.* Vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:+ Nghiên cứu quá trình phục hồi tính chất vật lý và hóa học của đất sau canh tác nương rẫy.+ Nghiên cứu kiểm nghiệm bảng tra số năm phục hồi rừng.
     
Đang tải...