Luận Văn Nghiên cứu chức năng tâm trương thất trái và thất phải ở người bình thường và người bệnh tăng huyết

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Đặt vấn đề 1
    Chương l: TỔNG QUAN 4
    1. Khái niệm chung về suy tim . 4
    2. Sinh lý và sinh lý bệnh học về thời kỳ tâm trương . 5
    3. Các cơ chế của suy chức năng tâm trương 9
    3.l. Các yếu tố sinh hoá 9
    3.2. Các yếu tố cơ học 10
    3.2.l. Các yếu tố ngoại lai 10
    3.2.2. Các yếu tố nội tại . 12
    4. Chẩn đoán suy chức năng tâm trương thất trái . 14
    4.l. Triệu chứng lâm sàng của suy chức năng tâm trương . 15
    4.2. Các kỹ thuật thăm dò chức năng tâm trương thất trái 16
    4.2.l. Phương pháp thăm dò huyết động 16
    4.2.2. Phương pháp chụp buồng tim bằng chất đồng vị
    phóng xạ với tia ga-ma 16
    4.2.3. Phương pháp siêu âm tim một chiều 17
    4.2.4. Phương pháp siêu âm tim Doppler 18
    5. Đánh giá chức năng tâm trương thất phải: một tiến bộ
    trong phương pháp thăm dò bằng kỹ thuật siêu âm Doppler 34
    6. Điều trị suy chức năng tâm trương . 37
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
    1. Đối tượng nghiên cứu . 40
    1.1. Nhóm đối tượng người bình thường 40
    1.2. Nhóm đối tượng bệnh nhân tăng huyết áp . 42
    2. Phương pháp nghiên cứu 43
    3. Xử lý số liệu thống kê . 49
    Chương 3: KẾT QUẢ 51
    1. Kết quả nghiên cứu trên đối tượng người bình thường . 51
    2. Kết quả nghiên cứu trên bệnh nhân tăng huyết áp 68
    Chương 4: BÀN LUẬN 92
    1. Thông số tâm trương của người lớn bình thường 92
    1.1. Những nhận xét chung 92
    1.2. So sánh kết quả nghiên cứu với một số tác giả trong
    và ngoài nước 93
    2. Chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp . 98
    2.1. Hình ảnh Doppler dòng đổ đầy thất trái của bệnh nhân
    tăng huyết áp: rối loạn giai đoạn giãn buồng thất trái
    là đặc điểm nổi bật trong thời kỳ tâm trương . 98
    2.2. Tăng trọng lượng khối cơ thất trái và thay đổi về mặt
    hình thể thất trái giữ vai trò quan trọng trong sự biến đổi
    chức năng tâm trương ở bệnh nhân tăng huyết áp 99
    2.3. Đòng đổ đầy cuối tâm trương: vai trò của giai đoạn
    nhĩ thu 104
    3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng tâm trương thất trái
    của người bình thường và người bệnh tăng huyết áp 106
    4. Ảnh hưởng của tiền gánh đến hình ảnh dòng đổ đầy thất trái
    ở bệnh nhân tăng huyết áp: phát hiện dòng chảy “giả bình
    thường" bằng nghiệm pháp Valsalva . 118
    5. Độ nhạy của các thông số Doppler trong chẩn đoán
    rối loạn chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân
    tăng huyết áp . 120
    6. Dòng đổ đầy thất phải ở bệnh nhân tăng huyết áp . 123
    6.1. Đánh giá chức năng tâm trương thất phải bằng
    phương pháp siêu âm tim Doppler 123
    6.3. Chức năng tâm trương thất phải trong tăng huyết áp . 124
    6.4. Cơ chế của rối loạn chức năng tâm trương thất phải
    ở bệnh nhân tăng huyết áp 125
    7. Một số hạn chế trong nghiên cứu của chúng tôi . 126
    Kết luận 129
    1. Tài liệu tham khảo IX

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Tăng huyết áp, mà phần lớn các trường hợp không tìm được nguyên
    nhân (khoảng 90%) hiện nay đã trở thành mối đe dọa không chỉ đối với
    người dân nước ta mà còn đối với nhân dân ở nhiều khu vực khác nhau
    trên thế giới bởi tỷ lệ mắc bệnh ngày một nhiều và tỷ lệ tử vong ngày
    một cao do các biến chứng của bệnh. Nếu như trong những năm của thập
    kỷ 70, tại miền Bắc nước ta tỷ lệ người trưởng thành có huyết áp từ
    140/90 mmHg trở lên là 1,9% thì đến năm 1990 con số đó là 11,5% [10].
    Theo thống kê năm 1994 của các bệnh viện trên phạm vi cả nước đối với
    các trường hợp tử vong do bệnh lý tim mạch thì nguyên nhân do tăng
    huyết áp giữ vị trí hàng đầu [8]. Bệnh có thể diễn biến từ từ và nhiều khi
    không có triệu chứng báo trước cho đến khi xảy ra các biến chứng nội
    tạng . Tại Bắc Mỹ, người ta ước tính hiện nay có khoảng 25% dân số bị
    tăng huyết áp và có tới 16% số người trưởng thành không hề biết con số
    huyết áp của bản thân, trong đó có những người thậm chí đang được điều
    trị bằng thuốc chống tăng huyết áp [139].
    Chúng ta đều biết rằng tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ đối với
    bệnh mạch vành và suy tim. Một bệnh nhân nếu như hội nhập đầy đủ
    những yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, phì đại thất trái, rối loạn
    chuyển hóa lipide máu, tăng đường huyết, hút thuốc lá thì khả năng dẫn
    đến bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ có thể tới 70% [14; 27; 60; 66; 127;
    139 . ]. Trong điều trị bệnh tăng huyết áp, nếu các yếu tố nguy cơ này
    không được tính đến thì tỷ lệ tử vong của bệnh khó có thể được cải thiện.
    Tỷ lệ tử vong cũng sẽ không giảm đi có ý nghĩa nếu chúng ta không phát
    hiện được hay không điều trị đúng một dạng suy tim khá đặc trưng trong
    các trường hợp suy tim do tăng huyết áp, đó là tình trạng suy tim do suy
    chức năng tâm trương mà cơ chế sinh lý bệnh học cũng như vai trò của
    nó đã dần dần được sáng tỏ trong một số năm gần đây [4; 22; 34; 37; 44;
    68; 75; 8l; 91; 125 . ]
    Vì thế trong suy tim, các rối loạn về chức năng tâm trương thất trái
    có thể xảy ra sớm hơn những rối loạn về chức năng tâm thu, nhất là
    trong một số bệnh lý đặc trưng như tăng huyết áp [34; 37; 53; 74; 125;
    15l . ]. Qua nghiên cứu các tác giả cũng cho biết, không chỉ chức năng
    tâm trương thất trái bị ảnh hưởng mà chức năng tâm trương thất phải
    cũng có những biểu hiện suy giảm kèm theo ở những bệnh nhân tăng
    huyết áp [6; 30; 116].
    Để có được những tiến bộ này phải kể đến vai trò của các máy siêu
    âm - Doppler tim được đưa vào sử dụng trong khoảng từ 15 năm trở lại
    đây và nó thực sự cho phép người thầy thuốc nghiên cứu chức năng tim
    một cách toàn diện hơn [ 87, 119]. Bằng phương pháp Doppler tim,
    người ta có thể nghiên cứu được hình ảnh của các dòng chảy qua các van
    nhĩ thất về mặt vận tốc, thời gian cũng như bán định lượng được các áp
    lực đổ đầy, qua đó có thể đánh giá được những thay đổi về chức năng
    tâm trương một cách khá chính xác và tương đối thuận tiện . [ 5; 33; 45;
    51; 52; 56; 57; 69; 79 . ].
    Ở nước ta, trong những năm 1990 của thế kỷ XX, các máy siêu âm
    Doppler tim đã bắt đầu được trang bị và hiện nay đang có xu hướng mở
    rộng trên phạm vi toàn quốc. Một số nghiên cứu về chức năng tâm
    trương đã được tiến hành nhất là trên đối tượng người bình thường [1; 3;
    7; 9; 11]. Tuy nhiên,với những bệnh nhân tăng huyết áp, cho dù sự
    thường gặp của bệnh cũng như những biến đổi mang nhiều ý nghĩa của
    chức năng tâm trương như chúng tôi đã trình bày thì cho đến nay, chúng
    ta vẫn chưa có công trình nghiên cứu toàn diện và chi tiết nào . Vì vậy,
    chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu chức năng tâm trương bằng phương pháp
    siêu âm Doppler tim trên người bình thường, khoẻ mạnh và người bệnh
    tăng huyết áp” nhằm mục đích:
    1. Góp phần nghiên cứu các chỉ số bình thường của dòng chảy qua
    van hai lá và van ba lá ở người lớn bình thường.
    2. Nghiên cứu những thay đổi của chức năng tâm trương thất trái và
    thất phải ở bệnh nhân tăng huyết áp.
    3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số lâm sàng, siêu âm tim
    đối với chức năng tâm trương thất trái và thất phải ở người bình thường
    và người bệnh tăng huyết áp.
     
Đang tải...