Luận Văn Nghiên cứu chiết tách xác định một số thành phần hóa học trong dịch chiết lá lốt ở huyện Hòa Vang, T

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu chiết tách xác định một số thành phần hóa học trong dịch chiết lá lốt ở huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng


    MỞ ĐẦU
    Ngày nay khi mà xã hội không ngừng phát triển, đời sống vật chất tinh thần
    của con người ngày một nâng cao, vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của con ngườ i
    ngày càng được chú trọng. Với việc ứng dụng những tiến bộ khoa học vào lĩnh vực y
    học con người đã nghiên cứu tổng hợp và điều chế được nhiều loại dược phẩm có
    nguồn gốc thiên nhiên. Các dược liệu có hợp chất tự nhiên ngoài tác dụng chữa bệnh
    còn bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất , không độc hại, cơ thể hấp thụ tốt và không
    gây ra các tác dụng phụ. Do đó, việc phát hiện và đi sâu nghiên cứu các hợp chất có
    trong thảo dược luôn được chú trọng.
    Việt Nam ta là một trong những nước nhiệt đới, nóng, ẩm và mưa nhiều, có
    nguồn dược liệu rất phong phú lên đến 12000 loài, đa dạng và một nền y học dân tộc
    phát triển lâu đời. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng nhiều loại thảo dược trong
    việc dưỡng thương, trị bệnh và bồi bổ cơ thể. Những năm gần đây, thuốc tân dược của
    nền y học hiện đại được sử dụng một cách rộng rãi nhưng những vị thuốc dân gian
    đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống hằng ngày của con người, đã có rất
    nhiều bệnh tật được chữa khỏi nhờ các loại thảo.
    Cây lá lốt là một loại cây rất thân thuộc đối với chúng ta, nó thường được sử
    dụng trong các bữa ăn hàng ngày, ngoài ra nó còn là một loại rau kiêm vị thuốc.
    Trong y học cổ truyền, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, công dụng ôn trung ( làm
    ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí ( đưa khí đi xuống), chỉ thông ( giảm đau), yêu
    cước thống (đau lưng, đau chân), tỵ uyên (mũi chảy nước tanh thôi kéo dài ), trị nôn
    mửa, đầy hơi, khó tiêu
    Mặc dù lá lốt là một vị thuốc tốt, có nhiều ứng dụng trong điều trị bệnh nhưng
    chúng ta chỉ mới xem lá lốt như một loại rau bình thường để ăn hàng ngày. So với
    nhiều loại cây dược liệu khác các thông tin khoa học về cây lá lốt còn chưa đầy đủ,
    các công trình nghiên cứu khoa học về loài cây này còn ít . Trên tinh thần mong muốn
    đóng góp phần tìm hiểu mối quan hệ giữa thành phần hóa học của cây với công dụng
    dược tính đã được sử dụng em chọn đề tài: “Nghiên cứu chiết tách xác định một số
    thành phần hóa học trong dịch chiết lá lốt ở huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng”.
    - 3 -2. Mục tiêu nghiên cứu:
    - Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học trong lá lốt.
    - Đóng góp vào nguồn thông tin tư liệu khoa học về cây lá lốt, tạo cơ sở khoa
    học phát huy những tác dụng chữa bệnh của nó.
    - Tạo tiên đề cho những nghiên cứu sâu hơn về cây lá lốt sau này, từ đó có
    những giải pháp phát huy tính năng ưu việt của nó.
    3. Đối tượng nghiên cứu :
    Lá lốt hái ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng vào các buổi sáng
    tháng 3.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    4.1. Nghiên cứu lý thuyết
    - Thu thập, tổng hợp các tài liệu, tư liệu, sách báo trong và ngoài nước có liên
    quan đến đề tài.
    - Trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia, thầy cô giáo và đồng nghiệp.
    4.2. Phương pháp thực nghiệm
    - Phương pháp lấy mẫu, thu hái và xử lý mẫu.
    - Phương pháp phân tích trọng lượng để xác định độ ẩm.
    - Phương pháp phân hủy mẫu phân tích để khảo sát hàm lượng hữu cơ.
    - Phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử để xác định hàm lượng các kim
    loại có trong lá lốt.
    - Chiết bằng phương pháp chiết nóng soxhlet và phương pháp ngâm kiệt với
    dung môi hữu cơ.
    - Phương pháp sắc ký khí - phổ khối liên hợp (GC - MS) nhằm phân tách và xác
    định thành phần định tính và định lượng các hoạt chất chính trong các dịch chiết.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễ n của đề tài :
     Ý nghĩa thực tiễn:
    Giải thích một cách khoa học các kinh nghiệm dân gian, thuận tiện cho việc ứng
    dụng cây thuốc .
    - 4 - Ý nghĩa khoa học:
    Cung cấp thêm thông tin về cây lá lốt sữa như một số chỉ tiêu hóa lý, khảo sát
    thành phần hóa học và cấu tạo của một số hợp chất chính có trong lá lốt.
    6. Bố cục của khóa luận:
    Nội dung của khóa luận chia làm 3 chương :
    Chương 1 : Tổng quan
    Chương 2 : Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
    Chương 3 : Kết quả và thảo luận



    - 5 -CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
    1.1. KHÁI QUÁT VỀ HỌ HỒ TIÊU
    Họ Hồ tiêu ( Piperaceae) là một loại thực vật chứa trên 2.000 loài được
    nhóm trong 9 chi. Chúng là các loại cây thân gỗ nhỏ, cây bụi hay dây leo ở khu vực
    nhiệt đới.
    Hình 1.1. Một số cây thuộc họ Hồ tiêu.
    1.2. GIỚI THIỆU VỀ CÂY LÁ LỐT
    1.2.1 Sơ lược về cây lá lốt trong giới thực vật:
    - Tên thường gọi : Lá lốt, Tất bát, Lotlot (Anh).
    - Tên khoa học: Piper lolot C. DC, họ Hồ tiêu (Piperaceae).
    Cây trầu Cây lá lốt
    Hồ tiêu
    - 6 - Phân bố:
    Lá lốt là một cây đặc thù của vùng Đông Nam Á, chúng mọc hoang và cũng
    được trồng để lấy lá là gia vị và làm thuốc.Người ta có thể cắt thành khúc ngắn
    khoảng 30-25 cm giâm vào đất ẩm ướt, nơi đốt sẽ mọc rể và thành cây mới.
    Lá lốt có thể thu hoặch quanh năm, dùng tươi hay phơi khô để bảo quản dùng
    từ từ lâu dài
     Mô tả thực vật:
    Cây thảo sống lâu, cao 30-40cm hay hơn, mọc bò, mọc thẳng khi còn non, khi
    lớn có thân dài không thể mọc thẳng mà trườn trên mặt đất. Thân phồng lên ở các
    mấu, mặt ngoài có nhiều đường rãnh dọc. Lá đơn, có mùi thơm đặc sắc, nguyên,
    mọc so le, hình tim, mặt lá láng bóng, có năm gân chính phân ra từ cuống lá;
    cuống lá có bẹ. Cụm hoa dạng bông đơn mọc ở nách lá. Quả mọng chứa một hạt.
    Thân màu xanh lục sậm, ở các đốt của lóng phù to, tròn, có rảnh nhỏ và lông
    mịn.
    Lá đơn mọc cách, phiến lá gồm 2 dạng, phía dưới rộng hình bầu dục, 2 – 5 cm
    dài, mặt trên mịn láng, mặt dưới màu xanh lục nhạt có lông mịn trên gân, phiến lá
    không đối xứng 10-12 cm dài, 8-11 cm rộng, mép lá nguyên, gân lá hình chân vịt
    với 5 gân gốc, các gân đều cong hướng về ngọn lá.
    Cuống lá 2-5 cm, hình trụ, lõm ở mặt trên, ở gốc mở rộng, lá bắc rụng sớm,
    hình tam giác, màu xanh lục, có 2 dạng : một phiến mỏng bao chồi hay là 2 phiến
    mỏng dài 1-1,5 cm, dính 2 bên đáy cuống rụng sớm để lại một vết sẹo.
    Cụm hoa, gié hoa cái mọc đối diện với lá, hình trụ, màu trắ ng, dài 10-12 mm, 3
    mm đường kính.
    Cuống cụm hoa màu xanh lục, hình trụ, dài 10-12 mm, 1-2 mm đường kính, có
    lông mịn màu trắng.
    Hoa rất nhỏ, hoa trần, đơn tính.
    Trái, quả mộng, chứa một hạt, cô lập như trái tiêu Piper nigrum.L
    Bộ phận sử dụng :Lá, rể, cành


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1] Đào Hùng Cường, (2002), Cơ sở hóa học hữu cơ , Nhà xuất bản Đà Nẵng.
    [2] Đỗ Tất Lợi,(2001), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa
    học Hà Nội .
    [3] Phạm Thành Kỳ,(2002), Bài giảng dược liệu, tập 2, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
    [4].Hồ Viết Quý,(1998), Các phương pháp phân tích hiện đại và ứng dụng trong hóa
    học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
    [5]. Trương Thị Thuận,(2010), “ Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học
    tinh dầu và dịch chiết của lá trầu không”, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân sư phạm, Đại
    học Sư Phạm-Đại học Đà Nẵng.
    [6] Lương Thị Thùy Trang (2006), “Nghiên cứu chiết tách và xác định một số thành
    phần hóa học trong dịch chiết lá hoàn ngọc”, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân sư phạm,
    Đại học Sư Phạm-Đại học Đà Nẵng.
    [7] Bùi Xuân Vững ,(2011), Bài giảng phân tích công cụ, Khoa hóa, Đại học Sư
    Phạm-Đại học Đà Nẵng Lương Thị Thùy Trang (2006), “Nghiên cứu chiết tách và
    xác định một số thành phần hóa học trong dịch chiết lá hoàn ngọc”, Khóa luận tốt
    nghiệp cử nhân sư phạm, Đại học Sư Phạm-Đại học Đà Nẵng.
    [8] http://dantri.com.vn/c7/s7-434789/la-lot-tri-nhieu-chung-benh.htm
    [9] http://suckhoedoisong.vn/2008106162535653p44c60/la-lot-chua-dau-nhuc-xuongkhop.htm
    [10] http://www.uphcm.edu.vn/caythuoc/index.php?q=node/375
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...