Tiểu Luận Nghiên cứu chủ nghĩa khủng bố

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Chủ nghĩa khủng bố là một vấn đề không mới, có thể nói nó tồn tại cùng với lịch
    sử loài người hay ít nhất là từ khi có chữ viết để lưu giữ thông tin thì người ta đã thấy có
    những ghi chép về khủng bố. Tuy nhiên, phải sau vụ khủng bố đẫm máu vào nước Mỹ
    ngày 11/9, chủ nghĩa khủng bố mới trở nên quen thuộc gần gũi với cuộc sống của từng
    người bình thường trên trái đất này. Tất nhiên, chúng ta không khỏi đau lòng trước sự
    phổ biến và càng ngày càng được biết đến nhiều hơn của chủ nghĩa khủng bố, đồng thời
    điều này cũng cho ta thấy rằng, nguy cơ khủng bố là một nguy cơ có thật, an imminent
    threat với mọi quốc gia trên thế giới bất kể chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế,
    bởi dưới tác động của quá trình toàn cầu hoá và sự bất khả dự đoán của chủ nghĩa khủng
    bố, chúng ta đều có thể trở thành nạn nhân của những vụ tấn công tự sát . Vì vậy, việc
    học tập và nghiên cứu chủ nghĩa khủng bố là rất cần thiết. Phải biết chủ nghĩa khủng bố
    là cái gì thì mới có thể chống nó hiệu quả được. Trong bài này, chúng tôi sẽ triển khai
    hai ý chính:
    Thứ nhất, cái nhìn tổng quan, chung nhất về chủ nghĩa khủng bố: phần này sẽ
    giải quyết những câu hỏi: chủ nghĩa khủng bố là gì, chúng ra đời và phát triển như thế
    nào, có bao nhiêu loại khủng bố, xu hướng phát triển ra sao
    Thứ hai, chủ nghĩa khủng bố là một vấn đề toàn cầu: điều này được thể hiện
    qua ba điểm: phạm vi của hoạt động khủng bố, hậu quả và cách thức giải quyết vấn đề
    này.
    Do hạn chế về thời gian và do vấn đề khủng bố cũng còn nhiều tranh cãi và cần
    được tranh luận sâu thêm nên bài viết còn nhiều điểm hạn chế. Chúng em mong nhận
    được sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô và các bạn cho bài làm được toàn vẹn hơn.
    Chúng em xin chân thành cảm ơn cô Trịnh T hị Thu Huyền, giảng viên Khoa Chính trị
    Quốc tế và Ngoại Giao, Học viện Ngoại giao vì một số ý tưởng trong bài cô đã nhiệt tình
    truy ền đạt cho chúng em.
    3
    I .NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ QUỐC
    TẾ
    1. ĐỊNH NGHĨA
    Các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu khủng bố đã dành hàng trăm trang
    giấy cố gắng đưa ra một định nghĩa không thể bác bỏ về thuật ngữ này, nhưng chủ nghĩa
    khủng bố là vấn đề quan niệm và được nhìn nhận rất khác nhau bởi những nhà quan sát
    khác nhau, do đó, rất khó để có được một định nghĩa mà mọi người đều thống nhất. Tuy
    nhiên, người ta có thể khó nói chính xác thế nào là chủ nghĩa khủng bố nhưng ai gặp
    một hành động khủng bố đều có thể gọi tên nó là khủng bố. Như vậy, có những đặc
    điểm chung của chủ nghĩa khủng bố mà mọi người đều thừa nhận. Ba đặc điểm chủ yếu
    của chủ nghĩa khủng bố được đông đảo các nhà học giả thừa nhận
    1
    đó là:
    + Thứ nhất, bản chất chính trị: khủng bố luôn có một bản chất chính trị. Nó liên
    quan đến việc sử dụng các hành động cực đoan để thay đổi chính trị. Tận gốc của nó là
    vấn đề công lý, hoặc chí ít là quan niệm của ai đó về công lý, dù đó là thứ công lý do
    con người hay Chúa trời tạo ra. Mục tiêu chính trị của chủ nghĩa khủng bố l à điều cơ bản
    và không thể đàm phán được, vì nếu một hành động khủng bố mà không có động cơ
    chính trị thì đó chỉ là hành động tội phạm.
    + Thứ hai, tính phi nhà nước: dù cho những tên khủng bố nhận được sự hỗ trợ
    của các nước về mặt quân sự, chính trị, kinh tế . nhưng việc sử dụng vũ lực của một
    nhà nước cũng không được gọi là hành động khủng bố. Khi sức mạnh quân sự của một
    quốc gia được sử dụng trên trường quốc tế, đó là hành động chiến tranh, sức mạnh đó ở
    trong nước thì được gọi bằng một số tên như bảo vệ pháp luật, đàn áp chứ không phải
    là khủng bố. Trong bất kỳ ví dụ nào, việc nhà nước sử dụng vũ lực có thể hoặc không
    thể biện minh, nhưng nó phải được tuân theo các chuẩn mực hành vi và luật pháp quốc
    tế, trong khi bọn khủng bố thì không bị ràng buộc bởi bất kỳ tiêu chuẩn giá trị gì cả. Cái
    1
    Audrey Korth Cronin, Toàn cầu hoá và chủ nghĩa khủng bố quốc tế, International Security , Số 23, Đông
    2002-2003.
    4
    chúng muốn hướng tới chỉ là tối ưu hoá tác động tâm lý của một cuộc tấn công, chú ý tới
    những hậu quả không thể lường trước được, nhằm dễ dàng đạt được những thay đổi về
    chính trị hơn.
    + Thứ ba, đối tượng là những dân thường vô tội và những tổ chức (cả quân sự và
    dân sự) không có khả năng tự bảo vệ mình khi bị tấn công bất ngờ.
    Như vậy một định nghĩa (có thể) ngắn gọn về chủ nghĩa khủng bố là: sự đe doạ
    sử dụng hoặc sử dụng vũ lực một cách tùy tiện chống lại người vô tội vì các mục tiêu
    chính trị bởi các chủ thể phi nhà nước. Từ các vụ bắt cóc khách du lịch tháng 4 năm
    2000 của nhóm Abu Sayyaf ở Philipines đến các vụ tấn công của nhó m al-Qaeda vào
    Trung Tâm thương mại Quốc tế và Lầu Năm Góc của Mỹ tháng 9 năm 2001 đều có đầy
    đủ các đặc điểm trên.
    2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ
    HIỆN ĐẠI
    Chủ nghĩa khủng bố có tuổi bằng tuổi của loài người. Những ghi chép đáng tin
    cậy cho rằng vụ khủng bố đầu tiên được loài người ghi lại là từ thế kỷ thứ nhất trước
    công nguyên
    2
    . Tuy nhiên chủ nghĩa khủng bố chỉ được coi là hiểm hoạ đáng lo ngại đối
    với loài người từ sau cách mạng Pháp. Thuật ngữ khủng bố “terror” lần đầu tiên được
    sử dụng năm 1795 khi nó dùng để chỉ một chính sách được thi hành có tính hệ thống
    nhằm bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ ở Pháp chống lại những kẻ phản cách mạng
    do Robespierre tiến hành. Tất nhiên đây là loại bạo lực do nhà nước thực hiện nên ngày
    nay người ta không gọi nó là khủng bố.
    Kể từ thời cách mạng Pháp đến nay có bốn làn sóng lớn của chủ nghĩa khủng bố
    thời hiện đại, đó là:
    + Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sự tan rã của các đế chế lớn các phong trào
    quần chúng t ìm kiếm sự dân chủ và quyền lực chính trị từ các đế chế hà khắc tạo cơ hội
    cho chủ nghĩa khủng bố phát triển với đỉnh cao là vụ ám sát Đại Công tước Franz
    Ferdinanz ngày 28 tháng 6 năm 1914. Sự kiện này trở thành chất xúc tác làm các nước
    lớn lao vào chiến tranh thế giới thứ nhất. Tuy nhiên, sau chiến tranh thế giới làn sóng
    này vẫn tiếp diễn, chúng ta có thể thấy ở các khu vực như Balkan sau sự sụp đổ của Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...