Luận Văn Nghiên cứu cố định nấm men saccharomyces cerevisiae trên mía và thử khả năng lên men dịch đường mía

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Việc gia tăng giá xăng dầu trong thời gian qua do những bất ổn về chính trị cũng như sự cạn kiệt của nhiên liệu hóa thạch đang thôi thúc các nhà khoa học tìm ra một nguồn nhiên liệu thay thế phù hợp mà ít ảnh hưởng đến môi trường hơn so với nhiên liệu hóa thạch. Ethanol sinh học là một nguồn nhiên liệu đầy hứa hẹn trong tương lai. Ethanol sinh học đang được sản xuất ngày càng nhiều trên thế giới không những từ nguồn nguyên liệu giàu tinh bột hay đường mà đang trong quá trình nghiên cứu tận dụng nguồn nguyên liệu lignocellulose. Tuy nhiên, để có được quá trình sản xuất ethanol từ nguyên liệu lignocellulose hiệu quả và kinh tế thì cần thêm nhiều thời gian để nghiên cứu. Hiện tại, để nâng cao sản lượng ethanol sản xuất từ các nguồn nguyên liệu quen thuộc như tinh bột và đường, một phương pháp được quan tâm là sử dụng nấm men cố định.
    Luận văn tốt nghiệp này tập trung vào quá trình nghiên cứu cố định nấm men Saccharomyces cerevisiae trên mía và thử nghiệm lên men dịch đường mía. Nấm men cố định trên mía ở điều kiện lắc 100 vòng/phút, trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng cho mật độ tế bào cố định khoảng 2.11. 10^7tế bào/g mía. Quá trình lên men dịch đường mía bằng chế phẩm nấm men cố định này cho kết quả lên men tốt nhất ở Brix 20%, tỷ lệ giống 10% (10g/100ml dịch lên men) và pH 4 sau 4 ngày lên men trong điều kiện tĩnh ở nhiệt độ phòng. Chế phẩm cố định vẫn cho kết quả lên men tốt sau 6 chu kỳ lên men. Cần nghiên cứu thêm về khả năng tái sử dụng của chế phẩm nấm men cố định.
    ------------------------------------------------------------
    MỤC LỤC


    MỤC LỤC
    DANH MỤC BẢNG
    DANH MỤC ĐỒ THỊ
    DANH MỤC HÌNH
    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    1.2. Nội dung đề tài
    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
    2.1. Công nghệ sản xuất cồn từ dịch đường mía
    2.2. Phương pháp cố định tế bào
    2.2.1. Một số kỹ thuật cố định tế bào
    2.2.2. Yêu cầu đối với chất mang
    2.2.3. Tác động của kỹ thuật cố định đến tế bào
    2.3. Giá thể mía
    2.3.1. Cellulose
    2.3.2. Hemicellulose
    2.3.3. Lignin
    2.3.4. Chất tro
    2.4. Ứng dụng phương pháp cố định tế bào trong sản xuất bioethanol
    2.5. Tình hình nghiên cứu và sản xuất bioethanol trên thế giới và trong nước
    2.5.1. Tình hình sản xuất bioethanol trên thế giới
    2.5.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất bioethanol trong nước .
    CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.1. Vật liệu và dụng cụ
    3.1.1. Vật liệu nghiên cứu
    3.1.2. Dụng cụ
    3.2. Phương pháp nghiên cứu
    3.2.1. Phương pháp tiến hành thí nghiệm
    3.2.2. Phương pháp vi sinh vật
    3.2.3. Phương pháp hóa lý
    3.2.4. Các công thức tính
    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
    4.1. Đường chuẩn và đường cong sinh trưởng của nấm men
    4.1.1. Đường chuẩn của nấm men
    4.1.2. Đường cong sinh trưởng của nấm men
    4.1.3. Đường chuẩn đường tổng
    4.2. Kết quả cố định
    4.2.1. Ảnh hưởng của thời gian đến khả năng cố định
    4.2.2. Ảnh hưởng của chế độ lắc đến khả năng cố định
    4.3. Kết quả khảo sát quá trình lên men nước mía bằng nấm men cố định
    4.3.1. Ảnh hưởng đến thời gian lên men
    4.3.2. Ảnh hưởng của độ Brix
    4.3.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ giống
    4.3.4. Ảnh hưởng của pH
    4.4. Số lần tái sử dụng nấm men cố định
    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    ------------------------------------------------------------------
    GVHD: PGS.TS Nguyễn Đức Lượng - Trường ĐH Bách Khoa TPHCM
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...