Báo Cáo Nghiên cứu cơ sở khoa học để phát triển sản xuất một số loại hoa chất lượng cao, quy mô công nghiệp

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nội dung Trang
    Mục lục
    Mở đầu 6
    I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7
    1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 7
    2. Tình hình nghiên cứu trong nước


    II MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1. Mục tiêu 19
    2. Nội dung 20
    3. Phương pháp

    III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21
    Nội dung
    Phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường có liên quan đến phát triển sản xuất hoa vùng Đà Lạt
    1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng 21
    1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Đà Lạt 40
    1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến phát triển sản xuất hoa ở Đà Lạt


    Thực trạng sản xuất ngành hoa tại Đà Lạt 61
    2.1 Tình hình phát triển trồng hoa 61
    2.2 Đánh giá tổng hợp hiện trạng 70
    Nội dung


    Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất hoa vùng Đà Lạt
    3.1 Những kết quả nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất hoa ở Đà Lạt
    3.2 Những tồn tại cần khắc phục, định hướng công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ cho phát triển hoa của Đà Lạt trong thời gian tới.
    Nhu cầu tiêu dùng, tiêu chuẩn các công ty, cơ sở kinh doanh, xuất nhập khẩu hoa ở thị trường hoa trong nước và trên thế giới
    4.1 Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng hoa của Đà Lạt tại một số thị trường chính TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Lạt
    4.2 Nghiên cứu các tiêu chuẩn và tiềm năng thị trường hoa của thế giới và khu vực
    Xác định một số chủng loại hoa có tiềm năng, phù hợp cho sản xuất quy mô công nghiệp hiệu quả cao, hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu 98
    5.1 Xác định một số chủng loại hoa có tiềm năng, phù hợp cho sản xuất quy mô công nghiệp hiệu quả cao, hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong nước 98
    5.2 Xác định một số chủng loại hoa có tiềm năng, phù hợp cho sản xuất quy mô công nghiệp hiệu quả cao phục vụ xuất khẩu

    Phân tích hiện trạng về tổ chức ngành hàng phân phối hoa và các thể chế thị trường đảm bảo
    6.1 Thực trạng phát triển của ngành hàng hoa tỉnh Lâm Đồng thời gian qua
    6.2 Các yếu tố tác động đến sự phát triển của ngành hàng hoa tỉnh Lâm Đồng thời gian qua 102
    6.3 Quy mô và đặc điểm của ngành hàng hoa tỉnh Lâm Đồng 105
    6.4 Những hạn chế và chiến lược phát triển của các tác nhân trong ngành hàng 122
    6.5 Khả năng tham gia của người nghèo vào các kênh hàng 125
    6.6 Nghiên cứu rào cản kỹ thuật đối với hoa trong thương mại hóa quốc tế 126


    Phân tích xu hướng phát triển sản xuất hoa tại Đà Lạt 130
    7.1 Xu hướng phát triển sản xuất hoa tại Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng 130
    7.2 Quy mô và phương thức sản xuất hoa 132
    7.3 Thị trường tiêu thụ chính của hoa Đà Lạt 134
    7.4 Một số điểm yếu trong sản xuất hoa ở Đà Lạt hiện nay 135
    Nội dung
    Xây dựng đề án phát triển sản xuất hoa chất lượng cao, quy mô công nghiệp phục vụ nội tiêu và xuất khẩu tại vùng Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    137
    IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 138
    1 Kết luận 138
    2 Kiến nghị
    140
    V TÀI LIỆU THAM KHẢO 142
    Lời cảm ơn 147

    MỞ ĐẦU
    Đà lạt đã nổi tiếng từ xưa, không chỉ là nơi du lịch nên thơ, với những đồi thông, thác nước, những triền cỏ rộng mênh mông mà còn là vùng khí hậu độc đáo có tiềm năng gieo trồng một số cây đặc sản của nước ta, đặc biệt là rau, hoa cây cảnh cao cấp có giá trị kinh tế cao. Vì thế, ngành trồng hoa Đà Lạt – Lâm Đồng đã hình thành và phát triển từ những năm 40 của Thế kỷ trước. Các vùng trồng hoa như Thái Phiên, Hà Đông, Đa
    Thiện, Vạn Thành, Xuân Thọ, Nguyên Tử Lực, An Sơn gồm các giống hoa truyền thống như Hồng, Cúc, Cẩm chướng, Lay ơn, Phong lan, Địa lan và gần đây là Lily, Cát tường hay Hồng môn, Salem . Nếu như trước những năm 1975 chỉ có vài chục ha trồng các loại hoa truyền thống và sản lượng vài trăm ngàn cành thì đến năm 2008, diện tích khoảng gần 3115 ha, sản lượng đạt 955 triệu cành, trong đó thành phố Đà Lạt chiếm tới
    40% diện tích và 50% sản lượng. Có thể nói, sau ngày đất nước thống nhất và nhất là sau hơn 20 năm đổi mới, Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng đã cùng với cả nước liên tục phát triển về mọi mặt, đời sống con người dần ngày một nâng cao, cơ sở hạ tầng được xây dựng và nhất là các kỹ thuật tiên tiến và giống mới về trồng trọt, bảo quản chế biến được áp dụng mạnh mẽ vào sản xuất nên đã làm cho giá trị hàng hóa các loại sản phẩm của Lâm Đồng ngày một tăng cao như cà phê, chè, điều và đặc biệt là hoa cây cảnh.
    Nhiều điển hình tiên tiến đã xuất khẩu như Đà Lạt Hasfarm, Biovietfarm, Việt Nam Thành công, Hoa lan Lâm Thắng, Langbiang Farm, Sakiuco, Rừng hoa Đà Lạt
    Nhiều doanh nghiệp trồng hoa cao cấp theo hướng công nghệ cao ngay trong địa bàn thành phố Đà Lạt đã cho doanh thu từ 2-2,5 tỷ đồng/ha/năm. Giá trị xuất khẩu hoa liên tục tăng, năm sau tăng hơn năm trước. Năm 2005 đạt 7,51 triệu USD, năm 2006: 7,45 triệu USD, Năm 2007 đạt 9,6 triệu USD, năm 2008 đạt 11,5 triệu USD, năm 2009 dự kiến đạt 13,5 triệu USD(Phạm S năm 2008).
    Mặc dù có những thành tựu nổi bật trong những năm gần đây, song đánh giá một cách nghiêm túc, ngành sản xuất hoa Đà Lạt vẫn còn ở trình trạng phân tán, chưa thật tập trung, các công nghệ trồng trọt tuy đã áp dụng những kỹ thuật tiến tiến nhưng chưa đồng bộ, còn lạc hậu, công tác quy hoạch vùng hoa còn nhỏ lẻ, các giống hoa còn chậm đổi mới, hoàn toàn lệ thuộc vào nước ngoài. Đặc biệt khâu thu hoạch, bảo quản để xuất khẩu còn rất hạn chế, không đạt được tiêu chuẩn của các nước trong khu vực và quốc tế. Vì vậy, ngành sản xuất hoa Đà Lạt hiện nay vẫn còn lạc hậu so với những nước trong khu vực và chưa tương xứng với tiềm năng về đất đai, khí hậu thiên nhiên cũng như con người Đà Lạt vốn cần cù lao động có truyền thống trồng hoa lâu đời và nhanh nhạy trước cái mới.
    Do đó, để góp phẩn phát triển hoa Đà Lạt theo hướng đột phá mới – hướng công nghệ cao ở quy mô công nghiệp nhằm phát huy tối đa điều kiện tự nhiên cũng như tiềm năng con người Đà Lạt chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học để phát triển sản xuất một số loại hoa chất lượng cao, quy mô công nghiệp, phục vụ nội tiêu và xuất khẩu vùng Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng”.
    Mục tiêu của đề tài này là xác định được luận cứ khoa học để đề xuất đề án, phát triển hoa Đà Lạt theo hướng công nghệ cao ở quy mô công nghiệp. Trên cơ sở nghiên cứu có kế thừa các kết quả của một số đề tài nghiên cứu khoa học trong nhiều lĩnh vực từ điều tra cơ bản, nghiên cứu về đất đai, về chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác của nhiều ngành, chúng tôi tập trung vào nội dung nghiên cứu như: phân tích đánh giá điều kiện từ nhiên, kinh tế xã hội và môi trường có liên quan đến sản xuất hoa vùng Đà Lạt, phân tích đánh giá thực trạng ngành sản xuất hoa tại Đà Lạt, từ tập quán và trình độ khoa học kỹ thuật sản xuất của các công ty, doanh nghiệp, đến tình hình tiêu thụ hoa cũng như thu nhập của người trồng hoa tại Đà Lạt. Qua đó rút ra được những cơ sở khoa học để giúp cho việc xây dựng đề án phát triển hoa ở Đà Lạt - Lâm Đồng theo hướng công nghiệp. Song song với việc phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thực trạng ngành sản xuất hoa Đà Lạt chúng tôi còn tiến hành các nội dung nghiên cứu như: Đánh giá tình hình nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất hoa vùng Đà Lạt, nhu cầu tiêu
    dùng, tiêu chuẩn của các công ty, các hộ kinh doanh, xuất nhập khẩu hoa ở thị trường trong nước và thế giới.
    Việc sản xuất nông lâm nghiệp nói chung, rau và hoa, đặc biệt là hoa của Lâm Đồng nói riêng là do yếu tố khí hậu chi phối và có tính quyết định. Chính vì thế việc hiểu rõ các tiểu vùng khí hậu (đặc biệt là tiểu vùng khí hậu cao nguyên Đà Lạt) có tiềm năng cho vấn đề này là trọng tâm đề tài cần phân tích. Tiến hành xác định một số chủng loại hoa có tiềm năng phù hợp cho sản xuất ở quy mô công nghiệp có hiệu quả cao phù hợp với thị hiếu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, trong đó chú trọng phân tích về hiện trạng tổ chức ngành hàng, phân phối hoa và các thể chế thị trường bảo đảm, cũng như phân tích xu hướng phát triển hoa tại vùng Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng và cuối cùng là phải xây dựng được đề án phát triển sản xuất hoa chất lượng cao, quy mô công nghiệp phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.
    Qua hơn 12 tháng làm việc nghiêm túc, tập thể các cán bộ tham gia đề tài và chủ nhiệm đã hết sức cố gắng, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao và hoàn thành tốt các nội dung của đề tài, các nội dung đã được viết thành các chuyên đề khá kỹ, vì vậy trong báo cáo này chúng tôi chỉ trình bày những kết quả chính nhất làm cơ sở khoa học cho đề án cũng như những giải pháp chủ yếu đề phát triển đề án trong tương lai. Nhân dịp này chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ và các Ban ngành chức năng của Bộ đã tạo điều kiện để chúng tôi hoàn thành tốt đề tài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...