Báo Cáo Nghiên cứu chọn lọc, lai tạo giống bạch đàn năng suất gỗ cao

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    TÓM TẮT BÁO CÁO i
    DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ii


    PHẦN I. TỔNG QUAN . 1
    1.1. Cơ sở pháp lý 1
    1.2. Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu 1
    1.2.1. Tính cấp thiết 1
    1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu . 2
    1.3. Địa điểm, đối tượng và nội dung nghiên cứu 3
    1.3.1. Địa điểm nghiên cứu 3
    1.3.2. Đối tượng nghiên cứu . 3
    1.3.3. Nội dung nghiên cứu 3
    1.4. Tổng quan vấn đề nghiên cứu . 4
    1.4.1. Trên thế giới . 4
    1.4.2. Ở Việt Nam 5


    PHẦN 2. THỰC NGHIỆM . 7
    2.1. Phương pháp . 7
    2.1.1. Phương pháp chọn lọc cây trội và dẫn dòng vô tính 7
    2.1.2. Phương pháp xác định mùa ra hoa, kết quả . 10
    2.2. Kết quả và thảo luận 11
    2.2.1. Chọn lọc cây trội và dẫn dòng vô tính bạch đàn 11
    2.2.2. Mùa ra hoa, kết quả của Bạch đàn nâu (E.urophylla) 18
    2.2.3. Kỹ thuật thu phấn và bảo quản hạt phấn 20
    2.2.4. Kỹ thuật thụ phấn bạch đàn 26


    PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 30
    3.1. Kết luận . 30
    3.2. Kiến nghị . 30
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 31
    PHỤ BIỂU: BẢNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CÂY TRỘI 32


    PHẦN I. TỔNG QUAN
    1.1. Cơ sở pháp lý
    Đề tài "Nghiên cứu chọn lọc, lai tạo giống bạch đàn năng suất gỗ cao" được thực hiện dựa trên các căn cứ pháp lý sau:
    - Quyết định số 6228/QĐ-BCT ngày 10/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công
    nghệ năm 2010.
    - Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số 16.10.RD/HĐ-KHCN ký ngày 01/02/2010 giữa Bộ Công thương và
    Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy.
    - Quyết định số 17/VNC-QĐ.KHTH ngày 04/02/2010 của Viện trưởng Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy về việc giao nhiệm vụ
    nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ năm 2010.


    1.2. Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1. Tính cấp thiết
    Bạch đàn là một trong những loại cây trồng chính ở nước ta. Đặc biệt với ngành công nghiệp sản xuất giấy, hiện nay gỗ bạch đàn được sử
    dụng chế biến bột giấy chiếm tỷ lệ gần 50% trong tổng số gỗ nguyên liệu và có một số công ty lâm nghiệp chỉ sử dụng bạch đàn để trồng rừng.
    Hơn 10 năm qua, công tác cải thiện giống bạch đàn đã chú trọng vào việc chọn lọc dòng vô tính từ những rừng trồng thuần loài, bằng
    cách đó đã tìm được những giống như PN2, PN14, PN3d, PN46, PN47, PN54, PN108, PN116 ., những giống này có sức sinh trưởng, phát triển
    tốt ở nhiều vùng sinh thái, góp phần tăng năng suất rừng trồng bạch đàn lên gấp đôi, gấp ba những năm 1980. Nhưng vì diện tích trồng bạch đàn đã được "vô tính hóa" rất nhiều, làm cho nguồn biến dị tổ hợp đã cạn kiệt, dẫn đến hạn chế hiệu quả công tác chọn lọc dòng vô tính từ nguồn
    biến dị này.
    Bắt đầu từ những năm 1990, các kỹ thuật cơ bản trong lai giống bạch đàn đã được kế thừa từ những nước tiên tiến và nghiên cứu ứng
    dụng vào điều kiện nước ta, Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã có những thành công bước đầu trong việc lai giống bạch đàn và keo, tạo
    tiền đề hết sức quan trọng, mở ra hướng đi mới cho hoạt động nghiên cứu cải thiện giống cây rừng nói chung và bạch đàn nói riêng. Nhờ có lai
    giống, đã tạo được nguồn biến dị tổ hợp mới, đó là những tổ hợp lai trong loài và lai khác loài có nhiều triển vọng, đáp ứng tốt cho công tác
    chọn lọc dòng vô tính. Chọn lọc dòng vô tính từ những tổ hợp bạch đàn lai đã thu được một số giống mới có năng suất vượt trội so với các giống
    cũ.
    Tóm lại, lai giống và chọn lọc giống lai đang là hướng nghiên cứu mới, có nhiều triển vọng trong thực tiễn công tác cải thiện giống bạch
    đàn. Vì vậy, đề tài "Nghiên cứu chọn lọc, lai tạo giống bạch đàn năng suất gỗ cao" cần được triển khai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...