Thạc Sĩ Nghiên cứu chính sách thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp huyện và khả năng áp dụng tại Huy

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 14/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2011

    MỤC LỤC
    LỜI CÁM ƠN i
    LỜI CAM ĐOAN ii
    TÓM TẮT iii
    MỤC LỤC ix
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xii
    DANH MỤC CÁC BẢNG . xiii
    DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ xiv
    DANH MỤC CÁC HỘP xv
    Chương 1 : GIỚI THIỆU . 1
    1.Bối cảnh chính sách: 1
    2. Mục đích nghiên cứu: 2
    3. Phạm vi nghiên cứu: . 2
    4. Khung phân tích: . 3
    5. Phương pháp nghiên cứu: 4
    6. Kết cấu luận văn: 4
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
    1. Một số khái niệm: . 5
    2. Nhà nước và chính thể cộng hòa: 6
    3. Cơ sở lý thuyết và nguyên lý tổ chức hệ thống chính quyền địa phương: . 6
    3.1. Khái niệm và mô hình bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương: . 6
    3.2. Sự xuất hiện thiết chế đại diện, tự quản: 7
    4. Quyền lực nhà nước ở Việt Nam: 8
    5. Kết luận Chương 2: . 9
    Chương 3: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM11
    1.Trước 1945: 11
    1.1.Trước thời Pháp thuộc: .11 x
    1.2. Thời Pháp thuộc (1884 - 1945): .11
    2. Từ 1945 đến 1975: .11
    2.1 Miền Bắc từ 1945 đến 1975: .11
    2.2 Miền Nam từ 1954 - 1975: 12
    3. Từ 1975 đến nay: .12
    4. Nhận xét: .13
    Chương 4: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở NƯỚC TA VÀ XU HƯỚNG CẢI CÁCH CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY 15
    1. Tổng quan về nghiên cứu cải cách bộ máy chính quyền địa phương: 15
    2. Xu hướng cải cách chính quyền địa phương hiện nay trên thế giới: 16
    Chương 5: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM, NHIỆM KỲ 2004 – 2009 18
    1.Giới thiệu về huyện NúiThành: .18
    2. Hoạt động của HĐND huyện Núi Thành nhiệm kỳ 2004 - 2009: 19
    2.1.Tổ chức, nhân sự: .19
    2.2. Hoạt động của HĐND huyện: 19
    2.3. Đánh giá hiệu lực và hiệu quả hoạt động của HĐND theo chức năng: 20
    2.4. Kinh phí hoạt động của HĐND:
    2.5. Nguyên nhân làm cho HĐND hoạt động hình thức, kém hiệu lực, hiệu quả: 25
    3. Không tổ chức HĐND huyện sẽ nảy sinh những vấn đề nào đối với hệ thống hành chính địa phương: 26
    3.1.Ước tính lợi ích xã hội khi không tổ chức HĐND huyện: 26
    Theo tính toán của tác giả khoảng 500 triệu VNĐ/năm. 26
    3.2. Các chức năng, nhiệm vụ của HĐND huyện sẽ được thay thế như thế nào: .26
    4. Kết quả phỏng vấn các chuyên gia và các đối tượng liên quan: .29
    5. Kết luận chương 5: .30
    Chương 6: KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 33
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 xi
    Phụ lục số 1: Thống kê cơ cấu, chất lượng đại biểu HĐND huyện khóa IX 40
    Phụ lục số 2: Các nghị quyết của HĐND huyện nhiệm kỳ 2004 - 2009 41
    Phụ lục số 3: Các nghị quyết chuyên đề của HĐND huyện nhiệm kỳ 2004 -2009 44
    Phụ lục số 4: Lược ghi các ý kiến phỏng vấn . 45
    Phụ lục số 5: Ước tính chi phí xã hội của HĐND huyện Núi Thành trong một năm 49
    Phụ lục số 6: Một số ý kiến về thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường . 50
    Phụ lục số 7: Kết quả tổng hợp điều tra lấy ý kiến người dân . 52

    GIỚI THIỆU
    1.Bối cảnh chính sách:

    Chính sách thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường theo Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội đã và đang tạo ra sự quan tâm của toàn xã hội. Sau hơn một năm tổ chức thí điểm, đã có một số đánh giá tích cực của việc không tổ chức HĐND huyện, quận, phường (Hộp 1.1); đồng thời cũng có những quan điểm cho rằng kết quả thí điểm chưa đủ sức thuyết phục để khẳng định tính khoa học và khả thi của chính sách này.
    Bộ Nội vụ đánh giá lạc quan về kết quả thí điểm và cho rằng: “Với những ưu điểm của việc thí điểm, nên nhân rộng ra các địa phương trong cả nước”.
    Một số địa phương đồng thuận với chủ trương này như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến cho rằng, đánh giá sơ kết chưa thuyết phục cả về lý luận và thực tiễn để có thể áp dụng chính sách này trên cả nước.
    Tại phiên họp thứ 34, ngày 18/9/2010 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tổng kết bước 1 việc thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường, hầu hết các ủy viên 2
    đều chưa đồng tình với quan điểm đánh giá sơ kết1 và cho rằng báo cáo sơ kết do Bộ Nội vụ trình bày đưa ra những lý lẽ “giản đơn”, “một chiều”.
    “Đặt vấn đề bỏ HĐND về lý luận sẽ tạo ra khoảng trống quyền lực. Ngoài ra, về mặt nguyên tắc, khi giao quyền lực thì phải có cơ chế kiểm soát để tránh lạm quyền và HĐND chính là một trong những cơ chế đó. Bỏ HĐND do đó là bỏ đi một thiết chế dân chủ. Trong khi chúng ta vẫn còn chưa thiết lập đủ các cơ chế để bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân theo quy định của Hiến pháp thì việc bỏ HĐND không được xem là giải pháp hay”

    2. Mục đích nghiên cứu:
    Việc thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường cho thấy sự ngập ngừng của Quốc hội trước một chính sách lớn do chưa có đủ cơ sở lý luận và thực tiễn. Đánh giá kết quả thí điểm có nhiều quan điểm trái chiều. Hơn nữa, chủ trương dù có tên gọi là “thí điểm” nhưng triển khai trên diện rộng, nên trên thực tế nó là một chính sách chứ không dừng lại ở ý nghĩa thí điểm.
    Xuất phát từ bối cảnh đó, tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chính sách không tổ chức HĐND cấp huyện và khả năng áp dụng tại huyện Núi Thành” nhằm góp phần làm rõ hơn một số câu hỏi chính sách: Thứ nhất: hoạt động của HĐND huyện trên thực tế có hiệu lực và hiệu quả không? Thứ hai, nếu không tổ chức HĐND huyện thì có lợi ích và chi phí gì? Trọng tâm cuối cùng là trả lời câu hỏi: “Dưới góc nhìn của một địa phương nông thôn, việc không tổ chức HĐND huyện hiện nay có phải là một chính sách tốt hay không?”
    3. Phạm vi nghiên cứu:
    Do tính chất khác nhau về đặc điểm kinh tế, văn hóa, địa lý nên cấu trúc chính quyền giữa đô thị và nông thôn cũng có nhiều điểm khác biệt. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ nghiên cứu về HĐND huyện ở các tỉnh mà không đưa đối tượng nghiên cứu là chính quyền đô thị (ví dụ ở quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là cấp tương đương với huyện). Huyện trong cả nước có nét đồng nhất về tổ chức và hoạt động nên từ tình huống này có thể rút ra được ý nghĩa về chính sách có tính đại diện cho cả nước.
    4. Khung phân tích:
    Luận văn sử dụng khung phân tích gồm lý thuyết về xây dựng cơ quan đại diện quyền lực nhân dân trong một chế độ cộng hòa có nền dân chủ đại diện, các lý thuyết về hiệu quả và lợi ích khi phân tích thể chế (Hộp 1.2) để giải quyết mục đích nghiên cứu. Khung phân tích cụ thể dựa trên các cơ sở sau:
    Mỗi dân tộc đều có một kiểu quản trị được số đông thừa nhận. Việc lựa chọn cách thức quản trị quốc gia trước hết là do truyền thống, thói quen hình thành từ lâu đời: người Pháp có kiểu quản lý theo vùng, người Mỹ theo bang .
    Cùng với quá trình phát triển nền dân chủ, việc lựa chọn mô hình quản trị xuất phát từ hiệu quả của phương thức quản trị sao cho người dân giám sát được các đối tượng mà mình trao quyền. Dựa trên hai nguyên tắc cơ bản đó, luận văn sẽ phân tích cơ sở lý luận về tổ chức chính quyền địa phương; cách thức mà người Việt Nam tổ chức quản trị quốc gia; đánh giá hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND huyện; rút những nguyên nhân; phân tích, đánh giá các vấn đề liên quan nếu không tổ chức HĐND huyện: lợi ích – chi phí? Các chức năng, nhiệm vụ của HĐND sẽ chuyển giao cho tổ chức nào đảm nhận? Khả năng thực thi, hiệu lực, hiệu quả thực hiện của các tổ chức này như thế nào? Phân tích, dự báo những tác động khác có thể xảy ra, từ đó rút ra kết luận và một số khuyến nghị chính sách. Việc đánh giá, phân tích và khuyến nghị chính sách đối với HĐND được trình bày trong luận văn còn dựa trên cơ sở lý thuyết về Quản lý công mới với mô hình “ Giá trị- Năng lực- Sự ủng hộ”; lý thuyết về ảnh hưởng của các nhân vật có liên quan; lý thuyết về người chủ và người đại diện; lý thuyết về tập trung và phân cấp.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính; phân tích tình huống; kết hợp phỏng vấn các đối tượng liên quan và lấy ý kiến người dân.
    Nguồn thông tin về cơ sở lý thuyết thu thập từ các kiến thức học tập, từ các nghiên cứu, tư liệu, báo cáo của các nhà nghiên cứu. Thông tin thực tiễn sử dụng nguồn tài liệu của HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Núi Thành trong nhiệm kỳ 2004 – 2009. Các đối tượng phỏng vấn trực tiếp gồm: nhà nghiên cứu, đại biểu Quốc hội, TTHĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Núi Thành, TTHĐND xã. Ngoài ra, tác giả sử dụng phiếu điều tra để lấy ý kiến của người dân.
    6. Kết cấu luận văn:
    Luận văn này bao gồm 6 chương. Chương 1 giới thiệu về đề tài, bối cảnh chính sách, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, phương pháp, khung phân tích. Chương 2 trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn đối với việc tổ chức chính quyền địa phương. Chương 3, trình bày tóm tắt quá trình phát triển chính quyền địa phương của nước ta. Chương 4, tổng quan một số nghiên cứu và đề xuất về việc xây dựng mô hình chính quyền địa phương ở nước ta và một số xu hướng cải cách thể chế, cải cách chính quyền địa phương hiện nay. Chương 5 phân tích hoạt động của HĐND huyện Núi Thành trong nhiệm kỳ 2004 – 2009; các ý kiến phỏng vấn và nhận xét về ý kiến người dân. Chương 6 là kết luận và khuyến nghị chính sách.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...