Luận Văn Nghiên cứu chính sách bảo hiểm xã hội với vấn đề thu bảo hiểm xã hội và chống thất thu bảo hiểm xã h

Thảo luận trong 'Bảo Hiểm' bắt đầu bởi Bống Hà, 23/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần mở đầu
    Bảo hiểm xã hội là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho cán bộ, công chức, quân nhân và người lao động. Ngay từ khi thành lập Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên quan tâm đến việc thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội đối với cán bộ, công chức, quân nhân và người lao động thuộc các thành phần kinh tế. Trong công cuộc đổi mới đất nước, kinh tế không ngừng phát triển đời sống nhân được cải thiện và nâng cao, tuy nhiên một bộ phận người lao động còn bấp bênh không đảm bảo do gặp phải những rủi ro như thiếu việc làm, ốm đau, tuổi già để bù đắp một phần thiếu hụt đó, từ năm 1995 Đảng ta đã cụ thể hoá đường lối bằng chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội và được bổ sung hoàn thiện và đổi mới các chế độ, chính sách BHXH theo quy định tại chương III bộ luật lao động được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 .

    Bảo hiểm xã hội không những là một loại hình bảo hiểm mà nó còn là một cơ chế bảo vệ người lao động trong trường hợp người lao động bị mất hoặc giảm thu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn do mất, giảm khả năng lao động. Bảo hiểm xã hội còn là một trong những hệ thống bảo đảm xã hội.

    Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự cố gắng vượt bậc của ngành bảo hiểm xã hội nên các chế độ BHXH được thực hiện ngày càng tốt hơn; công tác thu, chi, quản lý quỹ và giải quyết chế độ chính sách BHXH cho các đối tượng theo luật định đi vào nền nếp, tạo điều kiện thuận lợi và niềm tin cho những người tham gia và hưởng các chế độ BHXH.

    Để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nước ta và nhu cầu của người lao động, ngày 09/01/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2003/NĐ-CP, Luật BHXH được Quốc hội nứơc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngà 29/6/2006, đối tượng tham gia BHXH không còn tập trung vào các đơn vị hành chính sự nghiệp , các doanh nghiệp nhà nước nữa mà được mở rộng tới các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hưu hạn, hợp tác xã , hộ kinh doanh các thể, số người tham gia ngày càng tăng, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Song song với thu BHXH thì việc chi trả cho đối tượng nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội ngày càng nhiều. Do dó BHXH cần có một lượng tiền đủ lớn để đảm bảo cho công tác chi trả các chế độ BHXH, để đạt được mục tiêu đó thì việc tham gia BHXH đóng góp vào quỹ BHXH là một nhiệm vụ rất quan trọng, có thể coi Quỹ BHXH là sự sống còn của hệ thống BHXH, đảm bảo cho hệ thống hoạt động theo đúng chức năng nhiệm vụ Trong đó nhiệm vụ thu BHXH là nhiệm vụ quan trọng có thể coi đó là đầu vào của ngành BHXH.

    Là cán bộ đang trực tiếp công tác tại phòng thu Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang và được thực tập tốt nghiệp tại cơ quan từ ngày 25/9/2006 đến ngày 15/01/2007, trong thời gian thực tập em thấy còn một số hạn chế trong công tác thu BHXH dẫn đến tình trạng thu chưa đúng, thu chưa đủ hay nói cách khác còn để thất thu BHXH và vấn đề tăng cường công tác thu và chống thất thu quỹ bảo hiểm xã hội có một ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của ngành BHXH nói chung và BHXH Tuyên Quang nói riêng.

    Do vậy chuyên đề mà em lựa chọn là: “Nghiên cứu chính sách bảo hiểm xã hội với vấn đề thu BHXH và chống thất thu BHXH Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” Làm chuyên đề thực tập với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào công tác thu BHXH.



    Mục đích của chuyên đề:

    Làm rõ công tác thu và thất thu bảo hiểm xã hội.

    Thực trạng công tác thu và thất thu Bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội Tuyên Quang trong thời gian qua.

    Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH và chống thất thu BHXH trong thời gian tới.

    Nội dung của Chuyên đề gồm:

    Lời nói đầu

    Chương I: Lý luận chung về chính sách Bảo hiểm xã hội.

    Chương II: Thực trạng về quản lý thu, và thất thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội Tuyên Quang.

    Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu và chống thất thu BHXH tại BHXH Tuyên Quang.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...