Thạc Sĩ Nghiên cứu chuỗi giá trị tôm sú nguyên liệu cho xuất khẩu tại nghệ an

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Nghiên cứu chuỗi giá trị tôm sú nguyên liệu cho xuất khẩu tại nghệ an

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ðOAN i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC BẢNG vii
    DANH MỤC SƠ ðỒ viii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . viii
    1. MỞ ðẦU 1
    1.1. ðặt vấn ñề 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
    1.2.1 Mục tiêu chung .3
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
    1.3. Câu hỏi nghiên cứu 3
    1.4 ðối tượng và phạm phạm vi nghiên cứu .4
    1.4.1. ðối tượng nghiên cứu 4
    1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .4
    1.4.3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 6
    2.1. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị 6
    2.1.1. Một số khái niệm .6
    2.1.2. Quản trị chuỗi giá trị .8
    2.1.2. Bản ñồ chuỗi giá trị và lập bản ñồ chuỗi giá trị 9
    2.1.3. Người vận hành chuỗi giá trị .10
    2.1.4. Nội dung nghiên cứu của chuỗi giá trị 10
    2.1.5. Ý nghĩa thực tiễn của việc phân tích chuỗi giá trị 10
    2.2. Cơ sở thực tiễn về Nghiên cứu chuỗi giá trị trên thế giới và
    trong nước .11
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    iv
    2.2.1. Kinh nghiệm Nghiên cứu chuỗi giá trị trên thế giới .11
    2.2.2. Kinh nghiệm nghiên cứu chuỗi giá trị tại Việt Nam qua một số
    nghiên cứu có liên quan 13
    2.3. Hiện trạng sản xuất, chế biến và xuất khẩu Tôm Sú ở Việt Nam .15
    2.3.1 Hiện trạng nuôi tôm ở Việt Nam .15
    2.3.2. Hiện trạng chế biến và quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm 18
    2.3.3. Hiện trạng xuất khẩu và thị trường tiêu thụtôm .19
    2.3.4. ðánh giá và dự báo thị trường xuất khẩu thủy sản và Tôm Sú .21
    3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .23
    3.1. ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 23
    3.1.1. ðiều kiện tự nhiên .23
    3.1.2. ðiều kiện kinh tế - xã hội 25
    3.1.3. Dân số-lao ñộng 25
    3.2. Phương pháp nghiên cứu .26
    3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 26
    3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 31
    3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 33
    4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .34
    4.1. Chuỗi giá trị Tôm Sú nguyên liệu cho xuất khẩu tại Nghệ An .34
    4.1.1. Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị Tôm Sú ở Nghệ An 34
    4.1.2. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị tôm ở tỉnh Nghệ An 52
    4.1.3. Phân tích ñiểm mạnh, ñiểm yếu-cơ hội, thách thức (SWOT) ñối
    với chuỗi giá trị Tôm Sú nguyên liệu tại Nghệ An .56
    4.1.4 Phân tích sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị Tôm
    Sú nguyên liệu cho xuất khẩu tại Nghệ An .59
    4.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng ñến chuỗi giá trị TômSú nguyên liệu
    cho xuất khẩu tại Nghệ An 62
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    v
    4.2. Một số giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị Tôm Sú nguyên liệu
    cho xuất khẩu tại tỉnh Nghệ An .65
    4.2.1. Cơ sở khoa học ñể ñề xuất giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị Tôm
    Sú nguyên liệu xuất khẩu tại Nghệ An. 65
    4.2.2. ðề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị Tôm Sú
    nguyên liệu cho xuất khẩu tại Nghệ An 65
    5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
    5.1. Kết luận .74
    5.2 Kiến nghị 76
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .78
    PHỤ LỤC 80
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    vi
    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 1: Diện tích, năng suất và sản lượng tôm của Việt Nam 16
    Bảng 2: Sản lượng và giá trị xuất khẩu Tôm Việt Namnăm 2009 - 2010 20
    Bảng 3: Số phiếu ñiều tra các tác nhân tham gia vàochuỗi giá trị Tôm Sú
    nguyên liệu cho xuất khẩu tại Nghệ An .29
    Bảng 4: Phân bố số cơ sở và chủng loại thức ăn trênñịa bàn tỉnh Nghệ An .36
    Bảng 5: Hạch toán kinh tế với hộ cung cấp thức ăn và thuốc thú y 37
    Bảng 6: Thông tin chung về nông hộ nuôi tôm .38
    Bảng 7: Bảng hạch chi phí của hộ nuôi tôm 39
    Bảng 8: Giá bán ñơn vị các loại Tôm Sú qua các năm 40
    Bảng 9: Bảng hạch toán hiệu quả kinh tế của hộ nuôitôm (1ha) 40
    Bảng 10: Thị trường ñầu ra của thương lái 43
    Bảng 11: Chi phí, giá bán và giá trị tăng thêm của 1 kg tôm 44
    Bảng 12: Thị trường ñầu vào của công ty chế biến năm 2010 46
    Bảng 13: chi phí, giá bán, lợi nhuận ñơn vị của công ty chế biến thủy sản 48
    Bảng 14: Giá bán, giá mua và GTGT của các tác nhân theo kênh 1 .54
    Bảng 15: Giá bán, giá mua và GTGT của các tác nhân theo kênh 2 .55
    Bảng 16: Phân tích SWOT chuỗi giá trị Tôm Sú nguyênliệu tại Nghệ An 56
    Bảng 17: Phân tích các cặp của ma trận SWOT (S-O; W-T; S-T; W-O) 58
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    vii
    DANH MỤC SƠ ðỒ
    Sơ ñồ 1: Bản ñồ chuỗi giá trị 9
    Sơ ñồ 2: Chuỗi giá trị tôm sú nguyên liệu tại Nghệ An .50
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    viii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    TT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt
    1 VASEP Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam
    2 EU Cộng ñồng các nước Châu Âu
    3 UBND Ủy ban nhân dân
    4 ðBSCL ðồng Bằng Sông Cửu Long
    5 HACCP Phân tích các mối nguy và xác ñịnh các ñiểm kiểm
    soát tới hạn.
    6 PRA ðánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng ñồng
    7 Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
    8 CoC Quy Tắc Ứng Xử nghề cá có trách nhiệm (Code of
    Conduct for Responsible Aquaculture)
    9 BMP Better Management Practices
    Quy tắc thực hành quản lý nuôi tốt hơn
    10 GAP Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt
    11 NAFIQAVED Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
    12 FAO Tổ chức nông lương Liên hợp quốc
    13 WTO Tổ chức thương mại thế giới
    14 NTTS Nuôi trồng thủy sản
    15 GTGT Giá trị gia tăng
    16 HTX Hợp tác xã
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    1
    1. MỞ ðẦU
    1.1. ðặt vấn ñề
    Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
    Năm 2010 giá trị xuất khẩu thủy sản ñạt 4.5 triệu USD, chiếm 7,5% tổng kim
    ngạch xuất khẩu và ñóng góp khoảng 5,3% GDP của Việt Nam (VASEP,
    2010). Sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam ñã có mặt trên 150 quốc
    gia trên toàn thế giới, trong ñó EU, Mỹ, Nhật là những thị trường chủ chốt,
    chiếm khoảng 60% về khối lượng và 70% về giá trị xuất khẩu (VASEP,
    2010). Nguồn nguyên liệu thủy sản chính của Việt Nam là tôm, cá và các loại
    thủy sản khác. Trong ñó, Tôm Sú là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ
    lực của Việt Nam và từng là mặt hàng xuất khẩu số một vào trước những năm
    2004. Cụ thể, thời kỳ này tôm ñông lạnh luôn chiến trên 50% giá trị xuất
    khẩu. Sau năm 2004, giá trị sản xuất và xuất khẩu cá da trơn (cá Tra và Ba
    Sa) tăng ñột biến, cá da trơn trở thành nhóm hàng xuất khẩu chủ lực, cạnh
    tranh vị trí số một với tôm. Ví dụ, năm 2007 tôm chỉ còn chiếm 40% tổng giá
    trị thủy sản xuất khẩu của Việt Nam (trên 161 nghìntấn, trị giá 1.509 triệu
    USD), xét về tỷ trọng ñã giảm so với các năm trước,do sự phát triển nhanh
    của sản phẩm cá da trơn. Tuy vậy, về giá trị tuyệt ñối sản phẩm tôm xuất khẩu
    của Việt Nam vẫn tăng và ñứng vị trí thứ hai sau nhóm Cá Tra và Cá Basa.
    Nhiều nghiên cứu trước ñây về chuỗi giá trị tôm, vídụ “Nghiên cứu triển
    vọng cải tiến chất lượng chuỗi cung cấp Tôm Sú tại ðBSCL”của Võ Thị
    Thanh Lộc thực hiện năm 2006, “Nghiên cứu chuỗi giátrị công nghiệp tôm ở
    Trà Vinh” của Lê Xuân Sinh & Nguyễn Thanh Phương, thực hiện năm 2006
    ñã chỉ ra nhiều vấn ñề liên quan ñến ngành hàng tômnhư cung ứng ñầu vào
    không ổn ñịnh và giá cao, ứng dụng kỹ thuật nuôi tiên tiến của người dân vào
    sản xuất còn hạn chế, người nuôi thiếu vốn, thiếu thông tin thị trường, người
    chế biến còn thiếu vốn, thiếu ñầu tư công nghệ hiệnñại và ñầu vào/ñầu ra
    không ổn ñịnh và thiếu thông tin thị trường, sản phẩm chất lượng chưa cao và
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    2
    giá ñầu ra không ổn ñịnh. Ngoài ra, các nghiên cứu trước ñây (Trần Văn
    Nhường và Bùi Thị Thu Hà, 2005) cũng chỉ ra nhiều vấn ñề liên quan khác
    liên quan ñến phát triển ngành nuôi tôm ở Việt Nam như quản lý kinh tế chưa
    hiệu quả, chính sách chưa hoàn chỉnh, cơ sở hạ tầngkém, ô nhiễm môi trường
    và chưa minh bạch trong sản xuất và phân phối Kếtquả là chất lượng sản
    phẩm ñầu ra kém, không an toàn vệ sinh thực phẩm, dẫn ñến giá bán thấp và
    không ổn ñịnh, không có thương hiệu, thu nhập và giá trị gia tăng tạo ra trong
    chuỗi thấp và thiếu sự cạnh tranh.
    Ở nước ta, ngành hàng Tôm Sú phát triển mạnh ở các tỉnh phía nam,
    nhất là khu vực ðồng bằng Sông Cửu Long. ðối với khu vực Bắc Trung Bộ,
    Tôm Sú cũng là một trong những sản phẩm chủ lực và có lợi thế so sánh,
    chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản phẩm thủy sản của khu vực.
    Nghệ An là tỉnh có ñiều kiện khí hậu tương ñối khắcnghiệt so với cả nước.
    Ngành nuôi Tôm Sú ở Nghệ An phát triển khá mạnh so với các tỉnh khác
    trong khu vực Bắc Trung Bộ. Trong những năm qua sảnlượng Tôm Sú sản
    xuất từ Nghệ An ñã góp phần tăng giá trị xuất khẩu cho cả khu vực và quốc
    gia nói chung. Việc phát triển ngành hàng này ở Nghệ An cũng ñã góp phần
    ñáng kể trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tận dụng một cách
    có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên, vốn và lao ñộngsẵn có. Tuy vậy, quá
    trình tăng trưởng và phát triển ngành hàng tôm một cách nhanh chóng trong
    thời gian qua, bên cạnh những ñóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội
    của tỉnh và khu vực Bắc Trung Bộ nói chung như: tăng trưởng GDP, giải
    quyết việc làm cho lao ñộng nông thôn, tạo nguồn thu ngoại tệ, kéo theo sự
    tăng trưởng và phát triển các ngành nghề dịch vụ khác cũng ñặt ra nhiều
    vấn ñề về tổ chức quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuậtnuôi, quản lý ô nhiễm,
    quản lý môi trường sinh thái, an toàn vệ sinh thực phẩm và các vấn ñề kinh tế
    xã hội khác. Các vấn ñề liên quan ñến quản lý chuỗigiá trị sản phẩm Tôm Sú
    ở Nghệ An chưa ñược quan tâm nhiều, ñặc biệt là cácvấn ñề như xác ñịnh giá
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    3
    trị gia tăng và mức ñộ phân phối lợi nhuận trong toàn chuỗi và trong từng
    nhóm chủ thể tham gia chuỗi nhằm ñưa ra giải pháp phát triển hợp lý chuỗi
    ngành hàng, tạo sự công bằng và nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm
    Tôm Sú nguyên liệu sản xuất tại Nghệ An trên thị trường trong nước và quốc
    tế. Những vấn ñề này cần phải ñược nghiên cứu ñể giúp hoàn thiện chuỗi giá
    trị tôm, tạo ñiều kiện thuận lợi cho Nghệ An phát triển ngành hàng này một
    cách ổn ñịnh và bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.
    Xuất phát từ vấn ñề trên, tôi thực hiện ñề tài “Nghiên cứu chuỗi giá trị
    Tôm Sú nguyên liệu cho xuất khẩu tại Nghệ An”.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Nghiên cứu chuỗi giá trị Tôm Sú nguyên liệu cho xuất khẩu tại Nghệ An
    nhằm ñề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế chuỗi, liên quan ñến qui
    hoạch vùng nuôi, tăng giá trị gia tăng chuỗi, giảm chi phí chuỗi thông qua các
    liên kết dọc và liên kết ngang cũng như tăng cường các biện pháp ñể nâng cao
    chất lượng Tôm Sú sản xuất từ tỉnh Nghệ An.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn chuỗi giá trị
    - Nghiên cứu chuỗi giá trị Tôm Sú nguyên liệu cho xuất khẩu tại Nghệ An
    - ðề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị Tôm Sú nguyên
    liệu sản xuất tại Nghệ An
    1.3. Câu hỏi nghiên cứu
    - Chuỗi giá trị tôm tại Nghệ An bao gồm những chủ thểnào? Những vấn ñề
    chính trong chuỗi giá trị Tôm Sú tại Nghệ An là gì?
    - ðâu là giá trị tăng thêm của người nuôi tôm, người thu mua và doanh
    nghiệp chế biến tôm? Hiệu quả sản xuất của họ ra sao?
    - Các tác nhân trong chuỗi giá trị Tôm Sú nguyên liệucho xuất khẩu tại
    Nghệ An liên kết với nhau như thế nào?
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    4
    - Giải pháp nào có thể nâng cao giá trị tăng thêm, hiệu quả sản xuất, lợi thế
    cạnh tranh và thu nhập của các tác nhân trong chuỗivà của toàn chuỗi?
    1.4 ðối tượng và phạm phạm vi nghiên cứu
    1.4.1. ðối tượng nghiên cứu
    ðối tượng nghiên cứu của ñề tài là chuỗi giá trị Tôm Sú nguyên liệu,
    gồm cơ sở sản xuất tôm giống, ñại lý cung cấp thức ăn, người nuôi, các
    thương lái thu mua, các công ty chế biến tôm trên ñịa bàn nghiên cứu.
    1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
    a, Nội dung nghiên cứu của ñề tài gồm:
    - ðánh giá hiện trạng sản xuất, chế biến và xuất khẩuTôm tại Việt Nam;
    - Phân tích chức năng và hoạt ñộng của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị
    Tôm Sú tại Nghệ An;
    - Phân tích mối liên kết giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị Tôm Sú tại
    Nghệ An;
    - Phân tích kinh tế của chuỗi giá trị Tôm Sú tại NghệAn
    - ðánh giá các ñiểm mạnh, ñiểm yếu, cơ hội, thách thức ñối với chuỗi giá trị
    Tôm Sú tại Nghệ An
    - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng ñến chuỗi giá trị Tôm Sú tại Nghệ An.
    b, Không gian nghiên cứu:
    Không gian nghiên cứu ñược giới hạn trên ñịa bàn tỉnh Nghệ An. ðối
    với chức năng nuôi trồng và thu gom, ñề tài sẽ tập trung khảo sát ở ñịa bàn
    các xã gồm Quỳnh Bảng, Quỳnh Lộc (huyện Quỳnh Lưu) và xã Hưng Hoà
    thành phố Vinh.
    c, Thời gian nghiên cứu:
    ðề tài ñược thực hiện từ tháng 10 năm 2010 ñến tháng 10 năm 2011.
    1.4.3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
    Do hạn chế về thời gian và kinh phí, khi Nghiên cứuchuỗi giá trị Tôm
    Sú nguyên liệu ở tỉnh Nghệ An, ñề tài chỉ tập trungnghiên cứu ba khâu chính
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    5
    của chuỗi ñó là các khâu nuôi trồng, thu mua và chếbiến tôm. Tương ứng với
    3 khâu này thì các chủ thể ñược nghiên cứu là ngườinuôi tôm, thương lái thu
    mua và các công ty chế biến.
    Nuôi Tôm Sú ở Nghệ An ñược canh tác dưới nhiều hìnhthức khác nhau:
    nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh, quảng canh cải tiến ðề tài
    nghiên cứu này chỉ tập trung khảo sát các mô hình nuôi Tôm Sú theo hình
    thức thâm canh và bán thâm canh ñể có sự ñồng nhất về chi phí ñầu tư trong
    tác nhân người nuôi, tăng mức ñộ chính xác trong phân tích lợi ích và chi phí
    của chuỗi giá trị.
    Ngoài ra, ñề tài chỉ giới hạn ở mức ñộ phân tích vềhiệu quả tài chính
    thông qua phân tích chi phí, giá trị tăng thêm và lợi nhuận của từng khâu
    trong chuỗi, chưa ñi sâu phân tích hiệu quả kinh tếxã hội và các vấn ñề liên
    quan ñến môi trường.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    6
    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
    2.1. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị
    2.1.1. Một số khái niệm
    a. Chuỗi giá trị
    Khái niệm chuỗi giá trị (value chain) ñược giáo sư Michael Porter ñưa
    ra lần ñầu tiên vào năm 1985 trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh: Tạo và
    duy trì hoạt ñộng có hiệu suất cao”. Theo Michael Porter chuỗi giá trị là
    chuỗi các hoạt ñộng từ khâu ñầu tiên ñến khâu cuối cùng của quá trình sản
    xuất sản phẩm bao gồm các hoạt ñộng chính và các hoạt ñộng bổ trợ ñể tạo
    nên lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Khái niệm chuỗi giá trị ñược Porter sử
    dụng ñể phân tích các mối quan hệ giữa các tác nhân(chủ thể) và các hoạt
    ñộng trong một doanh nghiệp. ðể phân tích mối quan hệ giữa các cơ
    quan/doanh nghiệp tham gia trong một chuỗi ngành hàng nào ñó, Porter sử
    dụng khái niệm “hệ thống giá trị”.
    Tuy Porter là người ñầu tiên ñưa ra khái niệm “chuỗi giá trị” nhưng thực
    tế cho thấy khái niệm “chuỗi giá trị” ñược sử dụng trong các nghiên cứu sau
    này bị ảnh hưởng mạnh từ khái niệm “chuỗi hàng hóa”(commodity chains)
    do giáo sư xã hội học kinh tế Gereffi (1994) khởi xướng ñể nghiên cứu về tổ
    chức kinh tế của sản xuất tư bản toàn cầu (Nhường, 2011). Phương pháp phân
    tích “chuỗi giá trị” của Porter (1985) ñược Gereffilồng ghép như một phương
    diện của khung phân tích “chuỗi hàng hóa toàn cầu”.Như vậy khái niệm
    “chuối hàng hóa” do giáo sư Gereffi ñề xuất (1994) tương ñương với khái
    niệm “hệ thống giá trị” của giáo sư Porter (1985).
    Hiện nay khung phân tích nghiên cứu chuỗi giá trị mang bản chất liên
    ngành nên có nhiều ñịnh nghĩa khác nhau. Dưới ñây là một số ñịnh nghĩa phổ
    biến về chuỗi giá trị:
    - Là một loạt các hoạt ñộng kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ với nhau,
    từ việc cung cấp các ñầu vào cụ thể cho một sản phẩ m nào ñó, ñến sơ chế, chuyển
    ñổi, marketing, ñến việc cuỗi cùng là bán sản phẩm ñó cho người tiêu dùng.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    7
    - Là một loạt các doanh nghiệp (nhà vận hành) thựchiện các chức năng
    này, có nghĩa là nhà sản xuất, nhà chế biến, nhà buôn bán, và nhà phân phối
    một sản phẩm cụ thể nào ñó. Các doanh nghiệp kết nối với nhau bằng một
    loạt các giao dịch kinh doanh trong ñó sản phẩm ñược chuyển từ tay nhà sản
    xuất sơ chế ñến tay người tiêu dùng cuối cùng. Theothứ tự các chức năng và
    các nhà vận hành, chuỗi giá trị sẽ bao gồm một loạtcác ñường dẫn trong
    chuỗi (hay còn gọi là khâu).
    - Là một chuỗi các các hoạt ñộng bao gồm cả hoạt ñộng quản trị, liên
    quan ñến quá trình sản xuất và trao ñổi hàng hóa, từ giai ñoạn thiết kế ý
    tưởng, qua các giai ñoạn sản xuất khác nhau cho ñếnkhâu phân phối sản
    phẩm cuối cùng ñến khách hàng (Kaplinsky 2000, trang 121).
    b. Tác nhân
    Theo cuốn “phương pháp phân tích ngành hàng. Rome 1994” của Pierre
    Fabre do Vũ ðình Toàn dịch thì tác nhân là một “ tếbào” sơ cấp với các hoạt
    ñộng kinh tế là trung tâm, hoạt ñộng ñộc lập và tự quyết ñịnh hành vi của
    mình. Tác nhân có thể là những hộ gia ñình hoặc những doanh nghiệp . tham
    gia trong các ngành hàng thông qua hoạt ñộng kinh tế của họ. Có thể chia tác
    nhân làm 2 loại: Tác nhân là người thực hiện và tácnhân tinh thần có tính
    tượng trưng. Nếu theo nghĩa rộng, người ta dùng tácnhân ñể nói một tập hợp
    các ñơn vị có cùng một hoạt ñộng.
    c. Sản phẩm
    Trong một ngành hàng, mỗi tác nhân ñều tạo ra sản phẩm riêng của
    mình, trừ những sản phẩm bán lẻ cuối cùng. Sản phẩmcủa mọi tác nhân khác
    chưa phải là sản phẩm cuối cùng của ngành hàng mà chỉ là kết quả hoạt ñộng
    kinh tế, là ñầu ra quá trình sản xuất của rừng tác nhân. Do tính chất phong
    phú về chủng loại sản phẩm nên trong phân tích ngành hàng thường chỉ phân
    tích sự vận hành của các sản phẩm chính. Sản phẩm của ngành hàng thường
    lấy tên sản phẩm của tác nhân ñầu tiên.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Bộ kế hoạch và ðầu tư - Cục phát triển Doanh nghiệpnhỏ và vừa. Cẩm
    nang ValueLinks; http://www.sme-gtz.org.vn/PublicationsDownloads/ValueChains/tabid/65/language/vi-VN/Default.aspx
    2. Bộ kế hoạch và ðầu tư - Cục phát triển Doanh nghiệpnhỏ và vừa. Phân
    tích chuỗi giá trị rau cải ngọt Hưng Yên. http://www.sme-gtz.org.vn/PublicationsDownloads/ValueChains/tabid/65/language/vi-VN/Default.aspx
    3. Bộ kế hoạch và ðầu tư - Cục phát triển Doanh nghiệpnhỏ và vừa. Phân
    tích chuỗi giá trị Bơ ðắc Lắc. http://www.sme-gtz.org.vn/PublicationsDownloads/ValueChains/tabid/65/language/vi-VN/Default.aspx
    4. Tổng cục thống kê.
    http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=430&idmid=3
    5. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (2009). Báo cáo tình hình
    thực hiện kế hoạch năm 2009, phương hướng nhiệm vụ,giải pháp chủ
    yếu thực hiện kế hoạch năm 2010 của ngành thủy sản.
    6. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (2010). Báo cáo tình hình
    thực hiện kế hoạch năm 2010, phương hướng nhiệm vụ,giải pháp chủ
    yếu thực hiện kế hoạch năm 2011 của ngành thủy sản.
    7. Bộ Thủy sản (2006). Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản ñến
    năm 2010 và ñịnh hướng ñến năm 2020. 250 trang.
    8. Bộ trưởng bộ Nông nghiệp (2007). Chỉ thị Số 77/2007/CT-BNN, ngày 06
    tháng 9 năm 2007 về việc tiếp tục ñẩy mạnh hoạt ñộn g kiểm soát hóa
    chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồng, khai thác, bảo quản thuỷ sản sau
    thu hoạch và kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sin h trong các lô hàng
    thủy sản xuất nhập khẩu.
    9. Niên giámthống kê tỉnh Nghệ An (2010). Nhà xuất bản thống kê
    10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An – Chi cục thủy sản
    (2009). Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch năm 2009, nhiệm vụ và giải
    pháp thực hiện kế hoạch năm 2010.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    79
    11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An – Chi cục thủy sản
    (2010). Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch năm 2010, nhiệm vụ và giải
    pháp thực hiện kế hoạch năm 2011.
    12. Viện Phát triển ðồng bằng Sông Cửu Long (2008). phân tích chuỗi giá
    trị cá tra ðBSCL
    13. Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (VIFEP) (2009). nghiên cứu về
    chuỗi cung ứng trong nghề cá ở Việt Nam
    14. Võ Thị Thanh Lộc (2006). Nghiên cứu triển vọng cải tiến chất lượng
    chuỗi cung cấp Tôm Sú tại ðBSCL”
    15. Lê Xuân Sinh & Nguyễn Thanh Phương (2006). “Nghiên cứu chuỗi giá
    trị công nghiệp tôm ở Trà Vinh”
    16. Trần Văn Nhường và Bùi Thị Thu Hà (2005). Vấn ñề phát triển nuôi
    tôm bền vững
    17. Trần Văn Nhường (2009). Nghiên cứu chuỗi giá trị tôm toàn cầu xuất
    phát từ Việt Nam
    18. Tạ Khắc Thường (1996). Mô hình toán trong nuôi tôm ở Nam Trung
    Bộ. Tập san Khoa học công nghệ thủy sản, số 4/1996.
    19. UBND xã Hưng Hòa (2010). Báo cáo ñánh giá tình hìnhthực hiện kế
    hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế xã
    hội năm 2011
    20. UBND xã Quỳnh Lộc (2010). Báo cáo ñánh giá tình hình thực hiện kế
    hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế
    xã hội năm 2011
    21. UBND xã Quỳnh Bảng (2010). Báo cáo ñánh giá tình hình thực hiện kế
    hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế
    xã hội năm 2011
    22. Michael Porter (1985). Competitive Advantage: Creating and
    Sustaining Superior Performance
    23. Pierre Fabre. Người dịch. Vũ ðình Toàn. Phương phương pháp phân
    tích ngành hàng. Rome 1994.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...