Luận Văn Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong vỏ cây chò nâu bằng dung môi không phân c

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong vỏ cây chò nâu bằng dung môi không phân cực


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, y học cũng
    ngày càng phát triển với sự xuất hiện của nhiều công trình nghiên cứu lớn. Hàng
    loạt các dược phẩm có nguồn gốc thiên nhiên cũng như nhân tạo được tổng hợp
    ngày càng nhiều. Tuy nhiên, các dược phẩm nhân tạo ngoài tính năng chữa bệnh rất
    công hiệu và nhanh chóng thì nó còn có những tác dụng phụ, gây ảnh hưởng không
    tốt tới sức khỏe con người. Chính vì vậy xu hướng sử dụng thuốc chữa bệnh có
    nguồn gốc thiên nhiên an toàn và ít độc hại hơn ngày càng được người dân ưa
    chuộng.
    Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nước ta có hệ thực vật vô cùng
    phong phú và đa dạng, trong đó tiềm ẩn nhiều nguồn dược liệu quý chưa được
    khám phá.
    Cây Chò nâu (Dipterocarpus retusus) được biết đến như là một loại cây được
    trồng làm cảnh, làm cây che bóng mát, cung cấp nguồn gỗ lớn cho ngành công
    nghiệp. Trong dân gian người ta sử dụng vỏ cây để làm thuốc lợi tiểu và kích thích
    tim. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này chưa có công trình nghiên cứu nào xác nhận
    tác dụng dược lý trên của cây.
    Với mục đích nghiên cứu, tìm hiểu thành phần hóa học các hợp chất có hoạt tính
    sinh học trong vỏ cây chò nâu, chúng tôi đã chọn đề tài khóa luận là: “ Nghiên cứu
    chiết tách và xác định thành phần hóa học trong vỏ cây chò nâu bằng dung môi
    không phân cực” hy vọng có thể đóng góp thêm vào dược điển Việt Nam một loại
    cây thuốc mới.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Nghiên cứu chiết tách các hợp chất hữu cơ có trong vỏ cây chò nâu, tìm hiểu
    điều kiện chiết tách tối ưu.
    - Xác định thành phần và định danh các hợp chất hữu cơ chính có trong dịch
    chiết vỏ chò nâu.
    -3-3. Đối tượng nghiên cứu:
    Vỏ cây chò nâu ở xã Ngư Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    4.1. Nghiên cứu lý thuyết
    - Thu thập, tổng hợp các tài liệu, tư liệu, sách báo trong và ngoài nước.
    - Trao đổi kinh nghiệm với thầy cô giáo và đồng nghiệp.
    4.2. Nghiên cứu thực nghiệm
    - Phương pháp lấy mẫu, thu hái và xử lý mẫu
    - Phương pháp trọng lượng để khảo sát độ ẩm và hàm lượng hữu cơ của vỏ cây
    chò nâu.
    - Phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử để xác định hàm lượng các kim
    loại trong vỏ cây.
    - Chiết bằng phương pháp chưng ninh
    - Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV – VIS xác định mật độ quang
    của các dịch chiết để khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết
    (thời gian, tỉ lệ rắn – lỏng).
    - Phương pháp sắc ký khí - phổ khối liên hợp (GC-MS) nhằm phân tách và xác
    định thành phần định tính và định lượng các hoạt chất chính trong các dịch
    chiết.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    5.1. Ý nghĩa khoa học
    - Cung cấp những thông tin khoa học về cây chò nâu như một số chỉ tiêu hóa lý,
    khảo sát thành phần và cấu tạo một số hợp chất hóa chất trong vỏ thân cây chò
    nâu.
    - Cung cấp những thông tin, tư liệu làm cơ sở cho việc nghiên cứu sau này.
    5.2. Ý nghĩa thực tiễn
    - Giải thích một cách khoa học một số kinh nghiệm dân gian về ứng dụng của
    vỏ chò nâu.
    - Bổ sung vào kho tàng về hợp chất thiên nhiên.



    -4-CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Tổng quan về cây chò nâu
    [7], [9], [10], [13], [14], [15]
    1.1.1. Tên gọi
    - Tên thường gọi: Chò nâu
    - Tên địa phương: Chò bắc, Chò nâu, Chò đại, Chò nến, Chò đá
    - Tên khoa học: Dipterocarpus retusus hoặc Dipterocarpus tonkinensis
    1.1.2. Phân loại khoa học
    - Giới : Plantae
    - Ngành : Magnoliophyta (Ngọc Lan)
    - Lớp : Magnoliopsida (Ngọc Lan)
    - Bộ : Malvales (bộ Cẩm Quỳ hay Bộ Bông)
    - Họ : Dipterocarpaceae (Họ Dầu)
    - Chi : Dipterocarpus (Chi Dầu)
    1.1.2.1 .Sơ lược về họ Dầu:
    [9], [10], [11], [12]
    - Họ Dầu theo một số tài liệu Tiếng Việt gọi là Họ Hai cánh (danh pháp khoa học
    là Dipterocarpaceae) là một họ của 17 chi và khoảng 580-680 loài cây thân gỗ chủ
    yếu ở các rừng mưa nhiệt đới vùng đất thấp với quả có hai cánh.
    - Tên gọi khoa học của họ xuất phát từ chi điển hình là Dipterocarpus, có nguồn
    gốc từ tiếng Hy Lạp (di = hai, pteron = cánh và karpos = quả, nghĩa là quả có hai
    cánh).
    - Các chi lớn nhất là Shorea (196-360 loài), Hopea (105 loài), Dipterocarpus (70
    loài) và Vatica (60-65 loài). Nhiều loài là các loại cây nổi bật trong các cánh rừng,
    thông thường có thể cao tới 40-70 m, đôi khi cao trên 80 m (trong các chi
    Dryobalanops, Hopea và Shorea), với cây còn sống cao nhất ( Shorea faguetiana) đạt
    tới 88,3 m.
    - Chúng cung cấp các loại gỗ có giá trị, tinh dầu thơm, bôm, nhựa mủ cũng như
    làm gỗ dán
     Phân loại: Họ này nói chung được chia thành ba phân họ:
     Monotoideae: 3 chi, 30 loài.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    [1]. Võ Văn Chi (1999), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học Hồ Chí Minh.
    [2]. Nguyễn Tinh Dung (2002), Các phương pháp định lượng hóa học (phần III),
    NXB giáo dục.
    [3]. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà
    Nội.
    [4]. Võ Thi Chăm – Pa, TS. Trần Mạnh Lục (2011), Nghiên cứu chiết tách và xác
    định một số các hợp chất hữu cơ có trong vỏ thân cây đại, khóa luận tốt nghiệp cử
    nhân khoa học.
    [5]. Bùi Xuân Vững, Phương pháp phân tích công cụ, Tài liệu chuyên ngành Hóa –
    Đại học Đà Nẵng.
    Tiếng Anh
    [6]. M. J. Thompson, W. E. Robbins, G. L. Baker, (1963) The nonhomogeneity
    of soybean-Gamma-Sitosterol. [J]. Steroids.,. 29(6), 407-418.
    [7]. V. Piironen, D. G. Lindsay, T. A. Miettinen, etc. (2000) Plant sterols:
    Biosynthesis, biological function and their importance to human nutrition. J. Sci. of
    Food and Agric., 80, 939-966.
    [8]. I. Nishioka, N. Ikekawa, A. Yagi, ect. (1965) Studies on the plant sterols and
    triterpenes. [J]. Chem. Pharm. Bull., 11(5), 579-584.
    Trang web
    [9]. http://vi.wikipedia.org/wiki/Họ_Dầu
    [10]. http:// flora.huh.harvard.edu/china/mss/ ./Dipterocarpaceae
    [11]. http:// delta-intkey.com/angio/www/dipteroc.htm
    [12]. http:// www.rngr.net/publications/ttsm/species/PDF ./file
    [13]. http:// vi.wikipedia.org/wiki/Chi_Dầu
    [14]. http:// daitudien.net/nong-nghiep/nong-nghiep-ve-cho-nau.html
    [15]. http://vi.wikipedia.org/wiki/Chò_Nâu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...