Luận Văn Nghiên cứu chiết tách, xác định alcaloit trong vỏ cây Mức hoa trắng (Holarrhena antidysenterica) xã

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu chiết tách, xác định alcaloit trong vỏ cây Mức hoa trắng (Holarrhena antidysenterica) xã Đại Tân, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Hiện nay ngành công nghiệp dược đã sản xuất ra khoảng 10.000 biệt dược
    từ khoảng 3000 hoạt chất khác nhau nhưng lại đang tồn tại tối thiểu 30.000 loại
    bệnh. Điều đó cho thấy rằng nhu cầu tìm ra hoạt chất mới dùng trong điều trị
    bệnh là điều cấp thiết hàng đầu. Đặc biệt là các bệnh nan y vẫn chưa có thuốc
    đặc hiệu để điều trị như cảm lạnh, AIDS, ung thư, các bệnh về thần kinh trung
    ương,
    Ở Việt Nam các hoạt chất dùng để làm thuốc có thể tự sản xuất được chỉ
    khoảng 5%, đa phần là nhập khẩu từ nước ngoài về bào chế. Các hoạt chất dùng
    để làm thuốc thường đi bằng hai con đường chủ yếu là tổng hợp hoặc chiết tách
    từ dược liệu. Tổng hợp các hoạt chất từ hóa chất lại không đảm bảo an toàn khi
    sử dụng vì chứa nhiều hóa chất độc hại có thể chứa trong hoạt chất mà mình cần
    tổng hợp. Vì vậy các hoạt chất chiết tách từ dược liệu luôn được quan tâm vì tính
    an toàn của nó.
    Nước ta vốn được biết là một trong những nước có nguồn thực vật phong
    phú và đa dạng nhất trên thế giới, đa phần trong số đó có thể được dùng để làm
    thuốc. Để có thể chiết tách các hoạt chất trong các cây dược liệu vẫn còn là điều
    khó khăn, nan giải.
    Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tôi thấy cây Mức hoa trắng không
    chỉ có tác dụng lấy gỗ mà trong cây còn có chứa nhiều hoạt chất dùng để chữa
    bệnh đặc biệt là các alcaloit có chứa nhiều trong vỏ cây. Trong các bộ phận của
    cây thì hạt có tác dụng bổ thận, lá và rễ có tác dụng cầm ỉa chảy, vỏ thân có vị
    chát, có tác dụng trừ lỵ, trừ giun, lợi tiêu hoá, hạ sốt và tăng trương lực. Vỏ thân
    và các bộ phận khác được dùng trị lỵ amip, vỏ cũng được dùng trị sốt, ỉa chảy,
    viêm gan. Vỏ và lá dùng nấu nước tắm ghẻ, có thể dùng vỏ rễ giã giập ngâm
    -3-rượu cùng với vỏ rễ cây Hoè dùng bôi. Liều dùng: bột vỏ 10g, hạt 3-6g hoặc cao
    lỏng 1-3g. Trong đó conessin chlorhydrat hay bromhydrat trị lỵ amip, có tác
    dụng như emetin nhưng không độc và tiện dụng hơn emetin. Nó có tác dụng đối
    với kén và amip, còn emetin chỉ có tác dụng đối với amip . Hiện tượng khô ng
    chịu thuốc rất ít hoặc không đáng kể.
    Trên thế giới có các công trình nghiên cứu Holarrehena antidysenterica
    như: Đánh giá hoạt động chống oxy hóa hạt giống của Holarrehena
    antidysenterica trong các mô hình in vitro của sở Y s inh học phòng thí nghiệm
    khoa học và quản lý đại học Vidyasagar Ấn Độ thực hiện. Nghiên cứu ảnh
    hưởng của các alkaloid có trong loài Holarrhena antidysenterica tới việc điều trị
    kháng khuẩn do cục Hóa sinh, Đại học Madras, Guindy Campus Ấn Độ thực
    hiện. Nghiên cứu steroidal alkaloids từ vỏ của loài Holarrhena do Phòng nghiên
    cứu thí nghiệm khu vực (CSIR), Jammu Tawi Ấn Độ thực hiện.
    Trong nước có công trình nghiên cứu như: Đề tài nghiên cứu chiết tách và
    thử hoạt tính chống ung thư từ cây Mộc hoa trắng của viện sinh thái và tài
    nguyên sinh vật. Thuốc Mộc hoa trắng, viên nén bao phim do Công ty CP Dược
    & TBYT Hà Tĩnh sản xuất.
    Nhận thấy trong cây có chứa nhiều alcaloit và những ứng dụng của nó trong
    thực tế như vậy nên việc nghiên cứu để xây dựng một quy trình chiết tách hỗn
    hợp alcaloit từ vỏ cây Mức hoa trắng, từ đó xác định thành phần hóa học chính
    của nó là một vấn đề cần thiết. Vì lý do trên tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu
    chiết tách, xác định alcaloit trong vỏ cây Mức hoa trắng (Holarrhena
    antidysenterica) xã Đại Tân, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam”.
    2. Đối tượng nghiên cứu
    Vỏ cây Mức hoa trắng ở xã Đại Tân, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
    3. Mục đích nghiên cứu
    -4-- Xây dựng quy trình chiết tách alcaloit trong vỏ cây Mức hoa trắng.
    - Xác định thành phần hoá học, cấu trúc các alcaloit trong vỏ cây Mức hoa trắng.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    4.1. Nguyên cứu lí thuyết
    - Thu thập, tổng hợp các tài liệu, tư liệu, sách báo trong và ngoài nước có liên
    quan đến đề tài.
    - Hội thảo, trao đổi kinh nghiệm với các thầy cô, các bạn cùng ngành.
    4.2. Phương pháp thực nghiệm
    - Phương pháp lấy mẫu, thu hái và xử lý mẫu.
    - Phương pháp phân tích trọng lượng để xác định độ ẩm.
    - Phương pháp phân hủy mẫu phân tích để khảo sát hàm lượng tro
    - Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS để xác định hàm lượ ng các
    kim loại nặng trong vỏ cây Mức hoa trắng.
    - Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS: Khảo sát các điều kiện chiết
    tối ưu: tỉ lệ R-L, thời gian chiết.
    - Chiết bằng phương pháp chiết soxhlet.
    - Phương pháp sắc ký khí-phổ khối liên hợp (GC-MS) nhằm phân tách và xác
    định thành phần hóa học các hợp chất alcaloit trong dịch chiết.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    5.1. Ý nghĩa khoa học
    - Cung cấp những thông tin khoa học về quy trình chiết tách, xác định thành
    phần hóa học, công thức cấu tạo của alcaloit có trong vỏ cây.
    - Cung cấp những thông tin, tư liệu làm cơ sở cho việc nghiên cứu sau này.
    5.2. Ý nghĩa thực tiễn: Trau dồi kinh nghiệm về việc tách các hợp chất có hoạt
    tính sinh học và các phương pháp nghiên cứu.



    -5-CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
    1.1. Giới thiệu cây Mức hoa trắng
    1.1.1. Tên gọi [3], [11]
    - Tên khoa học: Holarrhena antidysenterica
    - Tên khác: Cây Sừng Trâu, Mức lá to, Thừng mực lá to, Mộc hoa trắn g, Mộc
    vài (Thổ), Mức lông, Hồ liên lá to.
    - Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
    - Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
    - Phân Lớp Hoa Môi (Lamiidae)
    - Bộ Trúc đào (Apocynales)
    - Họ Trúc đào (Apocynaceae)
    - Chi Holarrhena
    1.1.2. Đặc tính thực vật và phân bố [11]
    Cây gỗ to mọc thẳng đứng có thể cao trên 10 m, có nhựa mủ trắng. Thân
    già màu nâu đen xù xì, có lớp vỏ dày, thân non màu xanh hoặc màu đỏ nâu có
    nhiều lông che chở màu trắng (hình 1.1).


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1]. Nguyễn Văn Đàn. Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc. Nhà
    xuất bản y học 1985
    [2]. GS.TS. Nguyễn Văn Đàn, DS. Ngô Ngọc Khuyến. Hợp chất thiên
    nhiên dùng làm thuốc. Nhà xuất bản y học
    [3]. GS.TS. Phạm Thanh Kỳ chủ biên. Dược liệu học tập II. Nhà xuất bản y
    học
    [4]. Viện Dược Liệu, Kỹ thuật chiết xuất dược liệu. Nhà xuất bản khoa học
    và kỹ thuật Hà Nội – 2008
    [5]. http://www.duoclieu.org/2012/04/muc-hoa-trang-holarrhena.html
    [6]. http://hadiphar.vn/webplus/viewer.print.asp?aid=244&l=VN
    [7]. http://vnvet.net/vi/news/Cay-thuoc-Duoc-lieu/MOC-HOA-TRANG/
    [8]. http://tuelinh.vn/moc-hoa-trang-957
    [9]. http://www.camnangthuoc.vn/news/medicine.php?id=2141&cid=219
    [10]. http://haiduongduoc.com/vn/detail/product/moc -hoa-trang/748
    [11]. http://www.uphcm.edu.vn/caythuoc/index.php?q=book/export/html
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...