Tiến Sĩ Nghiên cứu cơ chế kiểm tra, giám sát vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước ở

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 18/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
    NĂM 2014
    MỤC LỤC Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng, các sơ đồ, biểu đồ
    MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ CƠ CHẾ KIỂM TRA, GIÁM SÁT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 16
    1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC . 16
    1.1.1. Các khái niệm liên quan đầu tư ngân sách Nhà nước, đầu tư công . 16
    1.1.2. Đặc điểm chi đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước . 23
    1.1.3. Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước 26
    1.1.4. Hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ và chỉ tiêu đánh giá . 30
    1.2. MỤC TIÊU YÊU CẦU VÀ NỘI DUNG CƠ CHẾ KIỂM TRA, GIÁM SÁT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 38
    1.2.1. Khái niệm, mục đích, của cơ chế kiểm tra, giám sát . 38
    1.2.2. Mục tiêu kiểm tra, giám sát . 44
    1.2.3. Sự cần thiết khách quan hoạt động kiểm tra, giám sát vốn đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn ngân sách nhà nước . 47
    1.2.4. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu kiểm tra, giám sát 51
    1.3. MÔ HÌNH VÀ KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC 56
    1.3.1. Mô hình kiểm tra, giám sát của các nước trên thế giới . 56
    1.3.2. Kinh nghiệm tổ chức bộ máy kiểm tra, giám sát ở một số nước . 57
    1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 60
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 63
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ KIỂM TRA, GIÁM SÁT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC . 64
    2.1. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VIỆT NAM . 64
    2.1.1. Cơ cấu đầu tư các thành phần kinh tế 64
    2.1.2. Đầu tư theo ngành kinh tế 66
    2.1.3. Đầu tư theo vùng kinh tế 68
    2.1.4. Khái quát về hiệu quả đầu tư giai đoạn 2001 – 2013 69
    2.2. THỰC TRẠNG LÃNG PHÍ ĐẦU TƯ CÔNG Ở VIỆT NAM 72
    2.2.1. Lãng phí do công tác quy hoạch 74
    2.2.2. Suất vốn đầu tư công Việt Nam cao 75
    2.2.3. Lãng phí do đầu tư thiếu sự kết nối đồng bộ . 75
    2.2.4. Phân bổ vốn đầu tư dàn trải . 76
    2.2.5. Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước và áp lực nợ công tăng nhanh . 76
    2.2.6. Lãng phí do cơ cấu đầu tư công không hợp lý 78
    2.3. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ KIỂM TRA, GIÁM SÁT ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGUỒN VỐN NSNN Ở VIỆT NAM . 81
    2.3.1. Hệ thống kiểm tra, giám sát đầu tư công . 81
    2.3.2. Nhận xét đánh giá hệ thống kiểm tra, giám sát . 118
    2.3.3. Nguyên nhân hạn chế đối với công tác kiểm tra, giám sát vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước 138
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 156
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ KIỂM TRA, GIÁM SÁT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 158
    3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ KIỂM TRA, GIÁM SÁT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC . 158
    3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ KIỂM TRA, GIÁM SÁT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 160
    3.2.1. Giải pháp về thể chế chính sách 160
    3.2.2. Hoàn thiện chính sách có liên quan . 167
    3.2.3. Giải pháp về tổ chức bộ máy . 171
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 179
    KẾT LUẬN 181
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Kinh nghiệm các nước cho thấy quá trình hiện đại hóa nhanh nhất thường đi kèm tình trạng tham nhũng tăng cao nhất. Điều này xảy ra chủ yếu là do chế độ điều hành và giám sát không theo kịp sự tăng trưởng về tài sản và vốn khi diễn ra quá trình hiện đại hoá nhanh chóng. Hay nói cách khác thể chế hiện tại của Việt Nam không khắc phục những mâu thuẫn giữa người chủ và người đại diện, nhiều khoảng trống cần phải lấp đầy để cải thiện nguồn lực tài chính công.
    Thực tiễn cho thấy nguồn lực tài chính công Việt Nam bị sử dụng lãng phí, kém hiệu quả. Quản trị công Việt Nam đã bộ lộ nhiều yếu kém, trong đó có vai trò, trách nhiệm của hệ thống kiểm tra, giám sát. Đây là đề tài nóng ở nghị trường Quốc hội, luôn thu hút sự quan tâm chú ý của người dân và xã hội. Điều này cho thấy áp lực xã hội đối với trách nhiệm các cơ quan kiểm tra, giám sát nói chung và cơ quan dân cử nói riêng phải làm tốt hơn trách nhiệm của mình. Nhà nước sớm hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát để bảo đảm nguồn lực tài chính công được sử dụng có hiệu quả theo tinh thần Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 - Văn Kiện Đại hội XI của Đảng: “Tăng cường công tác giám sát, thực hiện dân chủ, tạo cơ chế để nhân dân giám sát các công việc có liên quan đến ngân sách, tài sản của Nhà nước. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan chức năng, khuyến khích phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí. Tăng cường công tác giám sát, thực hiện dân chủ, tạo cơ chế để nhân dân giám sát các công việc có liên quan đến ngân sách, tài sản của Nhà nước. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan chức năng, khuyến khích phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí”.
    Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài “Nghiên cứu cơ chế kiểm tra, giám sát vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam ” được xác lập như một yêu cầu cần thiết đặt ra trong tình hình hiện nay.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích chung cốt lõi của luận án là phân tích, đánh giá hiệu quả hệ thống kiểm tra, giám sát đầu tư xây dựng cơ bản nguồn NSNN ở Việt Nam, những nhân tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động hệ thống kiểm tra, giám sát vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN ở Việt Nam.
    - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư công, cơ chế kiểm tra, giám sát đầu tư công ở Việt Nam.
    - Khảo sát thực trạng cơ chế kiểm tra, giám sát đầu tư XDCB thuộc nguồn NSNN, phân tích hạn chế yếu kém trong các tổ chức bộ máy kiểm tra, giám sát; xác định rõ những tồn tại, hạn chế trong hệ thống kiểm tra, giám sát đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN.
    - Qua nghiên cứu bài học kinh nghiệm mô hình kiểm tra, giám sát các nước đề xuất các giải pháp thích hợp hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN, góp phần hoàn thiện thể chế nhà nước quản lý đầu tư công ở Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận và thực tiễn cơ chế kiểm tra, giám sát chi đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN ở Việt Nam.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thực trạng cơ chế kiểm tra, giám sát vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN trong giai đoạn 2001 - 2010 và những năm gần đây, đề tài không đi sâu phân tích về nội dung kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn NSNN.
    4. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
    Có thể đề cập đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề đầu tư cơ bản và cơ chế kiểm tra, giám sát vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước như sau:
    - Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Vũ Tuấn Anh và Nguyễn Quang Thái vào năm 2011 với tên đề tài “Đầu tư công - Thực trạng và tái cơ cấu”. Nhóm tác giả đã phân tích những ưu, khuyết điểm trong chính sách và thực tiễn quản lý đầu tư công trong thời gian qua ở Việt Nam, qua đó đề xuất ý tưởng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam.
    - Công trình nghiên cứu “Các chế tài hạn chế phòng ngừa và xử lý lãng phí thất thoát trong đầu tư xây dựng” của tác giả Phạm Sỹ Liêm vào năm 2007 đã đề xuất các chế tài xử lý những đối tượng không thực hiện đúng quy định pháp luật gây lãng phí, thất thoát, tham nhũng trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng, đề xuất bổ sung hoàn chỉnh cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư xây dựng.
    - Có thể đề cập đến “Báo cáo rà soát nâng cao hiệu quả đầu tư của nền kinh tế Việt Nam hiện nay” của Bộ kế hoạch và Đầu tư vào năm 2011, báo cáo chỉ ra hệ thống rào cản đối với hiệu quả đầu tư của kinh tế Việt Nam. Qua đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công Việt Nam.
    - Công trình nghiên cứu “Lập ngân sách theo kết quả đầu ra và sự vận dụng vào trong quản lý chi tiêu công của Việt Nam” của tác giả Sử Đình Thành vào năm 2004, đề tài đã hệ thống hoá và phát triển lý luận về quản lý chi tiêu công trong nền kinh tế thị trường, phân tích và đánh giá thực trạng lập và quản lư chi tiêu công Việt Nam. Đề xuất các giải pháp xây dựng khuôn khổ lập ngân sách theo kết quả đầu ra trong quản lư chi tiêu công ở Việt Nam.
    - Năm 2012, tác giả Sử Đình Thành tiếp tục nghiên cứu vấn đề này với đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống giám sát và đánh giá chi tiêu công ở Việt Nam”. Mục đích cơ bản của đề tài là hướng tới hoàn thiện thiết lập hệ thống M&E chi tiêu công dựa trên kết quả. Hệ thống M&E chi tiêu công dựa trên kết quả là phương thức quản trị công hiện đại, cung cấp công cụ đo lường kết quả chi tiêu công và gắn chi tiêu công với mục tiêu ưu tiên. Nghiên cứu hướng tới mục tiêu tìm kiếm cách thức phát triển hệ thống M&E phù hợp với bối cảnh hội nhập của Việt Nam, nhằm tăng cường cải cách khu vực công hướng tới phát triển bền vững.
    - Công trình nghiên cứu “Chống thất thoát lãng phí trong đầu tư XDCB từ vốn ngân sách: Phân tích từ góc độ của Kiểm toán nhà nước” của tác giả Hồ Minh Thế vào năm 2010. Đề tài đã nhận diện một số vấn đề thường gặp gây thất thoát lãng phí trong đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua thực tiễn hoạt động KTNN. Từ đó đề ra giải pháp hoàn thiện công tác phòng chống thất thoát lãng phí trong đầu tư công ở Việt Nam.
    Ngoài ra còn các công trình nghiên cứu của các cơ quan nhà nước, bộ ngành ở Việt Nam như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng hội xây dựng Việt Nam, một số tổ chức quốc tế đã công bố các báo cáo, báo cáo thường niên, nghiên cứu, đánh giá, ấn phẩm trong đó có đề cập đến chi tiêu công của Việt Nam. Cụ thể như: WB công bố các báo cáo và các ấn phẩm về KTXH Việt Nam (Báo cáo phát triển Việt Nam, Việt Nam quản lư chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo ). Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên do cá nhân các nhà khoa học hoặc do các cơ quan công bố, với mức độ khác nhau đều có chung nhận định về hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam còn thấp, các nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách có hệ thống về hệ thống cơ chế kiểm tra, giám sát vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...