Luận Văn Nghiên cứu chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2011
    Đề tài: Nghiên cứu chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CẢM ƠN i
    MỤC LỤC .ii
    DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT v
    DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
    DANH MỤC HÌNH vii
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
    1.1. Chuỗi giá trị . 4
    1.1.1. Khái niệm về chuỗi giá trị 4
    1.1.2. Tầm quan trọng của phân tích chuỗi giá trị . 7
    1.2. Mối quan hệ giữa chuỗi chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng. 8
    1.2.1 Sự khác nhau giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng. 8
    1.2.2 Mối quan hệ giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị 10
    1.3. Mô hình SCP (Structure –Conduct –Performance) 12
    1.4. Lợi thế cạnh tranh .14
    1.4.1. Lợi thế cạnh tranh theo quan điểm của Michal E. Porter .14
    1.4.2. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michal E. Porter 14
    1.5. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài .21
    1.5.1. Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị 21
    1.5.2. Một số nghiên cứu về mặt hàng tôm thẻ chân trắng 23
    1.6. Các quy định về truy xuấtnguồn gốc, kiểm tra và chứng nhận chất
    lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản 23
    Chương 2. TỔNG QUAN CHUỖI GIÁ TRỊ THỦY SẢN VIỆT NAM VÀ
    KHÁNH HÒA . 24
    2.1. Tổng quan ngành thủy sản trên thế giới 24
    iii
    2.2. Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam. .26
    2.3. Đặc điểm của chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản Việt Nam 28
    2.4. Tổng quan ngành thủy sản của tỉnh Khánh Hòa 38
    2.5. Đặc điểm chuỗi giá trị sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản của tỉnh Khánh
    Hòa .39
    Chương 3 THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ TÔM THẺCHÂN TRẮNG
    THƯƠNG PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA . 42
    3.1. Cấu trúc thị trường sản phẩm tôm thẻ chân trắng tại Khánh Hòa 42
    3.1.1 Các tác nhân tham gia hệ thống phân phối tôm thẻ chân trắng
    thương phẩm tại Khánh Hòa . 42
    3.1.2. Tình hình cạnh tranh của các tác nhân trong chuỗi giá trị mặt hàng
    tôm thẻ chân trắng tại Khánh Hòa 49
    3.1.2.1. Tình hình gia nhập ngành và rút lui khỏi ngành 49
    3.1.2.2. Sự khác biệt về sản phẩm .52
    3.1.3. Qui trình định giá tôm thẻ chân trắng .53
    3.2. Phân tích các nhân tố thực hiện 56
    3.2.1. Thông tin thị trường . 56
    3.2.2. Hoạt động thương lượng, giao dịch mua bán giữa các tác nhân
    trong chuỗi. 57
    3.2.3. Hoạt động truy xuất nguồn gốc xuất xứ của các tác nhân trong
    chuỗi . 58
    3.2.4. Vấn đề rủi ro 59
    3.2.5. Hoạt động quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm của các tác
    nhân trong chuỗi .61
    3.3. Phân tích kết quả thực hiện . 63
    Chương 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ THẾ CẠNH TRANH CHUỖI GIÁ
    TRỊ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THƯƠNG PHẨM TẠI KHÁNH HÒA 75
    iv
    4.1. Định hướng phát triển cho chuỗi giá trị mặt hàng tôm thẻ chân trắng
    trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới 75
    4.2. Giải pháp 1:Nhóm giải pháp hợp tác dọc và hợp tác ngang trong chuỗi
    giá trị mặt hàng tôm thẻ thương phẩm trên địa bàn Khánh Hòa 76
    4.2.1. Giải pháp hợp tác dọc trong chuỗi giá trị mặt hàng tôm thẻ chân
    trắng . 77
    4.2.2. Giải pháp hợp tác ngang giữa người nuôi tôm thẻ chân trên địa bàn
    tỉnh Khánh Hòa 80
    4.3. Giải pháp 2:Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường nước ngoài và
    hoạt động tình báo ở thị trường nước ngoài. .82
    4.4. Giải pháp 3:Tăng cường hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức
    cho người nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng. .84
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 86
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    v
    DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
    Tên viết tắt TiếngAnh Tiếng Việt
    SCP Structure–Conduct–Performance
    Global GAP Global Good Agricultural
    Practices
    Thực hành nông nghiệp tốt toàn
    cầu
    VASEP Vietnam Association of Seafood
    Exporters And Producers
    Hiệp hội chế biến và xuất khẩu
    Thủy Sản Việt Nam
    EU European Union Liên minh châu Âu
    CIF "Cost, Insurance and Freight" Tiền hàng, bảo hiểm và cước
    ( .cảng đến quy định)
    GMP Good Manufactoring Practice Quy phạm sản xuất tốt
    HACCP Hazard Analysis and Critical
    Control Point
    Phân tích mối nguy và kiểm
    soát điểm tới hạn
    ISO
    9001:2001
    Hệ thống quản lý chất lượng
    vi
    DANH MỤC BẢNG BIỂU
    Trang
    Bảng 1.1. Mô hình SCP cho một ngành . 13
    Bảng 3.1. Chi phí –Lợi nhuận bình quân trên một ao nuôi tôm thẻ chân trắng
    5.000m
    2
    . 64
    Bảng 3.2. Chi phí –Lợi ích bình quân/kg tôm thương phẩm của đại lý thu mua
    trung gian 65
    Bảng 3.3. Chi phí –Lợi nhuận bình quân của 1kg tôm nguyên liệu trong sản
    phẩm tôm thẻ đông lạnh PTO 41/50 xuất đi Mỹ của công ty chế biến năm
    2010 66
    Bảng 3.4. Phân phối chi phí –lợi nhuận trong chuỗi giá trị mặt hàng tômthẻ
    chân trắng 67
    Bảng 3.5. Phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị mặt hàng
    tôm thẻ chân trắng cho 1kg sản phẩm 69
    Bảng 3.6. Ước lượng thu nhập bình quân trong năm 2010 của các tác nhân
    trong chuỗi 71
    vii
    DANH MỤC HÌNH
    Trang
    Hình 1.1: Chuỗi giá trị. . 5
    Hình 1.2. Chuỗi cung ứng hợp nhất. . 9
    Hình 1.3. Chuỗi giá trị mở rộng. . 11
    Hình 1.4. Chuỗi cung ứng tổng quát. 11
    Hình 1.5. Sự tương tác qua lại giữa ba yếu tố trong mô hình SCP. . 12
    Hình 1.6. Mô hình5 lực lượng cạnh tranh của Porter . 20
    Hình 2.1. Sản lượng thủy hải sản thế giới. . 24
    Hình 2.2. Cơ cấu đánh bắt –nuôi trồng năm 2009. . 25
    Hình 2.3. Cơ cấu sản phẩm theo sản lượng 9 tháng đầu năm 2010. 27
    Hình 2.4. Cơ cấu sản phẩm theo giá trị 9 tháng đầu năm 2010 . 27
    Hình 2.5. Chuỗi giá trị tổng quát sản phẩm thủy sản Việt Nam. . 28
    Hình 2.6. Sản lượng thủy sản Việt Nam tính tới 10 tháng đầu năm 2010. 31
    Hình 2.7. Cơ cấu nguồn cung theo khu vực năm 2008. . 31
    Hình 2.8. Tỷ trọng chi phí thức ăn trong giá thành nguyên liệu. . 33
    Hình 2.9. Tình hình giá bán cá tra và tôm nguyên liệu. . 33
    Hình 2.10. Các doanh nghiệp có khả năng tự chủ nguyên liệu cao. 35
    Hình 2.11. Các thị trường và sản phẩm có mức tăng trưởng cao 9 tháng đầu
    năm 2010. 36
    Hình 2.12. Thị trường xuất khẩu thủy sản theo sản lượng của Việt Nam. . 37
    Hình 2.13. Thị trường xuất khẩu thủy sản theo giá trị của Việt Nam. . 37
    Hình 2.14. Thị trường xuất khẩu tôm 9 tháng đầu năm 2010 của Việt Nam. 38
    Hình 4.1. Sơ đồ hợp tác dọc và ngang trong ngành thủy sản. . 76
    1
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài
    Việt Nam có khoảng 4.200 km
    2
    biển nội thủy và 3.260 km đường bờ biển.
    Đây là một lợi thế tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạnh ngành nuôi trồng
    thủy sản của nước ta. Vượt qua khó khăn do biến động của thị trường, giá cả, diễn
    biến bất thường của thời tiết và nhiều rào cản khác trên các thị trường tiêu thụ thủy
    sản, ngành thủy sản đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Theo thống
    kê, sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2010 cả nước đạt trên 2,8 triệu tấn, tăng 9%
    so với năm 2009, tổng sản lượng đạt hơn 5,1 triệu tấn, tăng gần 3%. Kim ngạch
    xuất khẩu ước đạt 4,7 tỷ USD, tăng hơn 6%[1]. Trong đó, sản lượng cá nước ngọt
    ước đạt trên 1,9 triệu tấn, riêng cá tra, basa đạt gần 1,5 triệu tấn, tôm nuôi đạt trên
    460 nghìn tấn, nhuyễn thể đạt gần 110 nghìn tấn, cá biển đạt khoảng 12.500 tấn.
    Đặc biệt là Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 vừa được Thủ
    tướng Chính phủ phê duyệt với kinh phí thực hiện dự kiến khoảng 57.400 tỷ đồng,
    ngành thủy sản đã có thể thực hiện được các kế hoạch dài hơi. Mục tiêu đến năm
    2020, kinh tế thủy sản đóng góp 30-35% GDP trong khối nông –lâm –ngư nghiệp,
    tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản từ 8-10%/năm. Kim ngạch xuất khẩu đạt
    8-9 tỷ USD.
    Có thể thấy ngành thủy sản là một trong những mũi nhọn phát triển kinh tế
    của nước ta hiện nay và trong tương lai. Khánh Hòalà mộttrongnhững tỉnh có lợi
    thế đểphát triển ngành thủy sản. Những năm gần đây, nghề nuôi trồng, khai thác và
    chế biến thủy sản đang là thế mạnh của Khánh Hòa. Toàn tỉnh có hơn 10.100 tàu,
    thuyền lắp máy; trong đó có gần 500 tàu công suất 100CV trở lên, có khả năng đánh
    bắt dài ngày trên biển. Đặc biệt, với 44 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản,
    Khánh Hòa đang là tỉnh đứng thứ 4 cả nước với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt
    hơn 300 triệu USD. Hiện Khánh Hòa là trung tâm cung cấp tôm giống cho cả nước,
    mỗi năm sản xuất 3,5 tỷ con tôm giống. Toàn tỉnh có gần 5.000ha đìa nuôi trồng
    thủy sản, năng suất bình quân đạt 1,5 tấn/ha[2].
    Những năm gần đây, người nuôi trồng thủy sảnKhánh Hòa đã khai thác triệt
    để vùng mặt nước ven biển để phát triền nghề nuôi tôm hùm lồng, cá mú, vẹm xanh,
    2
    ốc hương Với quy mô phát triển như hiện nay, tỉnh cũng cần có sự chú ý quan
    tâm, quản lý đến sự phát triển cho ngành thủy sản theo xu hướng bền vững, lâu dài.
    Đặc biệt với những sản phẩm mới mẻ như tôm thẻ chân trắng với giá trị kinh tế cao
    và sự phát triển một cách nhanh chóng của nó. Theo thống kê Khánh Hòa là địa
    phương có tốc độ tăng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng nhanh đến chóng mặt. Năm
    2008, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở đây chỉ có 900 ha thì sang năm 2009 đã
    tăng đến 3.100 ha[3]. Tuy nhiên việc phát triển mặt hàng tôm thẻ chân trắng tại
    Khánh Hòa hay ngay cả hiện trạng phát triển của ngành thủy sản Việt Nam hiện nay
    còn manh mún, đơn lẻ và tự phát, thiếu các mối liên kết giữa các tác nhân trong
    chuỗi giá trị. Hay nói cách khác, mối liên kết, sự tương tác nhiều mặt giữa các tác
    nhân tham gia và trách nhiệm của họ trong chuỗi cung ứng các hàng hóa dịch vụ
    đầu vào và tiêu thụ sản phẩm tôm thẻ chân trắng với người sản xuất còn yếu. Đây là
    hạn chế rất lớn tới việc giảm chi phí sản xuất, tối đa hóa lợi ích kinh tế của từng cá
    nhân trong chuỗi cũng như khó khăn trong phát triển mở rộng quy mô, diện tích
    nuôi và chế biến tôm thẻ chân trắng một cách bền vững.
    Xuất phát từ các vấn đề trên, em lựa chọn chủ đề “Nghiên cứu chuỗi giá trị
    tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa” là đề tài cho khóa luận tốt
    nghiệp của mình. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phát triển những căn cứ khoa học
    để đề xuất giải pháp, giúp nâng cao vị thếcạnh tranh trong chuỗi giá trị tôm thẻ
    chân tr ắng to àn c ầu và giúp cho ngành phát tri ển kinh doanh một cách bền bững h ơn.
    2. Mục tiêu của đề tài
    - Phân tích cấu trúc chuỗi giá trị sản phẩm tôm thẻ chân trắngvà vai trò của
    các tác nhân trong chuỗi giá trị;
    - Đánh giá cách thức tổ chức vận hành thị trường và tình hình cạnh tranh trong
    ngành của chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
    - Xác định kết cấu chi phí và phân phối lợi ích của các tác nhân trong chuỗi, từ
    đóđề xuất giải pháp nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh cho toàn chuỗi giá trị tôm thẻ
    chân trắng tại Khánh Hòa.
    3. Đối tượng của đề tài và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: người nuôi tôm thẻ chân trắng, các nậu vựa, thương
    buôn, doanh nghiệp chế biến.
    3
    - Phạm vi nghiên cứu: Các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm tôm thẻ chân
    trắng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Thời gian tiến hành điều tra là tháng 4/2011 với
    số liệu thu thập được của năm 2010.
    4. Phương pháp nghiên cứu
     Phương pháp luận
    - Tiếp cận phân tích theo chuỗi giá trị trên cơ sở áp dụng mô hình SCP
    (Structure –Conduct –Performance) để nghiên cứu cho trường hợp chuỗi giá trị
    tôm thẻ chân trắng tại Khánh Hòa.
    - Áp dụng mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael E. Porter đểphân
    tícháp lực cạnh tranh của mỗitác nhân trong chuỗi giá trị.
    - Ngoài ra nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp mô tả, thống kê, so sánh.
     Phương pháp thu thập số liệu
    Phương phápthu thập số liệu bằng cáchđiều tra trực tiếp 28 đối tượng thông
    qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi. Trong đó,có 15 hộ nuôi tôm; 6 nậu vựa (3 người
    là nậu cấp 1 và 3 người là nậu cấp 2); 5 người buôn bán trung gian (2 người bán sỉ
    và 3người bán lẻ); 2 công ty chế biến thủy sản (công ty CP Nha Trang Seafoods –
    F17 và côngty CP Hải sản Nha Trang –Nha Trang Fisco).
    5. Kết cấu đề tài:
    Ngoài phần tổng quan về đề tài, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, mục
    lục và phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm 4 chương như sau:
    Chương 1:Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
    Chương 2:Tổng quanchuỗi giá trị thủy sản Việt Nam và Khánh Hòa.
    Chương 3:Thực trạng chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng thương phẩm trên địa
    bàn tỉnh Khánh Hòa.
    Chương 4: Giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh chuỗi giá trị tôm thẻ chân
    trắng thương phẩm tại Khánh Hòa
    4
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
    NGHIÊN CỨU
    1.1. Chuỗi giá trị
    1.1.1. Khái niệm về chuỗi giá trị
    Ngày nay, chuỗi giá trị đang là một vấn đề được nhiều ngành, nhiều đối
    tượng chủ thể trong nền kinh tế quan tâm. Vì vậy, chúng ta có rất nhiều khái niệm
    cho một chuỗi giá trị của một doanh nghiệp, của một ngành và chuỗi giá trị hàng
    hóa toàn cầu. Tuy nhiên, tác giả xin đề cập một số khái niệm chung cho chuỗi giá trị
    như sau:
    Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động. Trong đó sản phẩm đi qua tất cả các
    hoạt động của chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá
    trị nào đó. Chuỗi các hoạt động này cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia
    tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại [4].
    Theo Michael E. Porter chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động từ khâu đầu
    tiên đến khâu cuối cùng của sản phẩm bao gồm các hoạt động chính và các hoạt
    động bổ trợ để tạo nên lợi thế cạnh tranh của sản phẩm(xem Hình 1.1). Theo đó khi
    đi qua lần lượt các hoạt động của chuỗi mỗi sản phẩm nhận được một số giá trị. Các
    hoạt động chính là các hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi về mặt vật lý, quản
    lý sản phẩm cuối cùng để cung cấp cho khách hàng. Các hoạt động bổ trợ là các
    hoạt động nhằm hỗ trợ cho các hoạt động chính [5].Tuy nhiên, khái niệm chuỗi giá
    trị mà Michael E. Porter nghiên cứu là chuỗi giá trị của một doanh nghiệp nhưng nó
    là khái niệm cơ bản để hiểu được chuỗi giá trị của ngành hàng.
    Trong đó, các hoạt động trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp được diễn tả như sau :
     Các hoạt động chính
    1
    - Hậu cần đến (inbound logistics): những hoạt động này liên quan đến việc
    nhận, lưu trữ và dịch chuyển đầu vào vào sản phẩm, chẳng hạn như quản trị nguyên
    1
    Phần này được tham khảo tại [6]
    5
    vật liệu, kho bãi, kiểm soát tồn kho, lên lịch trình xe cộ và trả lại sản phẩm cho nhà
    cung cấp.
    - Sản xuất: các hoạt động tương ứng với việc chuyển đổi đầu vào thành sản
    phẩm hoàn thành, chẳng hạn như gia công cơ khí, đóng gói, lắp ráp, bảo trì thiết bị,
    kiểm tra, in ấn và quản lý cơ sở vật chất.
    - Hậu cần ra ngoài (outbound logistics): đây là những hoạt động kết hợp với
    việc thu thập, lưu trữ và phân phối hàng hóa vật chất sản phẩm đến người mua,
    chẳng hạn như quản lý kho bãi cho sản phẩm hoàn thành, quản trị nguyên vật liệu,
    quản lý phương tiện vận tải, xử lý đơn hàng và lên lịch trình –kế hoạch.
    - Marketing và bán hàng: những hoạt động này liên quan đến việc quảng cáo,
    khuyến mãi, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ giữa các thành viên
    trong kênh và định giá.
    - Dịch vụ khách hàng: các hoạt động liên quan đến việc cung cấp dịch vụ
    nhằm gia tăng hoặc duy trì giá trị của sản phẩm, chẳng hạn như cài đặt, sửa chữa và
    bảo trì, đào tạo, cung cấp thiết bị thay thế và điều chỉnh sản phẩm.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Website của Tạp chí Thủy sản,
    http://thuysanvietnam.com.vn/index.php/news/details/index/418.let, truy cập ngày
    16/04/2011.
    2. Website của Tổng cục Thủy sản, cập nhật 16/02/2011,
    http://www.tongcucthuysan.gov.vn/Portal/NewsDetail.aspx?newsid=8585&lang=vi-VN, truy cập ngày 16/04/2011.
    3. Website của Báo Hậu Giang,
    http://www.hieugiang.com/index.php?view=article&catid=46%3Atin-cong-ty&id=1106%3Akhi -din-tich-nuoi-tom -chan-trng-tng-chong-mt&tmpl=component&print=1&page=&option=com_content&Itemid=72, truy cập
    ngày 17/04/2011.
    4. http://vi.wikipedia.org/wiki/Chu%E1%BB%97i_gi%C3%A1_tr%E1%BB%8Btruy
    cập ngày 23/03/2011.
    5. http://www.*************/content/lu%E1%BA%ADn-v%C4%83n-th%E1%BA%A1c-s%E1%BB%B9-nghi%C3%AAn-c%E1%BB%A9u-chu%E1%BB%97i-gi%C3%A1-tr%E1%BB%8B-ng%C3%A0nh-h%C3%A0ng-c%C3%A1-tra-t%E1%BA%A1i -t%E1%BB%89nh-%C4%91%E1%BB%93ng-th%C3%A1p, truy cập ngày 3/04/2011.
    6. Nguyễn Thừa Bửu, luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu chuỗi cung ứng của mặt hàng cá tra,
    cá basa tại công ty cổ phần NamViệt, trang 13 –14, websitethư viện số của trường
    Đại học Nha Trang,
    http://ddsrc.ntu.edu.vn/kopac/opackeywordsearch.aspx?s_searchvalue1=chu%E1%B
    B%97i+cung+%E1%BB%A9ng&s_searchfield1=t&s_searchfield2=t&s_searchfield3
    =t&s_searchoperator1=+%26+&s_searchoperator2=+%26+&s_query=t%3achu%E1
    %BB%97i+cung+%E1%BB%A9ng, truy cập ngày 17/04/2011.
    7. http://www.longan.gov.vn/chinhquyen/soct/Pages/Phat-trien-cum-cong-nghiep-tren-the-gioi.aspx, ngày truy cập 04/03/2011.
    8. WebsiteThương mại giao nhận vận tải, http://www.giaonhanvantai.vn/chuoi -cung-ung-supply-chain/1045-chuoi-gia-tri -trong-nganh-van-chuyen-container.html ,truy
    cập ngày 09/04/2011.
    9. Nguyễn Thị Trâm Anh, Khoa Kinh tế, trường Đại học Nha Trang, bài viết: Hợp tác
    trong chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản –công cụ đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Khánh
    Hòa trong bối cảnh toàn cầu hóa, mục: Vấn đề trao đổi, Tạp chí khoa học –công nghệ
    thủy sản, NXB trường ĐH Nha Trang, số 1-2009, trang 84.
    10. Website tư vấn quản lý, http://tuvanquanly.com/?p=230, truy cập ngày 03/03/2011.
    11. http://vlr.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=497:ly -lun-hin-i -v-logistics-va-chui-cung-ng&catid=111:tng-hp&Itemid=147%E2%8C%A9=vi, truy
    cập ngày 05/03/2011
    12. http://www.vamip.com.vn/LinkClick.aspx?fileticket=9CSxSA%2bouRU%3d&tabid=
    118&mid=540&language=vi-VN, truy cập ngày 23/04/2011.
    13. Bài thuyết trình “ Một số yếu tố tạo thành năng lực động doanh nghiệp và giải pháp
    nuôi dưỡng” của PGS.TS Nguyễn Đình Thọ -giảng viên trường ĐH Kinh tế TP. Hồ
    Chí Minh trong Hội thảo “Năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp” –TP. Hồ Chí
    Minh, 18/04/2009, http://www.idr.edu.vn/diendannghiencuu/showthread.php?t=3730,
    truy cập ngày 27/04/2011.
    14. Nguyễn Phạm Thanh Nam, Trương Chí Ti ến, Lưu Thanh Đức Hải, đề tài “Phân tích
    cấu trúc thị trường và kênh tiêu thụ sản phẩm cam ở vùng ĐBSCL”, tuyển tập đề tài
    “Phân tích cấu trúc thị trường và kênh marketing”, chi nhánh Nhà xuất bản giáo dục
    tại Cần Thơ.
    15. Thái Văn Đại, Lưu TiếnThuận, Lưu Thanh Đức Hải, đề tài “Phân tích cấu trúc thị
    trường và kênh marketing: trường hợp cá tra, cá basa tại Đồng bằng sông Cửu Long”,
    tuy ển tập đề tài “Phân tích cấu trúc thị trường và kênh marketing”, chi nhánh Nhà
    xuất bản giáo dục tại Cần Thơ.
    16. www.freewebs.com/dangdinhtramvn/5_forces.pdf
    17. Websitecủa Báo Hậu Giang,
    http://www.baohaugiang.com.vn/detailvn.aspx?item=3349,truy cập ngày 23/04/2011.
    18. Nguyễn Thị Liên, đề tài thạc sĩ: “Nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân
    trắng đông lạnh của công ty cổ phần Nha Trang Seafoods –F17”, wesite thư viện số
    của trường Đại học Nha Trang,
    http://ddsrc.ntu.edu.vn/kopac/opackeywordsearch.aspx?s_searchvalue1=chu%E1%B
    B%97i+cung+%E1%BB%A9ng&s_searchfield1=t&s_searchfield2=t&s_searchfield3
    =t&s_searchoperator1=+%26+&s_searchoperator2=+%26+&s_query=t%3achu%E1
    %BB%97i+cung+%E1%BB%A9ng,truy cập ngày 24/05/2011.
    19. wesite Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản,
    http://www.nafiqad.gov.vn/b-van-ban-phap-luat/lawdocument_subject_view?text_type=3-thongtu, truy cập ngày12/05/2011.
    20. cucktbvnlts.gov.vn/Client/upload/News/User_1/ ./118.2008.QĐ-BNN.pdf, truy cập
    ngày 12/05/2011.
    21. Báo cáol ần đầu: Thủy sản Việt Nam tổng kết năm 2010 và những dự phóng,
    www.sbsc.com.vn/portal/ ./e4bb49bd-a8bd-4c48-809d-6b5b147341bf.pdf, truy cập
    ngày 3/06/2011.
    22. http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%A1nh_H%C3%B2a , truy c ập ng ày 3/06/2011.
    23. Wesite của Tổng cục thủy sản,
    http://www.tongcucthuysan.gov.vn/Portal/NewsDetail.aspx?newsid=8512&lang=vi-VN, truy cập ngày 03/05/2011.
    24. ”The Fisheries sector in Vietnam: A Stragetic Economic Analysis”. Báo cáo của Đại
    sứ quán hoàng gia Đan Mạch tại Việt Nam trong khuôn khổ dự án FSPS II. Tháng
    12/2010.
    25. wesite trung tâm xúc tiến thương mại du lịch và đầu tư tỉnh Cà Mau
    http://www.camautravel.vn/vn/newsdetail/1105/tts.html , truy cập ngày 23/06/2011.
    26. wesite thương mại, http://www.thuongmai.vn/tom-dong-lanh-xuat-khau/44104-nam-2010-nuoi-va-che-bien-xuat-khau-tom -thang-loi -lon.html, truy cập ngày 23/06/2011.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...