Luận Văn Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học trong dịch chiết lá ngải cứu ở quận Cẩm Lệ, thành

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học trong dịch chiết lá ngải cứu ở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong nhiều thế kỷ liên tục, kiến thức về cây thuốc đã từng bước được thu
    thập và đúc kết thành quy luật ứng dụng. Bất cứ quốc gia nào, từ Đông sang Tây,
    đều có niềm tự hào riêng về kinh nghiệm áp dụng dược liệu thiên nhiên. Cây thuốc,
    dù là rễ nhân sâm hay lá ngải cứu, không biết từ lúc nào, đã là một phần không thể
    tách rời trong cuộc sống của con người.
    Từ hai thập niên gần đây, dược phẩm với hoạt chất từ nguồn dược liệu thiên
    nhiên bất ngờ trở thành đề tài nghiên cứu hàng đầu của các nhà khoa học trong kỹ
    nghệ làm thuốc. Bởi dược phẩm từ dược thảo không những an toàn mà còn cống
    hiến tác dụng cộng hưởng của nhiều hoạt chất sinh học trong thành phần của cây
    thuốc. Ngay cả khi phối hợp nhiều cây thuốc trong một chế phẩm thì tính chất
    tương tác giữa các vị thuốc kế thừa từ kinh nghiệm dân gian vẫn dễ kiểm soát hơn
    phản ứng khó lường giữa nhiều loại hóa chất tổng hợp trong cơ thể con người.
    Việt Nam ta được thiên nhiên ưu ái ban tặng một thảm thực vật phong phú,
    đa dạng bao gồm nhiều cây thuốc quý với đầy đủ chủng loại và số lượng lớn. Đã là
    người dân Việt Nam, chắc hẳn ai cũng biết đến cây ngải cứu. Nghiên cứu từ các tài
    liệu nước ngoài cho thấy lá ngải cứu có chứa một số hợp chất có hoạt tính sinh học
    như Aesculetine (6,7-dihydroxycoumarin), Scopoletine (7-hydroxy-6-methoxycoumarin), Jaceosidine (4,5,7-trihydroxy-3,6-dimethoxyflavone),
    Eupafoline (6-methoxy-5,7,3’,4’-tetrahydroxyflavone), Leuteolin (3’,4’,5,7-tetrahydroxyflavone), Apigenin (4’,5,7-trihydroxyflavone), Tricine (5,7,4’-trioxy-3’,5’-dimethoxylflavone), Các chất này có khả năng ức chế rất tốt sự tăng trưởng
    của các tế bào ung thư vú và ung thư cổ tử cung, kháng khuẩn, kháng viêm. Ngoài
    ra, các thành phần trong lá ngải cứu còn được sử dụng để chữa kinh nguyệt không
    đều, khí hư, động thai, băng huyết, đau bụng, đau dây thần kinh, thấp khớp, dưỡng
    da, trị mụn, .
    Tại Việt Nam cũng đã có các công trình nghiên cứu như “Khảo sát thành
    phần hóa học cây ngải cứu (Artemisia vulgaris L.)” (Nguyễn Thị Thảo Ly,
    3
    Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Diệu Liên Hoa), Báo cáo khoa học Đại học Khoa học Tự
    nhiên - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, 11/2010; “Các thành phần lacton của cây Ngải
    cứu (Artemisia Vulgaris L.) Việt Nam” (Phan Tổng Sơn, Văn Ngọc Hướng và
    Cộng sự, Tạp chí Khoa học Đại học Tổng Hợp Hà Nội, 29-31, 1988).
    Tuy ngải cứu có nhiều ứng dụng và được sử dụng nhiều như vậy nhưng các
    thành phần hóa học chưa được khảo sát kỹ do đó việc nghiên cứu để xây dựng một
    qui trình xác định thành phần từ lá ngải cứu là một vấn đề cần thiết cũng như mong
    muốn được góp phần tìm hiểu về ngải cứu. Vì lý do trên tôi thực hiện đề tài:
    “Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học trong dịch chiết lá ngải
    cứu ở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Xây dựng qui trình chiết các hợp chất hóa học trong lá ngải cứu.
    - Xác định thành phần hoá học trong lá ngải cứu.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
     Đối tượng nghiên cứu
    - Lá của cây ngải cứu ở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
     Phạm vi nghiên cứu
    - Lá ngải cứu.
    - Chiết, xác định thành phần hoá học trong dịch chiết lá ngải cứu.
    4. Phương pháp nghiên cứu
     Nghiên cứu lý thuyết:
    - Phương pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên, tổng quan các tài liệu về đặc
    điểm hình thái thực vật, thành phần hoá học, ứng dụng của cây ngải cứu.
     Phương pháp thực nghiệm:
    - Phương pháp lấy mẫu: lá được thu hái, rửa thật sạch bằng nước sau đó phơi
    khô, xay thành bột.
    - Phương pháp trọng lượng để xác định độ ẩm, hàm lượng hữu cơ của lá ngải
    cứu.
    - Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS để xác định hàm lượng kim
    loại nặng trong lá ngải cứu.
    4
    - Phương pháp quang phổ hấp thụ UV – VIS để xác định mật độ quang của
    các dịch chiết.
    - Phương pháp chiết soxhlet để chiết lấy các chất có trong lá ngải cứu.
    - Phương pháp GC – MS để định danh, xác định hàm lượng các hợp chất.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
     Ý nghĩa khoa học
    - Cung cấp những thông tin khoa học một số chỉ tiêu hóa lý, khảo sát quy trình
    chiết, xác định thành phần hóa học của một số hợp chất chính trong lá ngải cứu.
    - Cung cấp những thông tin, tư liệu làm cơ sở cho việc nghiên cứu sau này.
     Ý nghĩa thực tiễn
    - Nhằm giúp cho việc ứng dụng ngải cứu ở phạm vi rộng một cách khoa học
    hơn.
    - Giải thích một cách khoa học một số kinh nghiệm dân gian về ứng dụng của
    ngải cứu.
    6. Bố cục đề tài
    Đề tài gồm 49 trang trong đó có 9 bảng và 41 hình. Phần mở đầu (3 trang),
    kết luận và kiến nghị (1 trang), tài liệu tham khảo (2 trang) và phần phụ lục. Nội
    dung của đề tài chia làm 3 chương:
    Chương 1 – Tổng quan (15 trang )
    Chương 2 – Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu (12 trang)
    Chương 3 – Kết quả và thảo luận (16 trang)
    5



    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
    1.1. Giới thiệu cây ngải cứu [1], [2], [9], [18]
    1.1.1. Sơ lược về nguồn gốc cây ngải cứu
    1.1.1.1. Theo dân gian
    Tên "ngải cứu" cũng đã gợi cho nhiều người về ý nghĩa của cái tên. Theo
    sách "Thảo mộc dược Đông y", ngải cứu có nghĩa là "cứu vãn tình nghĩa" và có một
    sự tích kể về nguồn gốc của loài ngải cứu.
    Ngày xưa, ở vùng Nội Mông (Trung Quốc), có cô gái dáng hình thắt đáy
    lưng ong, nhan sắc kiêu sa, tên là Kim Tuyến. Ở độ tuổi 20, nàng đã kết duyên cùng
    chàng kỵ sĩ. Một hôm, nhân buổi du xuân, có vị đại thần nhác trông thấy Kim
    Tuyến đã sinh lòng thèm muốn và tìm cách sát hại kỵ sĩ. Ông ta bèn vu cho chàng
    kỵ sĩ là đã bắn chết con ngựa của mình, nếu muốn được tha tội, chàng phải nộp cho
    quan một đoạn dây thừng bện bằng tro cỏ, bằng không, sẽ bị đầy biệt xứ .! Hiểu
    được dã tâm của vị quan, Kim Tuyến ra vườn nhổ những cây thuốc già, héo khô về
    bện thành đoạn thừng, đặt lên chiếc mâm đồng, rồi đốt cháy dần thành tro đem cho
    chồng bê "mâm thừng" đến nộp cho quan. Thoạt trông thấy, quan phủ ngớ người
    nhìn mà không nói năng gì! Hiểu được tài trí của đôi vợ chồng nọ, đại quan đành
    tuyên bố tha tội cho chàng kỵ sĩ, và từ bỏ ý muốn chiếm đoạt Kim Tuyến. Vậy là
    loại cây thuốc trồng ở vườn kia đã cứu vãn sự cách chia tình nghĩa vợ chồng. Dân
    làng biết chuyện, gọi cây ấy là cây "ngải cứu". Từ đó, người ta còn phát hiện ra
    nhiều công dụng của ngải cứu với mùi hương thơm nồng, hăng hắc không lẫn vào
    đâu được.
    1.1.1.2. Theo nghiên cứu khoa học
    - Ngải cứu được biết đến từ thời cổ đại và đã từng được xem như một loài cỏ
    dại.
    - Nó có nguồn gốc từ các vùng ôn đới ấm ở Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á; vùng
    nhiệt đới Bắc Phi và vùng hàn đới Alaska.
    - Tên khoa học hiện nay Artemisia Vulgaris L. xuất phát từ tên Latin, tên của
    nữ thần Artémis, người hiện diện để bảo vệ người phụ nữ khỏi bệnh tật.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    [1] Đái Duy Ban (2008), Các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học phòng
    chống một số bệnh cho người và vật nuôi, NXB Khoa học tự nhiên & công nghệ,
    Hà Nội.
    [2] Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương và các tác giả (2004),
    Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
    [3] Nguyễn Thạc Cát, Từ Vọng Nghi, Đào Hữu Vinh (1996), Cơ sở lý thuyết
    hóa học phân tích, Dùng cho sinh viên ngành hóa các trường đại học, In lần thứ 3,
    Nhà xuất bản giáo dục.
    [4] Nguyễn Tinh Dung (2002), Các phương pháp định lượng hóa học (Phần 3),
    NXB Giáo dục, trang 62.
    [5] Lê Văn Đăng (2005), Chuyên đề một số hợp chất thiên nhiên, NXB Đại học
    quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
    [6] Trần Tứ Hiếu (2001), Hoá học phân tích, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
    [7] Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây Cỏ Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ.
    [8] Phạm Thanh Kỳ (2007), Dược liệu học tập II, NXB Y học, Hà Nội.
    [9] Đỗ Tất Lợi (1968 – 1986), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB
    Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, , trang 36,37.
    [10] Hồ Viết Quý (1998), Các phương pháp phân tích hiện đại và ứng dụng trong
    hóa học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
    [11] Hoàng Thị Sản (2003), Phân loại thực vật, NXB Giáo dục, Hà Nội.
    [12] Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu tập I, NXB Y học, Hà Nội.
    Tiếng Anh
    [13] Sang-Jun Lee, Ha-Yull Chung, In-Kyung Lee, Seung-Uk Oh, Ick-Dong Yoo
    (2000), Pharmaceutical & Health Research Institute, Pacific Coporation/ R&D
    Center, Department of Food Science & Technology, Hankyong National University,
    Korea Research Institute of Bioscience & Biotechnology, Phenolics with Inhibitory
    Activity on Mouse Brain Monoamine Oxidase (MAO) from Whole Parts of
    Artemisia vulgaris L (Mugwort).
    50
    [14] Lee, S.J, Chung, H.Y, Lee, I.K, and Yoo, I.D (1999), Isolation and
    identification of flavonoids from ethanol extracts of Artemisia vulgaris and their
    antioxidant activity, Korean J. Food Sci. Technolol. 31: 815-822
    [15] Lee, S.J., Chung, H.Y., Maier, C.G.A., Wood, A.R., Dixon, R and Mabry,
    T.J. (1998), Estrogenic flavonoids from Artemisia vulgaris L., J. of Agric. Food
    Chem. 46: 3325-3329
    [16] Harborne, J.B. (1994), The Flavonoids adevances in research, published by
    Chapman & Hall, 2-6 Boundary Row, London, SE18HN, UK
    Trang Web
    [17] http://www. tim.vietbao.vn/ngải_cứu/
    [18] http://www.caythuocquy.info.vn
    [19] http://www.afamily.vn/suc-khoe/2008102102181925/Mon-an-bai-thuoc-tucay-ngai-cuu.chn
    [20] http://www.phununet.com/WikiPhununet
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...