Luận Văn Nghiên cứu Chính sách ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nghiên cứu Chính sách ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


    LỜI MỞ ĐẦU 1


    CHƯƠNG 1: Tổng quan về DNVVN và Chính sách ưu đãi thuế


    đối với DNVVN .5


    1.1 Khái niệm DNVVN .5


    1.1.1 Khái niệm 5


    1.1.2 Tiêu chí phân loại 7


    1.1.2.1 Thế giới .7


    1.1.2.2 Việt Nam 10


    1.1.3 Vai trò 10


    1.1.4 Thực trạng DNVVN Việt Nam trong thời kỳ hội nhập .14


    1.1.4.1 Cơ hội 14


    1.1.4.2 Thách thức .17


    1.1.4.3 Thực trạng .19


    1.1.5 Mục tiêu phát triển DNVVN đến năm 2015 24


    1.2 Chính sách ưu đãi thuế đối với DNVVN 25


    1.2.1 Một số khái niệm .25


    1.2.1.1 Chính sách công 25


    1.2.1.2 Thuế .27


    1.2.1.3 Chính sách ưu đãi thuế đối với DNVVN 28


    1.2.2 Chính sách ưu đãi thuế đối với DNVVN ở một số nước trên thế giới 31


    1.2.2.1 Hoa Kỳ .31


    1.2.2.2 Trung Quốc .34


    CHƯƠNG 2: Nghiên cứu chính sách ưu đãi thuế đối vói DNVVN Việt Nam -Thực trạng và giải pháp 40


    2.1 Chính sách ưu đãi thuế đối với DNVVN Việt Nam theo Luật thuế TNDN hiện hành 41


    2.1.1 Thuế suất ưu đãi 41


    2.1.1.1 Quy định pháp luật .41

    2.1.1.2 Thực trạng và Giải pháp 43


    2.1.1.2.1 Mặt tích cực 43


    2.1.1.2.2 Mặt hạn chế và Giải pháp .45


    2.1.2 Miễn thuế, giảm thuế 46


    2.1.2.1 Quy định của pháp luật 47


    2.1.2.2 Thực trạng và Giải pháp 48


    2.1.2.2.1 Mặt tích cực 48


    2.1.2.2.2 Mặt hạn chế và Giải pháp .49


    2.2 Ưu đãi thuế đối với DNVVN trong giai đoạn


    suy thoái kỉnh tế 50


    2.2.1 Chính sách ưu đãi thuế đối với DNVVN nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội .51


    2.2.2 Chính sách ưu đãi thuế đối với DNVVN nhằm tháo gở khó khăn


    cho DN, thúc đẩy kinh tế phát triển .57


    2.2.3 Thực trạng và Giải pháp .68


    2.2.3.1 Những kết quả đạt được 68


    2.2.3.2 Mặt hạn chế và Giải pháp 69


    2.2.3.2.1 về việc ban hành chính sách 69


    2.2.3.2.2 về phía DNVVN 73


    2.2.3.2.3 Một số đề xuất liên quan 74


    2.2.3.2.4 Kiến nghị xây dựng Luật .75


    KẾT LUẬN .79


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


    PHỤ LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Lý do nghiên cứu


    Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế của nước ta đã và đang gặt hái được nhiều thành tựu to lớn. Thời gian qua, cùng với sự hình thành và phát triển các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) cũng đã hình thành và phát triển mạnh mẽ. Các doanh nghiệp (DN) này không chỉ nhiều hơn về số lượng mà còn thể hiện tính năng động, linh hoạt và hiệu quả kinh tế - xã hội tổng thể ngày một cao, giữ vai trò là “xương sống” cho sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế.


    Sau khi gia nhập WTO, DNVVN Việt Nam hòa mình vào xu thế phát triển mói của thòi đại với những thuận lọi do hội nhập mang lại, song song đó, ngoài những khó khăn cố hữu của mình, các DNVVN còn phải đương đầu với những thách thức vô cùng khắc nghiệt trước sức ép cạnh tranh của những nền kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giói, đẩy nhiều DN rơi vào phá sản và rất nhiều DN khác đến bờ vực phá sản.


    Nhận ra ý nghĩa quan trọng của DNVVN trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ các DN này phát triển. Trong những chính sách này, chính sách ưu đãi về thuế được nhiều sự quan tâm và đánh giá cao về hiệu quả thực tế của nó. Mặc dù vậy, hiện tại chính sách ưu đãi về thuế cho DNVVN ở nước ta vẫn còn nhiều mặt hạn chế nhất định, chưa thật sự phát huy hết vai trò của mình đối với sự phát triển của DNVVN. Việc xây dựng và ban hành những chính sách ưu đãi về thuế kịp thòi, tiến bộ và hoàn chỉnh hơn đang là một vấn đề quan trọng, bức thiết không chỉ riêng đối với Nhà nước, DN mà toàn xã hội.


    Chính vì thế, người viết chọn đề tài “Nghiên cứu Chính sách ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam” để nghiên cứu trong luận văn của mình. Qua đó, nhằm trang bị kiến thức cho bản thân và tìm hiểu thêm về mối liên hệ giữa pháp luật và thực tiễn.


    2. Tình hình nghiên cứu


    Trước đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về chính sách đối với DNVVN, nhưng nghiên cứu riêng về chính sách ưu đãi về thuế đối với các DN này là rất ít, và đối với người viết, đề tài này vẫn là một mảng kiến thức mới mẻ. Thông qua việc tiếp cận riêng biệt chính sách ưu đãi về thuế, người viết có thể hiểu rõ chính sách này một cách cụ thể hơn để từ đó có được nhìn nhận khách quan và kịp thời có những kiến nghị thực tế hơn cho vấn đề đặt ra.


    3. Mục đích nghiên cứu


    Chính sách ưu đãi về thuế mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp DNVVN có thể vượt qua những khó khăn về trước mắt và lâu dài. Nghiên cứu cả về lý luận lẫn thực tiễn của chính sách ưu đãi về thuế, thông qua đó người viết làm rõ được những mặt tích cực của chính sách thuế, và những mặt hạn chế của nó, từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện chính sách ưu đãi về thuế đối với DNVVN Việt Nam trong thời gian tới.


    4. Phạm vi nghiên cứu


    Chính sách ưu đãi thuế đối với DNVVN Việt Nam bao gồm chính sách những quy định trong luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hiện hành và những văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong giai đoạn suy thoái kinh tế, đó cũng là đối tượng nghiên cứu trong đề tài này.


    Trước tiên, người viết làm rõ khái niệm DNVVN và khái niệm chính sách ưu đãi thuế thuế đối với DNVVN Việt Nam. Sau đó, người viết tập trung phân tích, đánh giá quy định của pháp luật về chính sách ưu đãi này, đồng thời tìm hiểu những vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật, từ đó có những đề xuất cụ thế hơn nhằm cải thiện mối quan hệ theo hướng hoàn thiện hơn giữa pháp luật và thực tiễn cho vấn đề này.

    5. Phương pháp nghiên cứu


    Ở đề tài này, người viết sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận trên sách vở và một số tài liệu liên quan, kết hợp với phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá số liệu thực tế để tiếp cận vấn đề. Từ những quy định của pháp luật, người viết phân tích từng quy định cụ thể và đối chiếu và thực tiễn để từ đó đánh giá mức độ ứng dụng của pháp luật vào thực tiễn.


    6. Kết quả nghiên cứu


    Với khả năng và nguyện vọng của mình, người viết mong muốn đem lại một cái nhìn tổng thể, rõ ràng hom về chính sách ưu đãi về thuế đối với DNVVN theo quy định của pháp luật hiện hành và chính sách được ban hành của từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế - xã hội nước ta, nhất là trong giai đoạn suy thoái kinh tế và sau suy thoái.


    Bên cạnh mục đích trang bị thêm kiến thức cho bản thân thì người viết còn mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ của mình cho các công trình nghiên cứu về chính sách ưu đãi thuế đối với DNVVN ở Việt Nam trong thời gian sắp tới.


    7. Bố cục đề tài


    Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn này được kết cấu thành 2 chương như sau:


    Chương 1: Tổng quan về DNVVN và Chính sách ưu đãi thuế đối với DNVVN.


    Người viết tình bày về những nội dung mang tính khái quát về chính sách ưu đãi thuế đối với DNVVN: khái niệm, vai trò và thực trạng của DNVVN ở nước ta hiện nay; khái niệm, vai trò của chính sách ưu đãi thuế đối với DNVVN; Chính sách ưu đãi thuế đối với DNVVN ở một số nước trên thế giới.


    Chương 2: Nghiên cứu chính sách ưu đãi thuế đối với DNVVN ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.

    Ở chương này, người viết tập trung phân tích quy định của pháp luật hiện hành và chính sách của Nhà nước về ưu đãi thuế đối DNVVN ở Việt Nam trong giai đoạn suy thoái kinh tế, tiến hành đánh giá những mặt tích cực cũng như hạn chế của chính sách ưu đãi này, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện để chính sách ưu đãi thuế đối với DNVVN thật sự hữu ích và khả thi hơn.


    Do kiến thức còn hạn chế, việc tiến hành thu thập tài liệu thực tế cũng gặp nhiều khó khăn nên luận văn không tránh khỏi những sai sót, người viết rất mong nhận được sự đóng góp của quý thày cô để người viết có thể hoàn thành tốt hơn luận văn này.


    Để hoàn thành tốt luận văn này, ngoài sự nổ lực của bản thân mình, thì người viết còn nhận được rất nhiều sự hỗ trợ của Quý thầy cô, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn, Ts. Lê Thị Nguyệt Châu - Bộ môn Luật Kinh doanh - Thương mại, khoa Luật, trường Đại học cần Thơ, người đã đặt nền tảng ban đầu cho đề tài và tận tình hướng dẫn chu đáo cho người viết trong suốt quá trình nghiên cứu. Đồng thời, người viết cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè . những người đã có những hỗ trợ rất thiết thực cũng như động viên tinh thần đến người viết trong cả quá trình học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua.


    Xin trân trọng cảm ơn!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...