Luận Văn Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ cây dừa cạn hoa hồng tại huyện Phú Lộc

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ cây dừa cạn hoa hồng tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế


    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Với những đặc thù về điều kiện tự nhiên cũng như khí hậu thuận lợi, nước ta
    có hệ thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Theo thống kê mới nhất, nước ta
    đang có trên 12000 loài, trong đó có trên 3200 loại thực vật được sử dụng để làm
    thuốc và chiết tách hợp chất có khả năng chữa bệnh.
    Ngày nay, những hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học được phân lập từ cây
    cỏ đã và đang có rất nhiều ứng dụng hữu ích cho các nghành công nghiệp và nông
    nghiệp. Cây Dừa cạn còn gọi là cây Trường xuân, hoa Hải đằng, bông dừa. Tên
    khoa học là Catharanthus roseus L. G Don, thuộc họ Trúc đào Apocynaceye. Dừa
    cạn được gieo trồng khá rộng rãi và đã thích nghi ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt
    đới. Nó là cây bản địa và đặc hữu của Madagascar. Ở nước ta, dừa cạn là cây hoang
    dại, có vùng phân bố tự nhiên tương đối đặc trưng từ tỉnh Quảng Ninh đến Kiên
    Giang dọc theo vùng ven biển, tương đối tập trung ở các tỉnh miền Trung như
    Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Ðà Nẵng, Bình Ðịnh và Phú
    Yên. Trong thành phần của nó chứa khoảng 0,1 – 0,2% alkaloid toàn phần, chủ yếu
    là vinblastin,vincristin, tetrahydroalstonin, pirinin, vindolin, catharanthin,
    vindolinin, ajmalicin .Có nhiều tác dụng dược lý được ứng dụng trong chữa bệnh
    như: Vinblastin và Vincristin có khả năng điều trị bệnh ung thư máu, Ajmalicin có
    tác dụng điều trị rối loạn thần kinh tim.
    Vì vậy, để hiểu rõ hơn về quy trình chiết xuất và cung cấp một kiến thức tổng
    hợp để từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng của cây dừa cạn nên em chọn đề tài:
    “Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ cây dừa cạn
    hoa hồng tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    - Nghiên cứu quá trình chiết tách các hợp chất từ rễ cây dừa cạn hoa hồng.
    - Xác định thành phần hóa học, công thức cấu tạo của một số chất có trong rễ
    cây dừa cạn hoa hồng.
    -3-3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Rễ cây dừa cạn hoa hồng được lấy từ Thị Trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh
    Thừa Thiên Huế.
    4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Để thực hiện đề tài này, em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    4.1.NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT
    - Tổng quan tài liệu, đặc điểm hình thái, thực vật, thành phần hóa học và công
    dụng của cây dừa cạn.
    - Tổng hợp các tài liệu về phương pháp nghiên cứu.
    4.2. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
    - Phương pháp chọn mẫu: Rễ dừa cạn được rửa sạch, phơi khô, nghiền mịn
    thành bột và được bảo quản ở điều kiện khô ráo, thoáng mát.
    - Xác định độ ẩm bằng phương pháp trọng lượng: Xác định độ ẩm, hàm lượng
    hữu cơ, khảo sát thời gian chiết thích hợp.
    - Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử : xác định hàm lượng kim loại
    trong mẫu.
    - Chiết bằng phương pháp chiết nóng soxhlet.
    - Phương pháp sắc ký khí - phổ khối liên hợp (GC - MS) nhằm phân tách và
    xác định thành phần chính có trong dịch chiết
    5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
    - Ý nghĩa thực tiễn: Giải thích được công dụng của cây Dừa cạn trong những
    bài thuốc dân gian dựa trên cơ sở khoa học.
    - Ý nghĩa khoa học: Mở rộng , cung cấp thêm thông tin về cây Dừa cạn
    6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
    Đề tài gồm 40 trang trong đó có 30 hình và 9 bảng, Nội dung gồm:
    Mở đầu- ( 2 trang)
    Chương I- Tổng quan ( 18 trang )
    Chương II- Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu (5 trang)
    Chương III- Kết quả và bàn luận (15 trang)



    -4-CHƯƠNG I
    TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
    1.1. Tổng quan về cây dừa cạn [1], [2], [4], [6], [14]
    1.1.1. Đặc điểm thực vật
    Cây dừa cạn còn được gọi là bông dừa, hải đằng, dương giác, trường xuân
    hoa, Madagascae perimnkle hay perrenche malgache
    Theo phân loại khoa học, dừa cạn thuộc họ Apocynaceae ( họ trúc đào) và chi
    Catharanthus G. Don. Dừa cạn là cây thảo, sống lâu năm, mọc thành bụi, cao 0,4 –
    0,8 mét, cành thẳng đứng, mũ trắng (hình
    Lá mọc đối, thuôn dài, đầu hơi nhọn. Kích thước lá biến động tùy theo vùng
    phân bố. Thường dài từ 4-8 cm, rộng từ 3-4 cm. Mỗi cành có từ 8- 15 cặp lá. Lá có
    phiến bầu dục, màu xanh thẩm, mặt trên nhẵn, mặt dưới có nhiều lông.
    Hoa màu đỏ hay trắng, mọc thành cặp ở nách lá, tràng hợp hình đinh, tiểu
    nhụy gắn ở phần trên của vành ống đài
    Quả gồm 2 đài, dài 2,5- 3 cm, rộng 2-3 mm, mọc thẳng, hơi ngả sang 2 bên,
    mọc thành chùm 2-4 quả, mỗi quả có từ 12- 20 hạt. Hạt có màu đen, hình trứng, dài
    2mm, ngang 1mm, trên mặt hạt có những mụn nổi thành hàng dọc.
    Rễ thường chỉ có 1 rễ cái và chùm rễ phụ. Rễ cái đâm thẳng xuống đất, có thể
    đạt chiều dài 35-40 cm, rễ phụ mọc thành chùm thưa, ngắn, phát triển theo chiều
    ngang. Vùng vỏ rễ là nơi tập trung chủ yếu các Alkaloid.
    1.1.2. Phân bố thực vật
    Dừa cạn là một loại cây thảo sống lâu năm, có nguồn gốc từ quần đảo
    Madagasca của Châu Phi. Vào khoảng đầu thế kỷ 18, chúng di nhập vào các nước
    có khí hậu nhiệt đới ở Nam Á và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam và đảo Hải
    Nam Trung Quốc. Đến giữa thế kỷ 18 Dừa Cạn dần được trồng nhiều ở các nước
    Châu Âu để làm cảnh và phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
    Ở nước ta, dừa cạn chủ yếu mọc hoang dại, có vùng phân bố tự nhiên từ tỉnh
    Quảng Ninh đến Kiên Giang dọc theo vùng ven biển. Tập trung nhiều ở các tỉnh


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    [1] Đái Duy Ban (2008), Các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học phòng
    chống một số bệnh cho người và vật nuôi, NXB Khoa học tự nhiên & công
    nghệ, Hà Nội.
    [2] Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương và các tác giả (2004),
    “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
    [3] Nguyễn Thạc Cát, Từ Vọng Nghi, Đào Hữu Vinh (1996), Cơ sở lý thuyết hóa
    học phân tích, Dùng cho sinh viên ngành hóa các trường đại học, In lần thứ 3,
    Nhà xuất bản giáo dục.
    [4] Trịnh Đình Chính, Nguyễn Thị Bích Tuyết (2003), Giáo trình hợp chất tự nhiên,
    Huế.
    [5] Nguyễn Hữu Đĩnh, Trần Thị Đà (1999), Ứng dụng một số phương pháp phổ
    nghiên cứu cấu trúc phân tử, Nhà xuất bản giáo dục.
    [6] Lê Văn Đăng (2005), Chuyên đề một số hợp chất thiên nhiên, NXB Đại học
    quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
    [7] Trần Tứ Hiếu (2001), Hoá học phân tích, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
    [8] Phạm Hoàng Hộ (2000), “Cây Cỏ Việt Nam”, Nhà xuất bản Trẻ.
    [9] Nguyễn Thị Thu Lan (2007), Hoá học các hợp chất thiên nhiên, Huế.
    -42-[10] Đỗ Tất Lợi (2003), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học Hà
    Nội.
    Internet
    [11]http://www.scribd.com/doc/89580092/PH%C6%AF%C6%A0NG-PHAPS%E1%BA%AEC-K%C3%9D-L%E1%BB%9AP-M%E1%BB%8ENG
    [12] http://chodongduoc.com/1024/dua-can/
    [13] http://www.caythuocquy.info.vn
    [14] http://vi.wikipedia.org/wiki/
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...