Luận Văn Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ của cây dừa cạn hoa trắng

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ của cây dừa cạn hoa trắng


    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU .
    1. Lí do chọn đề tài
    2. Mục đích nghiên cứu
    3. Đối tượng nghiên cứu .
    4. Phương pháp nghiên cứu
    4.1. Nghiên cứu lí thuyết
    4.2. Nghiên cứu thực nghiệm .
    5. Nội dung nghiên cứu
    6. Ý nghĩa của đề tài .
    6.1. Ý nghĩa khoa học
    6.2. Ý nghĩa thực tiễn .
    7. Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới
    7.1. Trong nước
    7.2. Thế giới .
    Chương 1: TỔNG QUAN
    1.1. Giới thiệu về cây dừa cạn .
    1.1.1. Tên gọi
    1.1.2. Phân loại khoa học
    1.1.3. Đặc điểm thực vật
    1.1.4. Phân bố .
    1.1.5.Trồng trọt và thu hoạch
    1.1.6. Thành phần hóa học
    1.1.7. Công dụng của cây dừa cạn .
    1.1.8. Một số bài thuốc từ cây dừa cạn
    1.2 Ancaloit
    1.2.1 Khái niệm
    1.2.2 Phân loại
    5
    1.2.3 Tính chất của các alkaloid
    1.2.3.1 Tính chất vật lý .
    1.2.3.2. Tính chất hóa học .
    1.3. Phương pháp phân tích trọng lượng .
    1.3.1. Bản chất của phương pháp .
    1.3.2. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp phân tích trọng lượng
    1.3.2.1. Ưu điểm .
    1.3.2.2. Nhược điểm .
    1.4. Phương pháp chiết soxhlet .
    1.4.1. Nguyên tắc .
    1.4.2.Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp chiết soxhlet .
    1.4.2.1. Ưu điểm .
    1.4.2.2. Nhược điểm .
    1.5. Phương pháp phân tích vật lý .
    1.5.1. Phương pháp quang phổ hấp thụ UV-VIS .
    1.5.2. Sắc kí khí – khối phổ liên hợp GC-MS
    CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .
    2.1. Sơ đồ nghiên cứu .
    2.1.1.Thuyết minh quy trình
    2.2. Nguyên liệu .
    2.2.1. Thu hái nguyên liệu .
    2.2.2. Xử lý nguyên liệu
    3. Hóa chất và thiết bị- dụng cụ thí nghiệm .
    2.3.2.1.Dụng cụ
    2.4. Phương pháp xác định các chỉ số hóa lý của rễ dừa cạn hoa trắng
    2.4.1. Xác định độ ẩm .
    2.4.2. Xác định hàm lượng tro .
    2.4.3. Xác định hàm lượng một số kim loại trong bột rễ dừa cạn hoa trắng
    2.5. Định tính dịch chiết với thuốc thử ancaloit .
    6
    2.6. Khảo sát các điều kiện chiết tách tối ưu các hợp chất trong rễ dừa cạn hoa trắng .
    2.6.1. Chọn dung môi chiết .
    2.6.2. Khảo sát tỉ lệ rắn –lỏng tối ưu .
    2.6.3. Khảo sát thời gian chiết tối ưu .
    2.7. Xác định thành phần các hợp chất trong rễ dừa cạn hoa trắng bằng phương pháp chiết
    soxhlet
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    3.1. Kết quả xác định một số chỉ tiêu hóa lí của rễ dừa cạn hoa trắng
    3.1.1. Độ ẩm của rễ đừa cạn hoa trắng
    3.1.2. Xác định hàm lượng hữu cơ trong rễ dừa cạn hoa trắng .
    3.1.3. Xác định hàm lượng kim loại trong rễ dừa cạn hoa trắng
    3.2. Định tính ancaloit .
    3.3.Khảo sát các điều kiện chiết tách tối ưu
    3.4. Quy trình chiết tách các chất trong bột rễ dừa cạn hoa trắng bằng phương pháp chiết
    soxhlet. .
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .


    MỞ ĐẦU
    1.Lí do chọn đề tài
    Nước ta là một nước nhiệt đới với những điều kiện khí hậu thuận lợi vì vậy mà nguồn
    tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng, cùng với nền y học cổ truyền dân tộc có
    truyền thống lâu đời, nhân dân ta đã biết sử dụng các loài cây cỏ xung quanh làm nguồn
    dược liệu để chữa bệnh rất có hiệu quả. Ngày nay, bên cạnh các loại thuốc tân dược thì các
    loại dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên ngày càng được ưa chuộng.
    Trong nhiều năm qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về việc chiết
    tách các hoạt chất trong cây cỏ phục vụ cho việc chữa bệnh. Cây dừa cạn Catharanthus
    roseus. G. Don thuộc họ Trúc đào Apocynaceae là một trong những loại cây cảnh phổ biến
    đồng thời cũng là một loại thảo dược dân gian để chữa các bệnh như: đi tiểu đỏ và ít,
    thông tiểu tiện, chữa tiêu hóa kém Đặc biệt, trong cây dừa cạn có chứa một số ancaloit
    điều trị được bệnh ung thư như: vinblastine, vincristine và chữa cao huyết áp như
    ajmalicin, serpentin.
    Nhận thấy những ứng dụng quan trọng của cây dừa cạn đối với việc chữa bệnh, đặc
    biệt là căn bệnh ung thư cũng như làm rõ hơn thành phần hóa học của cây dừa cạn hoa
    trắng.Với lý do trên, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần
    hóa học trong rễ của cây dừa cạn hoa trắng”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Xây dựng quy trình chiết tách và xác định thành phần hóa học, cấu trúc của các hợp
    chất trong rễ cây dừa cạn hoa trắng.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    - Rễ cây dừa cạn hoa trắng được lấy từ Điện Bàn- Quảng Nam.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    4.1. Nghiên cứu lí thuyết
    - Thu thập, tổng hợp tài liệu từ các nguồn sách báo trong và ngoài nước
    4.2. Nghiên cứu thực nghiệm
    - Phương pháp lấy mẫu, thu hái và xử lí mẫu.
    - Phương pháp trọng lượng.
    10
    - Phương pháp tro hoá mẫu.
    - Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS).
    - Khảo sát các điều kiện chiết thích hợp: thời gian chiết, tỉ lệ nguyên liệu – dung
    môi.
    - Phương pháp chiết nóng soxhlet với dung môi hữu cơ.
    - Phương pháp quang phổ hấp thụ UV-VIS
    - Phương pháp sắc kí khí -phổ khối liên hợp (GC-MS)
    5. Nội dung nghiên cứu
    - Xác định một số chỉ số như độ ẩm, hàm lượng hữu cơ, hàm lượng kim loại của
    nguyên liệu.
    - Định tính ancaloit trong rễ dừa cạn
    - Khảo sát lựa chọn dung môi chiết và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết: thời
    gian, tỉ lệ rắn- lỏng.
    - Nghiên cứu thiết lập quy trình chiết tách các hoạt chất trong rễ cây dừa cạn hoa
    trắng.
    - Xác định thành phần hóa học, công thức cấu tạo của các hợp chất từ dịch chiết rễ
    dừa cạn hoa trắng theo quy trình đã nghiên cứu.
    6. Ý nghĩa của đề tài
    6.1. Ý nghĩa khoa học
    - Cung cấp những thông tin khoa học về quy trình chiết tách và thành phần hóa học
    trong rễ cây dừa cạn hoa trắng để làm cơ sở cho việc nghiên cứu sau này.
    6.2. Ý nghĩa thực tiễn
    - Giải thích một cách khoa học một số kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian của cây
    dừa cạn hoa trắng.
    - Giúp cho việc ứng dụng cây dừa cạn hoa trắng ở phạm vi rộng một cách khoa học
    hơn.
    7. Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới
    7.1. Trong nước
    - Trong dân gian cây dừa cạn đã dược dùng từ lâu để chữa nhiều bệnh.
    11
    - Năm 1979, Viện Quân Y 13- Quân khu 5 đã nghiên cứu sử dụng cây dừa cạn làm
    bài thuốc điều trị bệnh cao huyết áp và đã thử nghiệm thành công trên thỏ.
    - Xí nghiệp dược TW II đã chiết thành công vinblastin để chữa ung thư bạch cầu.
    7.2. Thế giới
    - Việc xác định sự có mặt của ancaloit trong cây dừa cạn bắt đầu vào cuối thế kỉ 19
    nhưng phải đến sau năm 1950 mới được nghiên cứu kĩ hơn.
    - Năm 1953, Paris và Moyse đã chiết được vincein, sau này vào năm 1955 được
    Chatterjee đặt tên là vincaine hay là ajmalicine.
    - Năm 1958, một số nhà khoa học Canada là Noble, Beer và Cutts đã tình cờ tách ra
    được một ancaloit có tinh thể gọi là vincaleucoblastin có tác dụng làm giảm bạch cầu trog
    máu chuột thí nghiệm. Chất này được Neuss làm rõ cấu trúc hóa học vào năm 1962.
    - Năm 1964, Svoboda và công sự đã tách ra hơn 55 hợp chất khác nhau chia thành 2
    nhóm là:
    + Ancaloit monomer có nhân indol hay indolinic
    + Ancaloit dimer không đối xứng là đặc thù của loài dừa cạn


    Chương 1: TỔNG QUAN
    1.1. Giới thiệu về cây dừa cạn
    1.1.1. Tên gọi
    Tên khoa học : Catharanthus roseus (L) G. Don; Vinca rosea L; Lochnera
    rosea Reich.
    Tên thường gọi : Bông dừa, dừa cạn, hoa hải đằng, trường xuân hoa, phjắc pót
    đông (Tày), dương giác
    1.1.2. Phân loại khoa học
    Giới (Kingdom) : Plante
    Ngành (Division) : Magnoliophyta
    Lớp (Class) : Magnoliopsida
    Bộ (Ordo) : Gentianales
    Họ (Familia) : Apocynaceae
    Chi (Genus) : Catharanthus G.Don
    Loài(Species) : Catharanthus roseus G.Don
    1.1.3. Đặc điểm thực vật
    Cây dừa cạn là cây thân thảo
    sống lâu năm, mọc đứng, phân nhều
    cành, cây cao 0,4-0,8m. Thân hình
    trụ có 4 khía dọc, có lông ngắn, thân
    non màu xanh lục nhạt sau chuyển
    sang màu hồng tím ,có bộ rễ rất phát
    triển, thân gỗ ở phía gốc, mềm ở
    phần trên. Mọc thành bụi dày, có
    cành đứng.
    Hình 1.1 : a. Cây dừa cạn; b.Quả; c.Hạt
    b
    c
    a
    13
    Lá đơn nguyên, mọc đối chéo chữ thập, hình trứng, dầu hơi nhọn, dài 4-7 cm, rộng
    2-3 cm, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt, có lông. Cuống lá ngắn, dài 3-5 mm. Gân lá hình
    lông chim lồi mặt dưới, 12-14 cặp gân phụ hơi lồi mặt dưới, cong hướng lên trên.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Đỗ Tất Lợi, 2004, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học Hà
    Nội.
    2.Viện dược liệu, 2004. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 1. Nhà
    xuất bản khoa học & kỹ thuật Hà Nội.
    3. Lê Xuân Văn, GS.TS Đào Hùng Cường, Nghiên cứu chiết tách Alkaloid của rễ
    cây dừa cạn hoa hồng tại Bình Định, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà NẵngSố 2(43).2011.
    4. Lê Thị Mùi, Bài giảng phân tích công cụ, Đại học Đà Nẵng, trường Đại học Sư
    phạm, 2008.
    5. Phạm Luân ,2005, Phương pháp phân tích phổ nguyên tử. Nhà xuất bản Đại học
    Quốc gia Hà Nội.
    Tiếng Anh
    6. Pahwa, D., 2008. Catharanthus alkaloids. B.Pharm Punjab University
    Chandigarh.
    7. Fattorusso, E., Taglialatela, O., 2008. Modern alkaloids: structure, isolation,
    synthesis and biology. Wiley-VCH, Weinheim, Germany.
    8. Guggisberg, A., Hesse, M., . Alkaloids. The University of Zurich
    Trang web
    9. http://suckhoevadoisong.net/news/Thuoc-Quy-Quanh-Ta/Thuoc-chua-ung-thu-tucay-dua-can-948/
    10. http://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BB%ABa_c%E1%BA%A1n
    11. http://de.wikipedia.org/wiki/Ajmalicin
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...