Báo Cáo Nghiên cứu chọn tạo và phát triển một số dòng gà lông màu hướng trứng và thịt

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
    Năm 2010


    MỤC LỤC
    I. MỞ ĐẦU . 1
    1.1. Đặt vấn đề .1
    1.2. Mục tiêu đề tài .2
    II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC . 3
    2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 3
    2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .6
    III. CÁCH TIẾP CẬN 8
    IV. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
    4.1. Vật liệu và nội dung nghiên cứu 10
    4.1.1. Chọn tạo 10
    4.1.2. Xác định ưu thế lai .12
    4.1.3. Xác định tham số di truyền .12
    4.1.4. Xây dựng quy trình nuôi dưỡng chăm sóc .12
    4.2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng 12
    V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC . 20
    5.1. Kết quả chọn tạo đối với 05 dòng gà hướng thịt .20
    5.1.1. Kết quả chọn tạo .20
    5.1.1.1. Dòng trống TP4 .20
    5.1.1.2. Dòng mái TP1 .22
    5.1.1.3. Dòng TP2 .24
    5.1.1.4. Dòng LV4 và LV5 .26
    5.1.1.5. Dòng VP2 30
    5.1.2. Kết quả xác định ưu thế lai của một số tổ hợp lai sinh sản và nuôi thịt giữa các dòng gà hướng thịt .35
    5.1.2.1. Tổ hợp lai gà sinh sản hướng thịt TP12, TP21 35
    5.1.2.2. Tổ hợp lai thịt thương phẩm 2 máu năng suất cao (TP41 và TP42) .39
    5.2.3.2. Tổ hợp lai thịt thương phẩm chất lượng cao VR21 40
    5.2.3.3. Tổ hợp lai thịt thương phẩm 3 máu .45
    5.2.3.4. Tổ hợp lai thương phẩm 4 máu .46
    5.2. Kết quả chọn tạo trên hai dòng gà hướng trứng và xác định ưu thế lai .48
    5.2.1. Kết quả chọn tạo .48
    5.2.1.1. Dòng HA2 .48
    5.2.1.2 . Dòng RA .51
    5.2.2. Xác định ưu thế lai .56
    5.2.2.1. Tổ hợp lai gà sinh sản hướng trứng HA12 56
    5.2.2.2. Tổ hợp lai gà sinh sản hướng trứng HBRA .62
    5.3. Xây dựng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng 66
    5.4. Xây dựng mô hình .66
    5.4.1. Mô hình gà sinh sản hướng thịt năng suất cao tại miền Bắc 67
    5.4.2. Mô hình gà sinh sản hướng thịt năng suất cao tại miền Nam 71
    5.4.3. Mô hình gà sinh sản hướng thịt chất lượng cao VP2 .74
    5.4.4. Mô hình gà sinh sản hướng trứng theo phương thức tập trung (HA2) .77
    5.4.5. Mô hình gà sinh sản hướng trứng theo phương thức bán chăn thả (RA) 80
    5.4.6. Mô hình gà thương phẩm hướng trứng theo phương thức tập trung (HA12) 83
    5.4.7. Mô hình gà thương phẩm hướng trứng theo phương thức bán chăn thả (HBRA) .85
    5.4.8. Mô hình gà thương phẩm thịt theo phương thức tập trung tại miền Bắc .88
    5.4.9. Mô hình gà thương phẩm thịt theo phương thức tập trung tại miền Nam 90
    5.4.10. Mô hình gà thương phẩm thịt theo phương thức bán chăn thả .92
    VI. KẾT LUẬN . 94
    6.1. Kết luận .94
    6.2. Đề nghị .96
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

    I. MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề
    Trong thời gian qua, nhờ tiếp cận những thành tựu khoa học công nghệ của thế giới, ngành chăn nuôi gia cầm của Việt Nam nói chung và chăn nuôi gà nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, so với một số nước trong khu vực và trên thế giới thì năng suất gia cầm ở Việt Nam còn thấp, giá thành cao, sức cạnh tranh trên thị trường kém.
    Để phát triển chăn nuôi gà, vấn đề đạt ra là phải có nhiều con giống tốt, trong khi đó các giống gà địa phương như gà Ri, Mía, Hồ, Đông Tảo có chất lượng thịt, trứng thơm ngon nhưng năng suất thấp chưa được chọn lọc còn chiếm tỷ trọng cao (trên 70%). Do vậy trong những năm vừa qua nước ta đã phải chi nhiều ngoại tệ để nhập giống, nhưng chỉ nhập được con thương phẩm, bố mẹ hoặc ông bà một giới tính, nuôi trong điều kiện chuồng trại xuống cấp, thức ăn chưa được kiểm soát nên năng suất chỉ đạt 80-85% so với nguyên sản. Mặt khác tiến bộ di truyền thế giới liên tục đổi mới do vậy nước ta vẫn thường xuyên phải nhập giống. Thực tiễn hơn 10 năm qua đã chứng minh năm 1993 đã nhập gà Tam Hoàng 882, năm 1995 nhập gà Jiangcun là giống gà lông màu của Trung Quốc, năng suất trứng đạt 145-155quả/mái/năm, khối lượng cơ thể 77 ngày đạt 1,4-
    1,7kg/con. Sau thời gian nuôi thích nghi đã phát triển rộng khắp trong cả nước, sau đó phát triển chậm lại do không đáp ứng được đòi hỏi của thị trường về năng suất. Để thay thế cho gà Tam Hoàng, năm 1998 nước ta đã nhập giống gà Lương Phượng và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường vì đây là giống gà có sản lượng trứng đạt 165-170 quả/mái/năm, khối lượng cơ thể lúc 70 ngày đạt 1,7-1,9kg/con, màu sắc lông đa dạng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Vài năm gần đây do nhu cầu thị trường về con giống năng suất cao, thời gian nuôi ngắn (56 – 63 ngày tuổi) các giống gà lông màu như Sasso, ISA được nhập từ Cộng hoà Pháp; gà Kabir nhập từ Israel. Tuy nhiên, các giống gà này có màu sắc lông nâu đỏ đồng nhất và khả năng thích nghi kém, chất lượng thịt chưa cao nên chỉ phát triển ở phạm vi hẹp. Như vậy, thực tiễn sản xuất luôn luôn đòi hỏi phải có những giống gà có các ưu điểm đáp ứng về màu sắc lông, năng suất, chất lượng sản phẩm cao, phù hợp với các phương thức nuôi tập trung và chăn thả.
    Về nghiên cứu chọn tạo giống ở nước ta mấy chục năm qua do chưa được quan tâm nên mới chỉ có một số công trình chọn tạo thành công: nhóm giống gà Rhoderi, hai dòng gà BT1, BT2. Các giống gà này đã có những đóng góp nhất định trong sản xuất nhưng chỉ trong thời gian ngắn.
    Trong những năm tới để thực hiện được mục tiêu của Bộ Nông nghiệp & PTNT đề ra đẩy mạnh phát triển gà lông màu năng suất chất lượng cao đảm bảo tỷ lệ giống TBKT đạt 45-50% trên tổng đàn gà thì công tác chọn tạo giống phải được đặc biệt quan tâm. Song, nếu vẫn như trước đây thì phải đầu tư nguồn ngoại tệ lớn để nhập giống. Vấn đề đặt ra là từ nguồn gen đã được chọn lọc giai đoạn 2001 – 2005 như các dòng gà LV, Ai Cập, HB5 và nhập mới, phải nghiên cứu tạo ra một số dòng gà lông màu tại Việt Nam đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sản xuất.
    Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi đề nghị được triển khai đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo và phát triển một số dòng gà lông màu hướng trứng và thịt”
    1.2. Mục tiêu đề tài
    1. Chọn tạo bộ giống gà thịt lông màu năng suất, chất lượng cao phục vụ chăn nuôi tập trung gồm 5 dòng:
    - Dòng trống TP4: Lông màu nâu cánh gián, khối lượng cơ thể 56 ngày tuổi đạt 2,2-2,3kg
    - Dòng mái TP1: Lông màu vàng nâu nhạt xám tro cườm cổ, năng suất trứng đạt 175-178 quả/mái/năm.
    - Dòng mái TP2: Lông màu vàng sám tro, cườm cổ, năng suất trứng đạt 170-172 quả/mái/năm.
    - Dòng LV4: Lông màu vàng nâu nhạt xám tro cườm cổ, khối lượng cơ thể 56 ngày tuổi đạt 2,2- 2,4 kg.
    - Dòng LV5: Lông màu nâu cánh gián, khối lượng cơ thể 56 ngày tuổi đạt 2,1- 2,3 kg
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...