Tiến Sĩ Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo,
    đặc biệt ở các tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển như Nghệ An. Phát triển chăn
    nuôi là cách duy nhất giúp người nghèo ở nông thôn thoát khỏi đói nghèo
    (Tuong, 2005). Chăn nuôi là một trong những ngành mang lại thu nhập chủ yếu
    cho nông hộ (Eprecht, 2005).
    Ngành chăn nuôi của Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng góp
    phần cho tăng trưởng và phát triển kinh tế vì nó (i) tạo việc làm, tăng thu nhập cho
    người chăn nuôi, đặc biệt ở người chăn nuôi vùng nông thôn; (ii) cung cấp thực
    phẩm giàu dinh dưỡng cho người dân; (iii) đóng góp vào giá trị sản xuất (GTSX)
    cũng như tổng sản phẩm của quốc gia. Đóng góp của chăn nuôi vào giá trị sản
    xuất chiếm 24,4 % tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2007; 27% năm
    2010 và 30,28% năm 2013 (giá so sánh 1994). Đối với tỉnh Nghệ An tỷ trọng
    ngành chăn nuôi chiếm 41,5 % giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (Sở Nông nghiệp
    & PTNT tỉnh Nghệ An, 2013).
    Nghệ An là một trong những tỉnh có số đầu lợn lớn nhất cả nước và là một
    trong 4 tỉnh có tổng đàn vượt 1 triệu con, đứng thứ 3 sau Hà Nội (bao gồm cả Hà
    Tây). Nghệ An cũng là một trong 12 tỉnh nằm trong Chương trình “Nâng cao khả
    năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP)” của Ngân
    hàng thế giới và Chính phủ Việt Nam. Năm 2013, đàn lợn của Nghệ An với hơn
    1,3 triệu con, chiếm 4,5% tổng đàn lợn của toàn quốc và 21% vùng Bắc Trung bộ
    và Duyên hải miền Trung (Tổng cục Thống kê, 2013). Đàn lợn của tỉnh tăng liên
    tục trong giai đoạn 2006-2010 nhưng giảm mạnh vào những năm 2012-2013 (giảm
    13,0% so với năm 2009). Số lượng đầu con trong giai đoạn 2010-2013 giảm
    0,3%/năm nhưng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tăng bình quân 4,0%/năm.
    Điều này cho thấy, đàn lợn của tỉnh đang dần được cải thiện theo hướng tăng chất
    lượng, trọng lượng xuất chuồng gia tăng. Những năm gần đây, người nuôi lợn phải
    gánh chịu hiện tượng giá thịt lợn tăng nhưng giá lợn hơi không tăng, ảnh hưởng
    đến tâm lý người chăn nuôi, phải thu hẹp sản xuất. Đến khi sản lượng giảm thì giá
    lợn hơi tăng lên nhưng đến lúc này người chăn nuôi không có lợn để bán. Nguyên nhân là do các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp ở nước ta phần lớn có quá nhiều
    tác nhân trung gian, liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi còn lỏng lẻo, trong khi
    đó người chăn nuôi thiếu thông tin thị trường, chưa được trang bị kiến thức để tham
    gia và các chuỗi giá trị có giá trị cao. Hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ cũng khó
    tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ. Do các chuỗi giá trị thiếu liên kết
    chặt chẽ nên một khi một mắt xích vận hành không trơn tru hoặc đứt đoạn thì khiến
    cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bị đình trệ và phần thiệt hại lại thuộc về người
    sản xuất phải gánh chịu.
    Tình hình này cũng không là ngoại lệ với chăn nuôi lợn ở Nghệ An. Chính
    quyền địa phương tỉnh đã có nhiều chính sách ưu đãi khuyến khích người chăn
    nuôi sản xuất. Ngoài ra, địa phương cũng có chính sách thu hút nhà đầu tư tham gia
    vào chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn để tạo ra một chu trình khép kín từ sản xuất –
    chế biến (giết mổ) – tiêu thụ và tận dụng những hỗ trợ từ các dự án. Ngoài ra sản
    phẩm thịt lợn là món ăn chủ yếu của người dân, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm từ
    thịt lợn ngày càng cao, đặc biệt cung thịt lợn đang thiếu cho tiềm năng xuất khẩu.
    Mặc dù có nhiều thuận lợi để phát triển cho sản phẩm thịt lợn, nhưng thực tế là
    người chăn nuôi lợn của tỉnh Nghệ An vẫn chưa thực sự làm giàu được. Phần lớn
    sản lượng được sản xuất ra được tiêu thụ qua thương lái và và 1/3 sản lượng tiêu
    thụ ở thị trường ngoài tỉnh. Điều này có nghĩa là, khâu tạo ra giá trị gia tăng cho
    sản phẩm thuộc về các tác nhân khác trong chuỗi, người chăn nuôi trong tỉnh chỉ
    nhận được một phần ít giá trị gia tăng thuần và hoạt động chăn nuôi của người sản
    xuất nhỏ lẻ nên không thu được lợi nhuận cao từ việc chăn nuôi. Đây có phải là
    mấu chốt làm cho việc nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi gặp khó khăn hay
    không? Và còn nhiều vấn đề xoay quanh các khâu sản xuất và tiêu thụ được đặt ra
    cho sản phẩm thịt lợn của tỉnh cần được phân tích để có thể giúp cho toàn bộ các
    tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị bao gồm người chăn nuôi, thương lái, lò giết
    mổ, người bán buôn, bán lẻ có thể gia tăng thu nhập. Do vậy để chuỗi giá trị thịt
    lợn phát triển thì cần có sự hỗ trợ cũng như hợp tác của các tác nhân trong chuỗi từ
    người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Việc liên kết các tác nhân tham gia
    trong quá trình sản xuất và tiêu thụ là xu hướng phát triển của nền sản xuất hàng
    hóa trong đó có ngành chăn nuôi lợn thịt; đảm bảo sự liên kết giữa các khâu, phân
    phối lợi ích hợp lý giữa các tác nhân đem lại sự phát triển bền vững của chuỗi giá
    trị sản phẩm thịt lợn. Cho đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu về ngành chăn nuôi lợn và
    ngành hàng lợn thịt đạt được nhiều nội dung quan trọng. Các đề tài nghiên cứu từ
    trước đến nay thường tập trung vào các vấn đề kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch



    bệnh, kinh tế chăn nuôi lợn và tìm giải pháp phát triển chăn nuôi lợn hoặc ngành
    hàng cho sản phẩm thuần nhất (thịt lợn hơi). Các kết quả đạt được mới chỉ giải
    quyết một phần những khó khăn hiện nay mà ngành hàng lợn thịt đang phải đối
    mặt. Do đó, trong những năm gần đây, xu hướng nghiên cứu trên thế giới và cả
    Việt Nam hướng tập trung vào chuỗi giá trị, trong đó có chuỗi giá trị thịt lợn, bởi
    từng công đoạn sản xuất, chế biến hay tiêu dùng, dù hiệu quả đến đâu cũng khó giải
    quyết được triệt để vấn đề. Nghiên cứu chuỗi giá trị của sản phẩm nói chung và thịt
    lợn nói riêng sẽ trả lời được câu hỏi quan trọng của kinh tế là “sản xuất cho ai”,
    trong bối cảnh chăn nuôi còn nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, sản phẩm nhiều khi khó
    tiêu thụ bởi mức độ tin tưởng của người tiêu dùng vào chất lượng của thịt lợn còn
    hạn chế.
    Do vậy, những câu hỏi đang đặt ra cho các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu
    hiện nay là: Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ
    An ra sao? Những tác nhân nào tham gia vào chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn tỉnh
    và đang gặp những khó khăn, trở ngại nào? Những chiến lược nào cần nghiên cứu,
    đề xuất để nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn tại tỉnh Nghệ An? Có được bức tranh tổng
    thể về chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An là hết sức cần thiết, giúp địa
    phương có cơ chế chính sách đúng đắn để phát triển ngành chăn nuôi lợn đạt kết
    quả và hiệu quả kinh tế cao. Để có sự nhìn nhận một cách hệ thống trên cơ sở phân
    tích mối quan hệ nhiều chiều giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị thịt lợn và đề
    xuất các giải pháp khắc phục khó khăn trong quá trình phát triển chuỗi, nghiên cứu
    chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An là cần thiết.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    a) Mục tiêu chung
    Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị thịt lợn tỉnh Nghệ An từ đó đề xuất chiến
    lược và hệ thống các giải pháp nhằm nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn cho địa bàn
    nghiên cứu trong thời gian tới.
     
Đang tải...