Thạc Sĩ Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt bò H Mông tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt bò H'Mông tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt bò H’Mông tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
    Mô tả bị lỗi font vài chữ, tài liệu thì bình thường


    MỤC LỤC
    Lời cam ñoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các chữ viết tắt v
    Danh mục bảng vi
    Danh mục hình vii
    Danh mục sơ ñồ vii
    1 ðẶT VẤN ðỀ 1
    1.1 Bối cảnh, tính cấp thiết của vấn ñề nghiên cứu 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
    1.2.1 Mục tiêu chung 3
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
    1.3 ðối tượng nghiên cứu 4
    1.4 Phạm vi nghiên cứu 4
    2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6
    2.1 Cơ sở lý luận 6
    2.1.1 Một số khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị 6
    2.1.2 Vai trò của phân tích chuỗi giá trị 14
    2.1.3 Các công cụ phân tích chuỗi giá trị 15
    2.1.4 ðặc ñiểm chuỗi giá trị thịt bò H’mông 23
    2.2 Cơ sở thực tiễn 27
    2.2.1 Tình hình nghiên cứu về chuỗi giá trị ở các nước trên Thế giới. 27
    2.2.2 Nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản tại ViệtNam 28
    3 TỔNG QUAN ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
    3.1 Tổng quan ñịa bàn nghiên cứu 31
    3.1.1 ðặc ñiểm về tự nhiên 31
    3.1.2 ðặc ñiểm kinh tế - xã hội 33
    3.2 Phương pháp nghiên cứu 37
    3.2.1 Chọn ñiểm nghiên cứu 37
    3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu 39
    3.2.3 Phương pháp phân tích 40
    3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 45
    4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48
    4.1 Thực trạng chuỗi giá trị bò H’mông 48
    4.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thịt bò H’Môngtại Hà Quảng 48
    4.1.2 Sơ ñồ chuỗi giá trị thịt bò H’mông tại Hà Quảng 50
    4.1.3 Thực trạng các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị thịt bò
    H’Mông 56
    4.1.4 Phân bổ chi phí và lợi nhuận trong chuỗi giá trị thịt bò 70
    4.1.5 Phân tích thu nhập của các tác nhân trong chuỗi giá trị 81
    4.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị thịt bò 83
    4.2 Các giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm 90
    4.2.1 Giải pháp chung cho chuỗi giá trị thịt bò 90
    4.2.2 Giải pháp cho từng tác nhân 95
    5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ XUẤT 102
    5.1 Kết luận 102
    5.2 ðề xuất 104
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
    PHỤ LỤC 111

    1. ðẶT VẤN ðỀ
    1.1 Bối cảnh, tính cấp thiết của vấn ñề nghiên cứu
    Việt Nam ñang trong giai ñoạn tăng trưởng và phát triển kinh tế mạnh
    mẽ với tốc ñộ “thần tốc” kéo theo mức thu nhập, mứcsống của người dân
    cũng ñược cải thiện rõ rệt. Nếu trước ñây thành ngữ “ăn no mặc ấm” là ước
    mơ của nhiều người thì hôm nay thành ngữ “ăn ngon mặc ñẹp” không còn là
    xa lạ. Tuy nhiên, ngoài những thành tựu ñạt ñược trong thời kỳ ñổi mới, nước
    ta cũng ñang phải ñối mặt với các thách thức của hầu hết các nền kinh tế ñang
    phát triển trên thế giới về ô nhiễm môi trường, biến ñổi khí hậu và giải quyết
    ñói nghèo một cách bền vững. Các tỉnh miền núi phía Bắc có tỷ lệ người
    nghèo cao nhất Việt Nam, ñây cũng là nơi sinh sống của nhiều cộng ñồng dân
    tộc ít người, trình ñộ văn hóa thấp, chiếm 50% dân số khu vực này. Vì vậy,
    công tác xóa ñói giảm nghèo, cải thiện ñiều kiện sống của các cộng ñồng dân
    tộc thiểu số ngày càng trở cấp thiết và quan trọng.Thực tế cho thấy, công tác
    xóa ñói giảm nghèo chỉ thực sự bền vững khi có sự tham gia tích cực của
    cộng ñồng dân cư, phát huy ñược những thế mạnh sẵn có của ñịa phương, tạo
    công ăn việc làm cho người dân, cải thiện sinh kế của ñồng bào thông qua
    việc sử dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có nơi người dân sinh sống.
    Cao Bằng là tỉnh thuộc miền núi phía ðông Bắc Việt Nam, có tỷ lệ hộ
    ñói nghèo cao chiếm tới 40%. Nguồn thu chủ yếu của người dân từ chăn nuôi
    bò và trồng ngô. Số lượng ñàn bò của Cao Bằng năm 2009 là 126.133 con
    (Phòng chăn nuôi – Sở nông nghiệp tỉnh Cao Bằng, 2009), trong ñó có khoảng
    20-30% là giống bò Mông,tập trung chủ yếu ở các huyện vùng núi cao, có dân
    tộc Mông sinh sống như Hà Quảng, Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thông Nông, Nguyên
    Bình (Huyen LTT, Lemke U, Valle Zarat A , 2006; Hoàng Xuân Trường,
    2008). Tại tỉnh ñã và ñang có những dự án và chương trình cải tạo và phát triển
    ñàn bò nhằm xóa ñói giảm nghèo như: chương trình cải tạo ñàn bò giai ñoạn
    1996 – 2000; dự án phát triển ñàn bò giai ñoạn 2002– 2010; dự án liên kết
    nông dân nghèo nông thôn với siêu thị và các kênh phân phối chất lượng cao
    (Superchain) giai ñoạn 2007 – 2009 và dự án phát triển kinh doanh với người
    nghèo nông thôn (DBRP/IFAD) giai ñoạn 2008 - 2013. Các chương trình, dự
    án bước ñầu ñã ñạt ñược những kết quả nhất ñịnh nhưcải tạo giống, phát triển
    trồng cỏ, nghiên cứu nhu cầu thị trường
    Hà Quảng là huyện nghèo thuộc vùng núi ñá cao của tỉnh Cao Bằng,
    cách trung tâm thị xã Cao Bằng 54 km theo ñường tỉnh lộ 203. Tỷ lệ hộ nghèo
    năm 2008 của huyện là 51,05% (3.530 hộ). Số lượng ñàn bò của huyện tính tới
    4/2010 là 8041 con (Phòng nông nghiệp – Hà Quảng, 6/2010). Hà Quảng có
    các dân tộc chủ yếu là Tày, Nùng, Mông và Dao. Trong các dân tộc trên thì
    dân tộc Mông có chăn nuôi bò nhiều hơn cả và ñây làdân tộc chủ yếu có nuôi
    giống bò H’mông. Nguồn thu chính của người dân nơi ñây là từ chăn nuôi bò
    và trồng ngô, với ñồng bào dân tộc con bò ñược coi là tài sản tích lũy, là
    “ngân hàng sống”của mỗi hộ.
    Trong những năm gần ñây, nhu cầu tiêu thụ thịt bò của người dân ngày
    càng tăng, năm 2002 nhu cầu tiêu thụ thịt bò trung bình của cả nước là 1,2
    kg/người/năm, năm 2004 là 1,5 kg/người/năm, dự báo tới năm 2010 là 2,6
    kg/người/năm [6]. Với sự ñóng góp của chương trình xóa ñói giảm nghèo, các
    dự án phát triển sản phẩm thịt bò của ñồng bào Môngñã ít nhiều ñược thương
    mại hóa và tiếp cận ñược với thị trường thông qua một số kênh tiêu thụ chất
    lượng cao ñể ñưa ñến tay người tiêu dùng Hà Nội.
    ðể tăng thu nhập cho các hộ chăn nuôi và giúp ngườitiêu dùng ñược sử
    dụng sản phẩm thịt bò Mông chất lượng, cần phải xây dựng và tổ chức ñược
    một chuỗi giá trị trong ñó có sự tư vấn và giám sáttừ khâu sản xuất, giết mổ,
    tới khâu vận chuyển, bảo quản, ñóng gói và phân phối sản phẩm. ðồng thời
    phải có chiến lược quảng bá sản phẩm nhằm khai tháclợi thế của sản phẩm bò
    Mông Cao Bằng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc nâng cao giá trị
    tăng thêm của sản phẩm trong chuỗi giá trị càng trởlên cấp thiết. Vậy câu hỏi
    ñặt ra: Những tác nhân nào tham gia vào quá trình thương mại hóa sản phẩm
    thịt bò H’Mông? Người dân cộng ñồng có lợi thế và bất lợi gì khi tham gia
    vào chuỗi giá trị của sản phẩm? Năng lực của các tác nhân tham gia chuỗi
    gia trị hiện nay như thế nào?
    Chuỗi giá trị sản phẩm thịt bò H’Mông có tác ñộng gì tới việc xóa ñói
    giảm nghèo, có ảnh hưởng gì tới vấn ñề xã hội và môi trường văn hóa tại
    cộng ñồng? Cần tiến hành cái gì hay làm như thế nàoñể tăng thêm giá trị gia
    tăng của sản phẩm trong chuỗi phân tích? Nghiên cứucác hình thức này liệu
    có phát hiện gì cho khuyến nghị về chính sách phát triển ngành hàng hay
    quản lý phát triển nông thôn?
    Với những lý do như trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
    “Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt bò H’Mông tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao
    Bằng”
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích chuỗi giá trị thịt bò H’Mông tại ñịa bàn
    nghiên cứu, từ ñó ñưa ra những giải pháp và gợi ý chính sách nhằm nâng cấp
    các tác nhân trong chuỗi giá trị thịt bò H’Mông tạihuyện Hà Quảng tỉnh Cao
    Bằng.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    * Hệ thống hóa cơ sở lý luận về ngành hàng, chuỗi giá trị; cơ sở thực tiễn
    về chăn nuôi và tiêu thụ thịt bò.
    * ðánh giá thực trạng chuỗi giá trị thịt bò H’Mông tại huyện Hà Quảng,
    tỉnh Cao Bằng.
    * ðề xuất các giải pháp ñể nâng cao giá trị của sảnphẩm thịt bò trong
    chuỗi giá trị nhằm nâng cấp và hoàn thiện chuỗi giátrị thịt bò H’Mông.
    1.3 ðối tượng nghiên cứu
    1. Các cá nhân, tổ chức tham gia trực tiếp và gián tiếp vào quá trình sản
    xuất, khai thác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thịt bò H’Mông tại Hà Quảng,
    Cao Bằng, Hà Nội gồm: người sản xuất, người thu gom(lái buôn), người
    chế biến (lò mổ, doanh nghiệp giết mổ), người bán buôn, người bán lẻ (hệ
    thống kênh phân phối: nhà hàng, siêu thị, công ty phân phối thực phẩm ).
    Trong thực tế một số cá nhân ñối tượng có thể tham gia vào nhiều công
    ñoạn và có vai trò khác nhau, việc tách biệt vai trò của ñối tượng này là rất
    khó khăn, tác giả sẽ phân tích theo giai ñoạn của chuỗi giá trị trong ngành
    hàng ñể tập trung làm rõ giá trị gia tăng trong từng giai ñoạn cụ thể này.
    2. Một số khách hàng sử dụng sản phẩm thịt bò H’Mông trên ñịa bàn
    tỉnh Cao Bằng và thị trường Hà Nội (nhà hàng, khách sạn, gia ñình) làm
    thông tin ñối chứng với các phản ánh của các tác nhân trong chuỗi giá trị.
    1.4 Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi không gian:
    - ðề tài nghiên cứu tình hình sản xuất, thu gom, giết mổ, tiêu thụ thịt bò
    trên ñịa bàn huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng và một sốcơ sở phân phối, nhà
    hàng và người tiêu dùng tại Hà Nội.
    Phạm vi thời gian
    - Số liệu thứ cấp cho nghiên cứu ñề tài dự kiến thuthập từ năm 2006
    ñến 2011
    - Số liệu mới sẽ khảo sát trong giai ñoạn 2010 - 2011
    Phạm vi nội dung:
    - Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thịt bò H’Mông
    - Các tác nhân tham gia trực tiếp và gián tiếp vào chuỗi giá trị sản phẩm
    thị bò Mông
    - Mức ñộ tham gia, năng lực của các cá nhân, tổ chức tại cộng ñồng vào
    các giai ñoạn trong chuỗi giá trị của sản phẩm thị bò H’Mông
    - Xem xét khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thịtrường và cấu trúc
    phân bổ của các bên tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm thịt bò H’Mông.

    2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
    2.1 Cơ sở lý luận
    2.1.1 Một số khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị
    a. Chuỗi giá trị
    ã Khái niệm:
    Chuỗi giá trị nói ñến cả loạt những hoạt ñộng cần thiết ñể biến một sản
    phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai ñoạn sản
    xuất khác nhau, ñến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ
    sau khi ñã sử dụng. Tiếp ñó, một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người
    tham gia trong chuỗi hoạt ñộng ñể tạo ra tối ña giátrị trong toàn chuỗi.
    “Chuỗi giá trị” nghĩa là: Một chuỗi các quá trình sản xuất(các chức
    năng) từ cung cấp các DV ñầu vào cho một sản phẩm cụ thể cho ñến sản xuất,
    thu hái, chế biến, marketing, và tiêu thụ cuối cùng; “Sự sắp xếp có tổ chức,
    kết nối và ñiều phối người sản xuất, nhà chế biến, các thương gia, và nhà phân
    phối liên quan ñến một sản phẩm cụ thể”; “Một mô hình kinh tếtrong ñó kết
    hợp việc chọn lựa sản phẩm và công nghệ thích hợp cùng với cách thức tổ
    chức các ñối tượng liên quan ñể tiếp cận thị trường”.
    ðịnh nghĩa này có thể giải thích theo nghĩa hẹp hoặc rộng.
    Theo nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt ñộng thực hiện
    trong một công tyñể sản xuất ra một sản phẩm nhất ñịnh. Các hoạt ñộng này
    có thể gồm có: giai ñoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư
    ñầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiệncác dịch vụ hậu mãi v.v.
    Tất cả những hoạt ñộng này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với
    người tiêu dùng. Mặt khác, mỗi hoạt ñộng lại bổ sung ‘giá trị’ cho thành
    phẩm cuối cùng.
    Chuỗi giá trị theo nghĩa ‘rộng’ là một phức hợp những hoạt ñộng do
    nhiều người tham gia khác nhauthực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế
    biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ v.v .) ñể biến một nguyên liệu thô
    thành thành phẩm ñược bán lẻ. Chuỗi giá trị ‘rộng’ bắt ñầu từ hệ thống sản
    xuất nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh
    nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến v.v .
    Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét các hoạt ñộng do một
    doanh nghiệp duy nhất tiến hành, mà nó xem xét cả các mối liên kết ngược và
    xuôi cho ñến khi nguyên liệu thô ñược sản xuất ñượckết nối với người tiêu
    dùng cuối cùng. Trong phần còn lại của sách hướng dẫn này, cụm từ ‘chuỗi
    giá trị’ sẽ chỉ ñược dùng ñể chỉ ñịnh nghĩa rộng này.
    b. Phân loại phương pháp nghiên cứu về chuỗi giá trị & ứng
    dụng
    Theo sự phân loại về khái niệm, có ba luồng nghiên cứu chính trong
    các tài liệu về chuỗi giá trị: (i) phương pháp filière (ii) khung khái niệm do
    Porter lập ra (1985) và (iii) phương pháp toàn cầu do Kaplinsky ñề xuất
    (1999), Gereffi (1994; 1999; 2003) và Gereffi, và Korzeniewicz (1994).
    Ứng dụng của các phương pháp ñối với từng lĩnh vực áp dụng ñược thể
    hiện qua bảng khái quát sau:

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng Việt
    1. Báo cáo tổng kết Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng
    2008, 2009, 2010.
    2. ðào Thế Anh, ðào Thế Tuấn (2002), Bài giảng Phân tích ngành hàng
    3. Giáo trình Thống kê nông nghiệp, Trường ðaị học nông nghiệp Hà Nội
    4. GTZ Eschborn, 2007. Cẩm nang “Valuelinks Phương pháp luận ñể thúc
    ñẩy chuỗi giá trị”
    5. Hoàng Xuân Trường, Trần Thị Thu Hà và Lê Việt Hùng,7/2008. Báo cáo
    Kết quả nghiên cứu nhu cầu thịt bò của siêu thị, nhà hàng và khách sạn
    tại Hà Nội
    6. Lê Thị Thanh Lan, ( 2006), Kết quả nghiên cứu nhu cầu tiêu thụ thực
    phẩm – Vietnam.net
    7. M4P, 2008,Làm cho Chuỗi giá trị tốt hơn vì người nghèo- Sách hướng
    dẫn thực hành về phân tích chuỗi giá trị.
    8. MPI-GTZ SMEDP, Dự án “Phát triển chuỗi giá trị trái bơ ðắk Lăk”,
    2007, www.sme-gtz.org.vn
    9. Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng, huyện Hà Quảng năm 2008,
    2009,2010.
    10. Kết nối khách hàng ở khu vực nông thôn với những giải pháp phát triển
    nông sản, báo cáo dự án SNV 2009,
    11. http://www.isgmard.org.vn/vn/ARDRefDocs_Learnings.asp
    12. Phòng nông nghiệp huyện Hà Quảng, (5/2010). Báo cáo kết quả ñiều tra
    ñàn gia súc, gia cầm 4 tháng ñầu năm 2010
    13. Trần Công Khẩn và cs, 2007, Báo cáo tổng kết sau 5 năm thực hiện ñề án
    phát triển ñàn bò của Cao Bằng
    14. Trịnh Văn Tuấn, Hoàng Xuân Trường và CS, 2007, Kết quả nghiên cứu
    ngành hàng trâu bò thịt tại Cao Bằng và Bắc Kạn.
    15. Võ Văn Sự và cộng sự - Viện chăn nuôi – Vụ Khoa họcvà công nghệ
    (2004), Át Lát các giống vật nuôi ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp
    Tài liệu tiếng nước ngoài
    16. Browne, J. Harhen, J. & Shivinan, J. (1996). Production Management
    Systems, an integrated perspective, Addison-Wesley.
    17. Eaton, C. and A. W. Shepherd (2001). Contract Farming: Partnerships
    for GroWth. A Guide. FAO Agriculltural. Services Bulletin No.145.
    Rome, Food and Agriculltural Organization of the United Nations.
    18. Fearne, A. and D. Hughes (1998). Success Factors in the Fresh Produce
    Supply chain: Some Examples from the UK. Executive Summary.
    London, Wye College.
    19. Gereffi, G. (1994). The Organization of Buyer-Driven Global
    Commodity Chains: How U. S. Retailers Shape Overseas Production
    Networks. Commodity Chains and Global Capitailism. G. Gereffi and M.
    Korzeniewicz. London, Praeger.
    20. Goletti, F. (2005). Agricultural Commercialization, Value Chains, and
    Poverty Reduction. Discussion Paper No.7. January. Ha Noi, Viet Nam,
    Making Markets Work Better for the Poor Project, Asian Development
    Bank.
    21. Huyen LTT, Lemke U., Valle Zarat A., 2006. Ruminant breed and
    production system in North Vietnam and their contribution to smallholder
    households in mountainous area. Thesis of University of Hoheinhem,
    Stuttgart. 72 p.
    22. Kaplinsky, R., and Morris, M. (2000), A Handbook for Value Chain
    Research, London: IDRC.
    23. Pagh, J.D.& Cooper, M.C.(1998). Supply chain postponenment and
    Speculation strategies, how to choose the right strategy, Journal of
    business logistics, Vol. 19, No.2
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...