Luận Văn Nghiên cứu cơ cấu vốn và khả năng thanh toán của các doanh nghiệp nhà nước niêm yết

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu cơ cấu vốn và khả năng thanh toán của các doanh nghiệp nhà nước niêm yết


    I/ Mục đích và phương pháp nghiên cứu​DNNN (DNNN) có vai trò quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế đất nước,​đặc biệt trong giai đoạn hiện nay sau các sự cố đổ vỡ, kinh doanh sa sút của một số​tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Đã có nhiều DNNN thực hiện niêm yết cổ phiếu​trên TTCK và từ đây, biến động suy giảm mạnh của TTCK lại tác động đến cấu​trúc tài sản và khả năng thanh toán của các doanh nghiệp này. Trong bối cảnh đó,​thực hiện đầu tư tập trung vào lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh chính đang là​một chủ trương lớn nhằm giảm bớt rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh cho các​DNNN.​Với mục đích cung cấp thêm một đánh giá về chất lượng hàng hoá trên​TTCK trong mối liên hệ với các yếu tố nêu trên, bài viết này tập trung vào nghiên​cứu các đối tượng là DNNN hiện niêm yết trên hai SGD HOSE và HNX. Nội dung​nghiên cứu xoay quanh hai nhóm chỉ tiêu chính là cơ cấu vốn-tình hình đầu tư và​khả năng thanh toán; từ đó rút ra các đánh giá về cấu trúc và khả năng huy động​vốn đi kèm với những rủi ro có thể gặp phải về thanh khoản vốn và khả năng thanh​toán các khoản nợ phải trả.​Cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu trong bài là các báo cáo tài chính có ý kiến​kiểm toán gần nhất (báo cáo soát xét) của tổng số 162 DNNN niêm yết; trong đó​DNNN niêm yết được xác định là các DN có vốn do Nhà nước sở hữu trên 50% và​hiện đang được niêm yết và giao dịch trên hai SGDCK trong nước. Phương pháp​nghiên cứu chủ yếu là tính toán, phân tích và so sánh các hệ số tài chính, bao gồm​các hệ số trung bình của ngành. Như vậy, việc phân loại DNNN theo ngành cũng là​một nhiệm vụ trong báo cáo này để tạo thuận lợi cho việc phân tích và so sánh.​Tuy nhiên, phạm vi có hạn của một bài viết không tránh khỏi những hạn chế​như sau: i) Dữ liệu báo cáo tài chính tin cậy gần nhất là báo cáo tài chính nửa năm​(bán niên) năm 2011 nên báo cáo chỉ phản ánh thực trạng tài chính tại thời điểm​giữa năm 2011 của các DNNN niêm yết; ii) Chưa có một chuẩn phân ngành được công nhận rộng rãi trên TTCK Việt Nam nên phương pháp phân ngành trong báo​cáo được dựa trên chuẩn phân ngành ICB và có tham khảo cách phân loại của một​số công ty chứng khoán. Điều này không tránh khỏi những bất cập và có thể không​phù hợp theo quan điểm của một số đơn vị khác;​1​iii) Các hệ số trung bình được​tính toán dựa trên phương pháp bình quân giản đơn hoặc có gia quyền với quyền​số là tổng tài sản hoặc tổng vốn chủ sở hữu tuỳ theo mỗi một hệ số khác nhau​nhằm đảm bảo chúng phản ánh được tốt nhất ý nghĩa bình quân; và iv) Số chia​trong các hệ số là giá trị tại một thời điểm thay vì tính bình quân trong một khoảng​thời gian tương đương một kỳ kế toán.​II/ Tổng quan các hệ số cơ cấu vốn và khả năng thanh toán của các DNNN​niêm yết .​5. Ngành Dịch vụ tiêu dùng​Hệ số nợ trung bình của ngành Dịch vụ tiêu dùng là 0,35; thấp nhất trong hệ​thống các DNNN niêm yết. Tỷ lệ nợ thấp chứng tỏ tính chủ động của các DNNN​trong hoạt động kinh doanh cao, ít phụ thuộc vào bên ngoài và không phải chịu áp​lực trả nợ. Trong ngành có 3 DNNN duy trì tỷ lệ nợ ở mức thấp hơn 0,5 là HOT,​VNG và PDC bởi đặc thù của các công ty kinh doanh d ịch vụ du lịch không cần​thiết phải vay nợ nhiều do bán hàng có thể thu được tiền ngay. Đối với hai DNNN​có tỷ lệ nợ lớn hơn 0,5 là TPH và DHI kinh doanh trong lĩnh vực in sách, nợ phải​trả phát sinh chủ yếu từ khoản phải trả người bán (chi phí lãi vay hầu như không​có) trong khi khoản mục tài sản cho thâý vốn kinh doanh bị ứ đọng ở khoản mục​Hàng tồn kho và Phải thu người mua rất lớn. Như vậy có thể đánh giá rằng tuy hệ số nợ của 2 DNNN này cao hơn so với bình quân ngành nhưng khả năng thanh​khoản vẫn nằm trong giới hạn khá an toàn.​Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu trung bình ngành ở mức 0,54 (thấp hơn nhiều so​với mức bình quân 6,21 của toàn bộ các DNNNN niêm yết) đồng nghĩa với việc cứ​1 đồng nợ được đảm bảo bởi gần 2 đồng vốn chủ sở hữu, cho thấy khả năng thanh​toán nợ của các DNNN được đảm bảo trên nền tảng vốn chủ sở hữu vững mạnh.​Hệ số đòn bẩy tài chính trung bình ngành ở mức 1,54 (thấp hơn gần 5 lần so​với bình quân hệ thống các DNNN niêm yết). Theo báo cáo kết quả kinh doanh​của cả 5 DNNN, kết thúc 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp này đều có lãi. Với​điều kiện này, việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ cao hơn hoàn toàn có lợi​cho chính DNNN. Tổ chức cho vay cũng đặc biệt ưa thích những DNNN có cơ cấu​tài chính an toàn như các DNNN trên bởi các khoản cho vay của họ sẽ được đảm​bảo.​
     
Đang tải...