Thạc Sĩ Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai trung ngày năng suất cao cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 2
    3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI . 2
    3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .2
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 3
    4.1. Đối tượng nghiên cứu . 3
    4.2. Phạm vi nghiên cứu 3


    CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4
    1.1. VAI TRÒ CỦA CÂY NGÔ TRONG NỀN KINH TẾ . 4
    1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM . 5
    1.2.1. Tình hình sản xuất và sử dụng giống ngô lai trên thế giới 5
    1.2.2. Tình hình sản xuất và sử dụng giống ngô lai ở Việt Nam . 7
    1.2.3.Tình hình sản xuất ngô vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên . 10
    1.3. ƯU THẾ LAI VÀ ỨNG DỤNG TRONG CHỌN TẠO GIỐNG NGÔ 14
    1.3.1. Khái niệm về ưu thế lai 14
    1.3.2. Nhóm ưu thế lai .16
    1.3.3. Phương pháp xác định ưu thế lai . 17
    1.4. DÒNG THUẦN VÀ PHƯƠNG PHÁP TẠO DÒNG THUẦN 17
    1.4.1. Khái niệm dòng thuần . 17
    1.4.2. Vật liệu chọn tạo dòng thuần . 18
    1.4.3. Một số phương pháp chọn tạo dòng thuần ở ngô 19
    1.4.4. Đánh giá dòng và phương pháp đánh giá dòng . 27
    1.5. NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN NHÓM TGST VÀ KỸ THUẬT CANH TÁC Ở NGÔ . 32
    1.5.1. Phân nhóm thời gian sinh trưởng của ngô . 32
    1.5.2. Tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách đến năng suất ngô
    trên thế giới và Việt Nam .34
    1.5.3. Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến năng suất ngô . 37
    CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
    2.1. VẬT LIỆU 42
    2.1.1. Dòng thuần: . 42
    2.1.2. Cây thử: . 43
    2.1.3. Tổ hợp lai 43
    2.1.4. Giống đối chứng . 43
    2.1.5. Phân bón: . 43
    2.1.6. Đất đai: 43
    2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 44
    2.2.1. Đánh giá đặc điểm nông sinh học của tập đoàn dòng. 44
    2.2.2. Đánh giá KNKH của tập đoàn dòng 44
    2.2.3. Khảo nghiệm các tổ hợp lai triển vọng. 44
    2.2.4. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống LVN68 45
    2.3. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 45
    2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .46
    2.4.1. Phương pháp nghiên cứu đồng ruộng 46
    2.4.2. Phương pháp tạo dòng và đánh giá dòng . 50
    2.4.3. Các phương pháp tính toán và xử lý số liệu 51
    2.4.4. Khảo nghiệm các tổ hợp lai triển vọng 52
    2.4.5. Sơ đồ quá trình chọn tạo . 52
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 53
    3.1. KẾT QUẢ CHỌN LỌC VÀ ĐÁNH GIÁ DÒNG 53
    3.1.1. Một số đặc điểm chính của tập đoàn dòng 53
    3.1.2. Đặc điểm nông sinh học, khả năng chống chịu và năng suất của tập đoàn dòng
    nghiên cứu . 53
    3.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA TẬP ĐOÀN DÒNG 68
    3.2.1. Kết quả đánh giá KNKH chung về năng suất của tập đoàn dòng bằng phương
    pháp lai đỉnh 68
    3.2.2. Kết quả đánh giá ƯTL của các THL và KNKH riêng về năng suất của các dòng
    bằng phương pháp luân giao 77
    3.3. KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CÁC TỔ HỢP LAI TRIỂN VỌNG . 119
    3.3.1. Kết quả khảo nghiệm tác giả 119
    3.3.2. Kết quả khảo nghiệm cơ bản (VCU) . 127
    3.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC CHO GIỐNG
    NGÔ LVN68 TẠI ĐÔNG NAM BỘ VÀ TÂY NGUYÊN. 133
    3.4.1. Kết quả nghiên cứu về mật độ cho giống ngô lai LVN68 . 133
    3.4.2. Kết quả nghiên cứu về phân bón cho giống ngô lai LVN68 . 141

    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1544
    1. KẾT LUẬN 1544
    2. ĐỀ NGHỊ . 1544
    CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐÉN LUẬN AN . 156
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 1577

    1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    MỞ ĐẦU

    Khi nói về thành công của việc ứng dụng hiện tượng ưu thế lai trong sản xuất
    nông nghiệp, đầu tiên phải nói tới ngô lai. Ngô lai - một thành tựu khoa học nông
    nghiệp nổi bật của thế kỷ XX - đã mang lại thành quả to lớn cho sản xuất nông
    nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam[39].
    Năm 2012, diện tích gieo trồng ngô của Việt Nam là 1.118,3 nghìn ha, năng
    suất trung bình 43 tạ/ha và sản lượng là 4,8 triệu tấn [45]. Chiến lược phát triển
    nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 - 2020 định hướng cho ngành trồng trọt đối
    với cây ngô là phấn đấu đạt sản lượng 6,5 triệu tấn ngô hạt vào năm 2015 và 7,2
    triệu tấn năm 2020[7]. Để thực hiện được định hướng trên và đáp ứng nhu cầu ngô
    ngày càng tăng ở những năm tới trong khi diện tích trồng ngô chỉ có thể tăng lên tới
    1,3 triệu ha thì việc chọn tạo ra những giống ngô lai mới có năng suất cao, chống
    chịu tốt trên quy mô lớn sẽ là giải pháp có nhiều khả thi hơn[7].
    Hiện nay, ngô lai đã chiếm khoảng 95 % diện tích gieo trồng ngô cả nước.
    Các giống ngô lai do Viện Nghiên cứu Ngô chọn tạo chủ yếu phục vụ cho sản xuất
    ở các tỉnh phía Bắc, còn các tỉnh phía Nam với 39,1 % diện tích trồng ngô cả nước,
    năng suất trung bình 50 tạ/ha nhưng số lượng các giống ngô của Viện nghiên cứu
    ngô được triển khai vào sản xuất còn rất ít.
    Đông Nam Bộ (ĐNB) và Tây Nguyên (TN) là hai vùng sản xuất ngô hàng
    hóa lớn của các tỉnh phía Nam. Năm 2012 năng suất ngô của hai vùng này đạt
    trung bình 51,3 tạ/ha (ĐNB-56,2 tạ/ha; TN-49,8 tạ/ha) [45]bằng 119,4% so với cả
    nước (43,0 tạ/ha) và bằng 103,4 % so với thế giới (49,4 tạ/ha)[155]. Hàng năm,
    diện tích gieo trồng ngô ở hai vùng này khoảng hơn 300 nghìn ha nhưng diện tích
    trồng các giống ngô lai trong nước nói chung và giống do Viện Nghiên cứu Ngô
    chọn tạo nói riêng mới chỉ chiếm khoảng 20 %, số diện tích còn lại được gieo trồng
    bằng các giống của các công ty giống nước ngoài như Mosanto, Syngenta, CP
    Group, Pioneer, Bioseed . với giá bán cao gấp 1,5 đến 2,0 lần giá giống của các
    công ty trong nước làm tăng chi phí, giảm hiệu quả kinh tế và không chủ động
    trong việc cung ứng giống cho người sản xuất.
    Nhu cầu hạt giống ngô cho hai vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên hàng năm
    khoảng 6000 tấn/năm, đây là thị trường tiềm năng cho các công ty giống cây trồng
    sản xuất và kinh doanh giống ngô. Tuy nhiên, yêu cầu về giống ngô ở hai vùng này
    đòi hỏi khá cao, giống phải có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung ngày mới
    phù hợp với cơ cấu canh tác cây trồng có ngô, cho năng suất cao, màu hạt đẹp, lõi
    cứng, kháng bệnh, chịu hạn và cạnh tranh được với các giống của nước ngoài. Các
    giống ngắn ngày thường cho năng suất thấp không phát huy được điều kiện tự
    nhiên còn giống dài ngày thì không phù hợp với cơ cấu mùa vụ do đặc điểm thời
    tiết của vùng.
    Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất thông qua việc chủ động cung cấp
    hạt giống giá rẻ, chất lượng tốt, tiết kiệm chi phí cho người trồng ngô ở vùng Đông
    Nam Bộ và Tây Nguyên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống
    ngô lai trung ngày năng suất cao cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên”.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    -Chọn lọc được một số dòngưu tú cho chương trình chọn tạo giống ngô ở
    vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
    - Chọn tạo giống ngô lai có thời gian sinh trưởng trung ngày, năng suất cao
    chất lượng tốt thích hợp với điều kiện sản xuất ngô ở vùng Đông Nam Bộ và Tây
    Nguyên.
    -Xây dựng được một số biện pháp kỹ thuật canh tác như: Mật độ khoảng
    cách, liều lượng phân bón với giống ngô lai mới nhằm giới thiệu và chuyển giao
    cho người trồng ngô vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
    3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
    3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
    - Cung cấp thêm số liệu, thông tin khoa học về sử dụng vật liệu tạo dòng
    trong chọn tạo giống ngô lai ở Việt Nam.
    - Bổ sung thêm dữ liệu khoa học về các giống ngô lai và các biện pháp kỹ
    thuật canh tác trong điều kiện sinh thái vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...