Luận Văn Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần một số hợp chất hữu cơ trong dịch chiết từ lá cây hoàn

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần một số hợp chất hữu cơ trong dịch chiết từ lá cây hoàn ngọc được lấy ở Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Thuốc phòng bệnh và chữa bệnh hầu hết được điều chế từ 2 nguồn: dược liệu và
    hóa dược. Riêng dược thảo, theo thống kê của tổ chức y tế thế giới con số lên đến
    20.000 loài. Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, độ ẩm khá cao tạo điều kiện
    thuận lợi cho cây cối phát triển. Diện tích rừng lớn nên hệ thực vật phong phú và đa
    dạng. Nước ta lại có bờ biển trải dài từ bắc chí nam nên có nhiều hải sản quý dùng làm
    thuốc. Vì vậy việc nghiên cứu tìm ra các hoạt chất có cấu trúc mới trong các dược liệu
    làm thuốc là hết sức cần thiết.
    Gần đây, trong dân gian có những lời truyền miệng về một cây “thần dược”, trị
    được bá bệnh nên được nhiều người trồng và sử dụng khá phổ biến. Nó có thể chữa
    được các bệnh như suy nhược thần kinh, viêm đại tràng, loét dạ dày-tá tràng, rối loạn
    tiêu hóa, tiêu chảy, kiết lỵ, táo bón, trĩ nội, đau gan Đặc biệt, có bệnh nhân bị ung
    thư gan đã dùng lá cây này thấy có chuyển biến. Đó là cây hoàn ngọc (còn có các tên
    gọi khác là cây con khỉ, xuân hoa, nhật nguyệt ).
    Hiện nay, các thông tin khoa học về cây hoàn ngọc chưa đầy đủ, các công trình
    nghiên cứu khoa học ở nước ta về loài cây này còn ít. Đó là hạn chế lớn cho việc khai
    thác và sử dụng cây hoàn ngọc trong việc chữa bệnh. Trên tinh thần mong muốn góp
    phần tìm hiểu mối quan hệ giữa thành phần hóa học của cây với công dụng dược tính
    đã được sử dụng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần
    một số hợp chất hữu cơ trong dịch chiết từ lá cây hoàn ngọc được lấy ở Quận Liên
    Chiểu- Đà Nẵng” giúp góp phần cung cấp thêm thông tin về cây hoàn ngọc.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Nghiên cứu quá trình chiết tách các hợp chất hóa học từ lá hoàn ngọc.
    - Xác định thành phần hóa học và cấu trúc của các hợp chất trong lá hoàn ngọc.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng: Cây hoàn ngọc, phần lá và dịch chiết từ cây hoàn ngọc được lấy ở Quận
    Liên Chiểu – Đà Nẵng bằng các dung môi khác nhau.
    - 3 -- Phạm vi nghiên cứu: Quá trình chiết tách, xác định thành phần và cấu trúc một số hợp
    chất trong lá cây hoàn ngọc. Quá trình thực nghiệm được tiến hành ở phòng thí nghiệm
    Hóa Hữu Cơ, Khu D - Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    4.1. Nghiên cứu lý thuyết:
    Tổng quan tài liệu về đặc điểm sinh thái, thành phần hóa học và ứng dụng của lá hoàn
    ngọc, tìm hiểu thực tế về cây hoàn ngọc.
    4.2. Nghiên cứu thực nghiệm:
    - Phương pháp lấy mẫu: Lá hoàn ngọc được hái về, loại bỏ lá hư, rửa sạch bằng nước
    sau đó phơi khô, nghiền thành bột mịn.
    - Phương pháp trọng lượng để xác định độ ẩm, hàm lượng tro của lá hoàn ngọc.
    - Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS để xác định hàm lượng kim loại
    trong lá hoàn ngọc.
    - Ngâm trích ly với các loại dung môi: phân cực, không phân cực.
    - Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV – VIS xác định mật độ quang của các
    dịch chiết để chọn dung môi chiết, mẫu lá và thời gian chiết thích hợp.
    - Xác định thành phần các hợp chất chính trong dịch chiết từ lá hoàn ngọc trong dung
    môi chiết bằng phương pháp sắc kí khí - ghép khối phổ (GC-MS).
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    - Cung cấp các thông tin khoa học về thành phần và cấu tạo một số hợp chất trong lá
    hoàn ngọc.
    - Cung cấp các tư liệu về ứng dụng của cây hoàn ngọc, giải thích một số công dụng của
    cây hoàn ngọc trong thực tế.
    6. Kế hoạch và thời gian nghiên cứu
    - Tháng 10/2011: Hoàn thành đề cương.
    - Tháng 10 → 12/2011: Thu thập tài liệu
    - Tháng 12/2011 → 04/2012: Tiến hành thực nghiệm.
    - Tháng 04/2012 → 05/2012: Viết bản thảo và liên hệ với GVHD.
    - 4 -- Tháng 05/2012 – 06/2012: Hoàn chỉnh đề tài, nộp cho GVHD
    7. Bố cục đề tài
    Đề tài gồm 48 trang trong đó có 10 bảng và 14 hình. Phần mở đầu (3 trang), kết
    luận và kiến nghị (1 trang), tài liệu tham khảo (2 trang) và phần phụ lục. Nội dung của
    đề tài chia làm 3 chương:
    Chương 1- Tổng quan (18 trang)
    Chương 2- Những nghiên cứu thực nghiệm (8 trang)
    Chương 3- Kết quả và bàn luận (16 trang)


    Chương 1: TỔNG QUAN
    1.1. Cây hoàn ngọc.
    1.1.1 Giới thiệu về cây hoàn ngọc.
    1.1.1.1 Cây hoàn ngọc.
    Cây hoàn ngọc thuộc họ ôrô (Acanthaceae) phát triển phổ biến ở các nước nhiệt
    đới, có vùng phân bố rộng ở khu vực Đông Nam Á, được tìm thấy nhiều ở Việt Nam,
    Lào, Trung Quốc Cây hoàn ngọc còn có tên gọi khác là cây xuân hoa, nhật nguyệt,
    cây con khỉ Tên khoa học là Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk, thuộc họ
    Ôrô (Acanthaceae).
    Hình 1.1. Cây hoàn ngọc
    1.1.1.2 Mô tả cây
    Cây bụi, cao từ 1-2m, sống nhiều năm, thân non mềm màu xanh lục, phần già hóa
    gỗ màu nâu, phân nhiều cành mảnh. Lá mềm mọc đối, mặt sau lá hơi nhạt, mặt trên
    màu xanh sẫm, mép lá nguyên. Phiến lá hình mũi mác, hai đầu nhọn, dài từ 12-15cm,
    rộng 3-4cm, khi vò tươi thấy lá nhớt và hơi dính tay. Cuống lá dài từ 1-2,5cm, gốc
    phiến lá men xuống cuống lá. Lá hoàn ngọc già thì đắng, có bột, lá non thì nhớt, không
    mùi, không có độc tố, vỏ và rễ có mùi như lá già. Cụm hoa dài 10-16cm. Hoa mọc ở kẽ
    lá hoặc ở đầu cành. Hoa lưỡng tính, không đều, dài khoảng 3cm, cánh hoa màu trắng,
    phần dưới hình ống hẹp, trên có 5 thùy hoa chia làm 2 môi, thùy dưới của môi dưới có
    các chấm màu tím. Bao phấn màu tím. Vòi nhụy dài khoảng 2,5cm. Cây có sức sống
    mạnh, mọc thẳng. Nhân rộng chủ yếu bằng ngắt cành cây trồng xuống đất ẩm.
    - 6 -1.1.1.3 Phân bố, thực trạng
    Loài cây này mọc chủ yếu ở các nước nhiệt đới, ưa sáng, sinh trưởng nhanh, ưa
    đất tốt, có thể sống trong điều kiện bán khô hạn. Cây hoàn ngọc mọc tự nhiên ở rừng
    núi và gần đây được trồng rải rác ở các địa phương, rất phổ biến ở Hà Nội, các tỉnh
    phía Bắc, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam.
    Cây rất dễ trồng, chỉ cần một nhánh con giâm vào đất vườn nhà hoặc trồng trong
    chậu kiểng, trung bình 2 tháng cây lên xanh tươi đã cho lá chữa được bệnh. Cây mọc
    dưới tán lá rừng, ưa ẩm, dễ nhân giống. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân hè, mùa
    đông có hiện tượng rụng nửa lá. Cây ra hoa vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 3. Trong
    thời gian ra hoa, lá bị sần lại có màu sẫm hoặc một số lá già bị bạc không có màu diệp
    lục. Bộ phận sử dụng của cây là lá, rễ dùng tươi hoặc dùng khô. Cây có thể thu hái
    quanh năm.
    1.1.2 Dược tính.
    - Theo Đông y, cây hoàn ngọc có tác dụng cân bằng âm dương. Vì vậy, còn
    có tên là cây nhật nguyệt.
    - Theo kinh nghiệm dân gian lá cây hoàn ngọc có vị mát, hơi nhớt dùng mỗi
    lần 3-7 lá, rửa sạch giã lấy nước uống, ngày 2 lần trong 3-5 ngày để chữa đau bụng,
    nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và giã đắp ngoài chữa tụ máu, mụn nhọt, lỡ loét.
    - Theo tài liệu Từ Điển Bách Khoa Dược học (1997), trang 714, tác giả Trần
    Công Khánh và cộng sự đã xác định trong cây xuân hoa có Sterol, Coumarin, đường
    khử và Carotenoit, chất tinh khiết β-Sitosterol 0,1% có trong lá khô. Hoàn ngọc có tác
    dụng kháng khuẩn cho 2 loại gram (+) và gram (-), kháng nấm mốc và kháng nấm
    men. Đặc biệt còn có tác dụng trên vi khuẩn Escherichia coli. Điều này phù hợp với
    kinh nghiệm dân gian dùng lá hoàn ngọc trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường
    tiêu hóa, bệnh đại tràng kém hấp thu, viêm đại tràng Liều dùng với người lớn ngày
    5-7 lá tươi, rửa sạch nhai nuốt với nước. Trẻ em 1-2 lá tùy theo tuổi. Lá khô bóp nhỏ
    hãm với nước sôi hoặc sắc uống liên tục trong ngày, hoàn toàn không tốn tiền và không
    có tác dụng phụ.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    A. Tiếng Việt
    [1] Đào Hùng Cường, Tổng hợp hữu cơ, NXB Đà Nẵng, 1998.
    [2] Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật,
    Hà Nội, 1968/1986.
    [3] ] Hồ Viết Quý, Các phương pháp phân tích hiện đại và ứng dụng trong hóa học,
    NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1998.
    [4] Nguyễn Duy Ái, Một số vấn đề chọn lọc của hóa học tập 3, Nhà xuất bản giáo dục,
    2003.
    [5] Nguyễn Thị Minh Thu - Trần Công Khánh - Nguyễn Văn Hùng, “Góp phần nghiên
    cứu thành phần hóa học trong lá cây xuân hoa”, Tạp chí dược liệu tập 5.
    [6] Nguyễn Thanh Kỳ, Nghiên cứu dược liệu, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội,
    2006.
    [7] Nguyễn Tinh Dung, Các phương pháp định lượng hóa học (Phần 3), NXB Giáo
    dục, 2002.
    [8] Nguyễn Văn Hùng - Lê Anh Tuấn - Nguyễn Quyết Chiến, “Nghiên cứu thành phần
    hóa học cây xuân hoa”, Tạp chí khoa học và công nghệ tập 42, 2004.
    [9] Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam tập 3, Nhà xuất bản trẻ, 2000[10] Phạm Luận,
    Những vấn đề cơ sở của các kĩ thuật Xử lý mẫu phân tích, NXB Đại học Sư phạm Hà
    Nội, 1999.
    [11] Trịnh Đình Chính, Nguyễn Thị Bích Tuyết, Giáo trình Hợp chất tự nhiên, Đại
    học Huế, Huế, 2003.
    [12] Võ Văn Bắc - Lê Thị Lan Oanh, “Hàm lượng axit amin và các nguyên tố khoáng
    trong lá cây xuân hoa”, Tạp chí dược liệu tập 8, 2003.
    B. Tiếng Anh
    [13] Huynh Kim Dieu- Chau Ba Loc- Seishi Yamasaki- Yukata Hirata, “The
    ethnobotanical and botanical study on Pseuderanthemum palatiferum as a new
    medicinal plant in the Mekong Delta of Vietnam”, Jircas, 2005.
    - 49 -[14] Huynh Kim Dieu- Chau Ba Loc- Seishi Yamasaki- Yukata Hirata, “The effects of
    Pseuderanthemum palatiferum a new medicinal plant, on growth performances and
    diarrhea of piglets”, Jarq, 2006.
    [15] Phan Minh Giang - Ha Viet Bao - Phan Tong Son, “Phytochemical study on
    Psederanthemum palatiferum (Nees) Ralk. Acanthaceae, Tạp chí hóa học tập 41, 2003.
    C. Trang Web
    [16] http://www.caythuocquy.info.vn
    [17] http://e-cadao.com/phongtuc/tucantrau.htm
    [18] http://www.sinhhocvietnam.com/forum/showthread.php?t=12406
    [19] http://www.thaythuoccuaban.com/vithuoc/binhlang.htm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...