Thạc Sĩ Nghiên cứu chuyển cơ sở sản xuất ngành nghề từ khu dân cư đến nơi sản xuất tập trung ở thị xã Từ Sơn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

    2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHUYỂN CƠ SỞ SẢN XUẤT NGÀNH NGHỀ TỪ KHU DÂN CƯ ĐẾN KHU SXTT 5
    2.1 Cơ sở lý luận chuyển ngành nghề sản xuất phân tán trong khu dân cư ra khu sản xuất tập trung 5
    2.2 Cơ sở thực tiễn về chuyển sản xuất ngành nghề phân tán trong khu dân cư ra khu sản xuất tập trung 35
    2.3 Các nghiên cứu có liên quan 47

    3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48
    3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 48
    3.2 Phương pháp nghiên cứu 57
    3.3 Hệ thống chỉ tiêu phân tích 64

    4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 66
    4.1 Thực trạng chuyển cơ sở sản xuất ngành nghề phân tán trong dân cư ra sản xuất tập trung ở thị xã Từ Sơn 66
    4.1.1 Tình hình cơ sở sản xuất ngành nghề phân tán trong khu dân cư thị xã Từ Sơn 66
    4.1.2 Thực trạng chuyển cơ sở sản xuất ngành nghề phân tán trong khu dân cư ra khu sản xuất tập trung 81
    4.1.3 Hiệu quả của chuyển ngành nghề sản xuất ra khu tập trung 87
    4.1.4 Thực trạng các giải pháp kích thích chuyển ngành nghề phân tán trong dân cư ra khu tập trung 101
    4.2 Giải pháp đẩy mạnh chuyển ngành nghề sản xuất phân tán trong khu dân cư ra khu sản xuất tập trung 117
    4.2.1 Tăng cường quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp 118
    4.2.2 Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch đất cho khu, cụm công nghiệp 120
    4.2.3 Hỗ trợ vay vốn 123
    4.2.4 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng 125
    4.2.5 Giải pháp hỗ trợ 129
    4.2.6 Một số giải pháp khác 131

    5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 133
    5.1 Kết luận 133
    5.2 Kiến nghị 134
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 136
    MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHẢO SÁT 139


    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1 Tính cấp thiết của đề tàiTừ khi Chính phủ ban hành Quyết định 132/2000/QĐ-TTg về “Một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn” ngành nghề ở nông thôn tại các địa phương đã có nhiều bước phát triển rõ rệt [17]. Sự phát triển của các ngành nghề đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng và giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nông thôn, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều người lao động. Sản xuất ngành nghề đã tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, tăng thêm kim ngạch xuất khẩu liên tục trong các năm. Nhiều cơ sở và các hộ dân sản xuất ngành nghề đã bước đầu khẳng định được uy tín chất lượng và thương hiệu hàng hóa của mình đối với khách hàng trong nước và thế giới [12].
    Khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công, các làng nghề truyền thống trong khu vực nông thôn, góp phần tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động dôi dư do ruộng đất ngày càng ít, đồng thời cải thiện thu nhập và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.
    Từ Sơn luôn là thị xã có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên. Việc phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở Từ Sơn đã góp phần vào việc tạo ra công ăn việc làm cho lực lượng lao động. Giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dôi dư do diện tích sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, gia tăng thu nhập cho người lao động trong và ngoài thị xã và bộ mặt của thị xã đã được đổi thay từng ngày [2]. Bên cạnh những lợi thế do sản xuất ngành nghề mang lại, chúng ta không thể phủ nhận những tồn tại và hậu quả do làng nghề gây ra. Đó là sản xuất quy mô còn nhỏ lẻ, phân tán rải rác, thiếu cơ sở trưng bày, giới thiệu sản phẩm nên chưa tạo nên sức cạnh tranh trên thị trường do đó còn nhiều hạn chế trong việc tiêu thụ sản phẩm. Thêm vào đó là ngày càng có nhiều cơ sở sản xuất dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề càng nghiêm trọng. Thực tế trong một số năm gần đây, diễn biến môi trường nước, không khí và đất tại các làng nghề xấu đi rõ rệt, sự đa dạng hoá sinh học bị xâm phạm đã ở mức báo động. Tình trạng này đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của người dân và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của các làng nghề.
    Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Nhà nước và các cấp chính quyền, sản xuất của một số làng nghề. Trên địa bàn thị xã Từ Sơn từ năm 2000 đã được quy hoạch chuyển sản xuất phân tán trong khu dân cư ra khu sản xuất tập trung. Đây là một trong những địa phương đi đầu trong việc chuyển sản xuất ngành nghề ra khu sản xuất tập trung dưới dạng cụm công nghiệp làng nghề trong cả nước. Đến nay thị xã có 4200 doanh nghiệp và hộ cá thể đăng ký thuê đất trong các khu, cụm công nghiệp và đã có 832 cơ sở đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, trong tổng số 545 doanh nghiệp và hợp tác xã cùng 4.640 hộ đăng ký sản xuất CN-TTCN trên địa bàn. Từ thực tế trên cho thấy một thực trạng là:
    - Số cơ sở được thuê đất trong khu sản xuất tập trung (SXTT) chiếm rất ít so với tổng số cơ sở hoạt động trên địa bàn (10,24%), như vậy còn một lượng rất lớn các cơ sở không được thuê đất, trong số này có nhất nhiều cơ sở mong muốn được vào các khu SXTT. Thực tế là việc đăng ký vào các khu SXTT không thể thực hiện được do quá tải.
    - Tuy nhiên, từ kết quả trên chúng ta thấy, chỉ có 60,64% cơ sở đăng ký đi vào hoạt động tại các khu SXTT, còn 39,36% cơ sở đăng ký nhưng chưa chuyển vào.
    - Từ hai thực trạng trên có thể thấy một vấn đề bất cập là một số cơ sở đăng ký, được cấp đất nhưng không vào sản xuất trong khi rất nhiều cơ sở có nhu cầu nhưng không còn được đăng ký.
    - Mặt khác, có một bộ phận các cơ sở đã đăng ký, được cấp đất trong khu sản xuất tập trung nhưng lại sử dụng diện tích đất được cấp sai mục đích.
    Vậy nguyên nhân bất cập trên là gì? Và cần những giải pháp gì để thúc đẩy các cơ sở đã đăng ký như đã nói ở trên vào khu SXTT?
    Xuất phát từ thực tế này, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu chuyển cơ sở sản xuất ngành nghề từ khu dân cư đến nơi sản xuất tập trung ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu1.2.1 Mục tiêu chungTìm hiểu thực trạng quá trình chuyển cơ sở sản xuất ngành nghề phân tán trong dân cư ra sản xuất tập trung trên địa bàn thị xã Từ Sơn trong thời gian qua, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình đó.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể- Hệ thống hóa lý luận về chuyển cơ sở sản xuất ngành nghề phân tán trong dân cư ra sản xuất tập trung.
    - Đánh giá thực trạng chuyển cơ sở sản xuất ngành nghề phân tán trong dân cư ra sản xuất tập trung trên địa bàn thị xã Từ Sơn.
    - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển cơ sở sản xuất ngành nghề phân tán trong dân cư ra sản xuất tập trung trên địa bàn thị xã Từ Sơn.
    - Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển cơ sở sản xuất ngành nghề phân tán trong dân cư ra sản xuất tập trung ở thị xã Từ Sơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...