Đồ Án nghiên cứu chuyển hoá Diatomit thành sản phẩm chứa Zeolit

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Trong quá trình làm nghiên cứu khoa học, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, song nhờ sự hướng dẫn và chỉ đạo của các thầy cô , sự giúp đỡ của các bạn, các anh, chị trong phòng , em đã hoàn thành tốt bản báo cáo khoa học này.
    Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn đến các anh, các chị, các bạn đã tận tình giúp đỡ em trong những ngày làm việc ở phòng thí nghiệm.
    Đặc biệt , em muốn gửi đến thầy PGS.TS Văn đình Đệ lời biết ơn chân thành , người đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình làm nghiên cứu khoa học.

    EM XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN


    Hà nội 5/2005
    Sinh viên


    PHẠM NGỌC LINH






    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Zeolit là những vật liệu vi mao quản đã được nghiên cứu bởi nhiều tác giả do có cấu trúc tinh thể với hệ thống lỗ xốp rất đồng đều, có diện tích bề mặt lớn , có khả năng hấp phụ với độ chọn lọc cao, có tính bền nhiệt, tính bền đối với các tác nhân hoá học cao nên chúng được ứng dụng rất rộng rãi như dùng làm chất xúc tác trong tổng hợp hoá dầu, làm chất hấp phụ trong kỹ nghệ hoá học , trong việc bảo vệ môi trường, nuôi trồng thuỷ , hải sản xử lý nguồn nước ô nhiễm ở Việt Nam.v.v
    Việt nam là nước có nguồn Diatomit với trữ lượng lớn, song cho đến nay còn sử dụng ở dạng thô, chưa xử lý triệt để nên hiệu quả kinh tế chưa cao.
    Nguồn tài nguyên là có hạn nên em đã chọn hướng nghiên cứu chuyển hoá Diatomit thành sản phẩm chứa Zeolit cũng như tạo sợi các bon có kích thước nano trên Diatomit ,sản phẩm chứa Zeolit và bước đầu nghiên cứu ứng dụng của chúng.









    PHÂN 1-TỔNG QUAN
    I-GIỚI THIỆU VỀ DIATOMIT
    Đây là một trong những khoáng xốp tồn tại trong tự nhiên , hiện nay tập trung nhiều ở Phỳ khỏnh , Lõn đồng, Ninh Bình , miền trung tõy nguyờn . Người ta có thể sử dụng diatomit làm chất hấp phụ , chất mang, chất độn cho vật liệu compozit hay chất xử lý nước bởi vì Diatomit được tạo ra từ một tập hợp hạt có độ xốp lớn vơớ 80-85% và cả tính đa dạng của các phần tử đó . Nhưng sử dụng trực tiếp diatomit trong công nghiệp là điều không ai thực hiện bởi vì hiệu quả kinh tế không cao. Và người ta đã tìm ra nhiều phương thức biến đổi Diatomit để tạo nên những chất mà khả năng tốt hơn của Diatomit , có thể ứng dụng trong công nghiệp.
    -Nguồn gốc của Diatomit:
    Diatomit, kí hiệu la DA được hình thành từ tảo Diatome , thông qua quá trình phân huỷ tảo Diatome. sự phân huỷ này được thực hiện theo cơ chế phức tạp, nhưng có thể tóm gọn , đó là sự hấp thụ axit silicic có trong nước và chuyển hoá để tạo ra DA.
    Trước hết nói về tảo diatome: Hình thù của tảo diatome có rất nhiều hình dạng nhưng tất cả chúng đều có đặc điểm là là khoảng không gian bên trong rất rộng do chúng được tạo nên bởi rất nhiều “mảnh” từ đó tạo nên các khoảng trống giữa các mảnh đó . Vì thế mà khoảng trống bên trong (tổng cộng tất cả cỏc vựng không gian nhỏ lại) là vô cùng lớn.
    Vì quá trình hình thành nên diatomit được bắt nguồn từ tảo diatome và chuyển hoá ra nhiều dạng khác nhau nên trong thành phần của tảo diatome cũng bao gồm rất nhiều dạng đó . Đó là các dạng Diatome, Opan, sét , thạch anh , Gloconit (dạng này rất nhỏ).
    -Thành phần Diatomit rất khó xác định vì diatomit được khai thác trong các mỏ vỉa , nơi có nhiều các thành phần hữu cơ phức tạp được hình thành trong lòng trái đất. Mặc dù vậy nhờ vào sự cố gắng của các nhà khoa học, dựa vào các thiết bị hiện đại người ta đã tìm ra thành phần của Diatomit. Trong đó đáng chú ý nhất là sự xuất hiện của SiO[SUB]2[/SUB],Al[SUB]2[/SUB]O[SUB]3[/SUB],Fe[SUB]2[/SUB]O[SUB]3[/SUB] .
    DA –kớ hiệu của diatomit-được hình thành từ rất lâu trong lòng đất . Do các sinh vật biến đổi thành . Vì thế mà tỉ lệ các thành phần chính của diatomit còn phụ thuộc rất nhiều vào sinh vật tại nơi chứa các mỏ DA trong thời kì hình thành , tức là phụ thuộc vào số lượng, loại sinh vật và cả thành phần khoáng tại địa điểm đó hàng năm về trước .
    Sau đây là thành phần Diatomit của một số nơi thuộc Việt Nam và cả trên thế giới (tính theo phần trăm khối lượng).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...