Luận Văn Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ cau nổi ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thi

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ cau nổi ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 4
    1. Lí do chọn đề tài . 4
    2. Đối tượng nghiên cứu . 5
    3. Mục đích nghiên cứu 5
    4. Phương pháp nghiên cứu 5
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 5
    6. Bố cục luận văn 6
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN . 7
    1.1. Sơ lược về họ Cau . 7
    1.2. Tổng quan về cây cau 9
    1.3. Các nghiên cứu về thành phần hóa học của rễ cau 14
    1.4. Một số thành phần hóa học chính trong hạt và rễ cau . 15
    1.5. Tính chất và công dụng chữa bệnh của cau trong dân gian . 17
    1.6. Giới thiệu các phương pháp nghiên cứu . 19
    1.6.1. Phương pháp phân tích trọng lượng 19
    1.6.2. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử . 20
    1.6.3. Phương pháp đo quang phổ hấp thụ UV-VIS 21
    1.6.4. Phương pháp chiết Soxhlet . 22
    1.6.5. Phương pháp sắc ký ghép khối phổ (GC-MS) . 24
    CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
    2.1. Quy trình nghiên cứu . 26
    2.2. Nguyên liệu, thiết bị - dụng cụ, hóa chất 26
    2.2.1. Thu gom nguyên liệu . 26
    2.2.2. Xử lí nguyên liệu 27
    2.2.3. Thiết bị - dụng cụ, hóa chất . 27
    2.3. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu hóa lí 28
    2.3.1. Xác định độ ẩm trong rễ cau . 28
    2.3.2. Xác định hàm lượng hữu cơ trong rễ cau 29
    3
    2.4. Xác định một số hàm lượng kim loại . 29
    2.5. Khảo sát điều kiện chiết tách các hợp chất trong rễ cau nổi 30
    2.5.1. Khảo sát lựa chọn dung môi chiết . 30
    2.5.2. Khảo sát tỉ lệ R/L tối ưu 30
    2.5.3. Khảo sát thời gian chiết tối ưu 31
    2.6. Định tính dịch chiết với thuốc thử ancaloit . 31
    2.7. Xác định thành phần các hợp chất chính trong rễ cau nổi . 31
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 33
    3.1. Xác định một số chỉ tiêu hóa lý của rễ cau nổi . 33
    3.1.1. Xác định độ ẩm của rễ cau nổi 33
    3.1.2. Xác định hàm lượng hữu cơ 33
    3.1.3. Xác định hàm lượng kim loại 34
    3.2. Kết quả khảo sát chọn dung môi nghiên cứu 35
    3.3. Kết quả khảo sát điều kiện chiết rễ cau nổi 36
    3.3.1. Khảo sát tỉ lệ rắn – lỏng tối ưu 36
    3.3.2. Khảo sát thời gian chiết tối ưu 38
    3.4. Kết quả định tính dịch chiết với thuốc thử ancaloit 39
    3.5. Kết quả nghiên cứu thành phần hóa học trong dịch chiết rễ cau nổi . 40
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 46
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 47
    PHỤ LỤC


    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Từ ngàn xưa, con người đã biết sử dụng nguồn thực vật và cả động vật trong
    tự nhiên để làm các bài thuốc chữa bệnh có giá trị và tăng cường sức khỏe. Qua trải
    nghiệm từ cuộc sống, kho tàng cây dược liệu của con người càng ngày càng phon g
    phú, đa dạng và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người.
    Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, được sự ưu đãi của thiên nhiên nên
    thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài thực vật. Trong số đó, có nhiều loại cây
    được dùng làm thuốc như cây cau, dây thìa canh, cây đinh lăng, cây lược vàng,
    Cây cau có tên khoa học là Areca catechu L. thuộc họ cau (Arecaceae) được
    trồng nhiều ở khu vực nhiệt đới gió mùa như Ấn Độ, Thái Lan, Đài Loan, Quả
    cau thường được kết hợp với lá trầu, vôi sử dụng làm món nhai miệng, là một nét
    đẹp văn hóa của người Việt Nam. Trên thế giới, cau được kết hợp với một số
    nguyên liệu thiên nhiên khác tạo chất kháng oxi hóa dùng trong mỹ phẩm, làm
    thuốc chữa bệnh trầm cảm, bệnh cao huyết áp, Đã có nhiều công trình nghiên cứu
    về lá, vỏ quả, hạt cau với nhiều công dụng có giá trị. Cụ thể, lá cau dùng để chữa
    kinh giật ở trẻ em; vỏ quả cau (đại phúc bì) là quả đã bỏ hạt, phơi khô dùng để trị
    các chứng phù, thủng, cổ trướng, hạt cau thường được sử dụng để trị trị giun sán, tả
    lỵ, chữa bỏng. Rễ cau, thường là rễ cau nổi có tác dụng chữa căn bệnh phổ biến ở
    đàn ông đó là bệnh yếu sinh lí. Việc chữa trị chứng bệnh yếu sinh lí là một trong
    những nhu cầu cấp thiết vì nó đem lại lợi ích và hạnh phúc cho mọi người. Hiện
    nay, có rất ít tài liệu nghiên cứu khoa học công bố về thành phần hóa học trong rễ
    cau nổi. Với mong muốn tìm hiểu một số hoạt chất có trong rễ cau nổi nhằm hiểu rõ
    tác dụng của chúng trong các bài thuốc dân gian chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu
    chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ cau nổi ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
    Hi vọng rằng với những kết quả nghiên cứu được từ đề tài kết hợp với những
    công trình nghiên cứu trước đây chúng ta sẽ có một cái nhìn tổng quan hơn về giá
    trị cũng như hiệu quả sử dụng của rễ cau nổi.
    5
    2. Đối tượng nghiên cứu
    Rễ cau nổi nghiên cứu được lấy từ vườn cau tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa
    Thiên Huế.
    3. Mục đích nghiên cứu
    - Nghiên cứu quá trình chiết tách các hợp chất hóa học từ rễ cau nổi.
    - Xác định thành phần hóa học trong dịch chiết.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    4.1. Nghiên cứu lý thuyết
    Phương pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên, tổng quan các tài liệu tìm hiểu
    thực tế, thành phần hóa học và ứng dụng của rễ cau nổi .
    4.2. Phương pháp thực nghiệm
    - Phương pháp lấy mẫu, thu hái và xử lý mẫu.
    - Phương pháp trọng lượng để khảo sát độ ẩm và hàm lượng tro của rễ cau.
    - Phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử để xác định hàm lượng các kim
    loại trong rễ cau.
    - Chiết bằng phương pháp chiết nóng soxhlet.
    - Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV – VIS xác định mật độ quang
    của các dịch chiết để chọn dung môi chiết thích hợp, khảo sát một số yếu tố ảnh
    hưởng đến quá trình chiết (thời gian, tỉ lệ rắn – lỏng).
    - Phương pháp sắc ký khí - phổ khối liên hợp (GC - MS) nhằm phân tách và
    xác định thành phần định tính và định lượng các hoạt chất chính trong các dịch
    chiết.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    5.1. Ý nghĩa khoa học
    - Cung cấp các thông tin khoa học về rễ cau nổi như một số chỉ tiêu hóa lý,
    khảo sát thành phần và cấu tạo một số hợp chất hóa chất trong rễ cau nổi.
    - Cung cấp những thông tin, tư liệu làm cơ sở cho việc nghiên cứu sau này.
    5.2. Ý nghĩa thực tiễn
    - Nhằm giúp cho việc ứng dụng rễ cau ở phạm vi rộng một cách khoa học hơn
    trong đời sống.
    6
    - Giải thích một cách khoa học một số kinh nghiệm dân gian về ứng dụng của
    rễ cau.
    6. Bố cục luận văn
    Luận văn gồm có 8 bảng, 27 hình và các phần như sau:
    - Mở đầu
    - Chương 1: Tổng quan (19 trang)
    - Chương 2: Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu (7 trang)
    - Chương 3: Kết quả và thảo luận (13 trang)
    - Kết luận và kiến nghị
    - Tài liệu tham khảo
    7
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
    1.1. Sơ lược về họ Cau [10]
    Họ Cau (Arecaceae) còn gọi là Palmae hay họ Cọ hoặc họ Dừa, là một họ thực
    vật có hoa, thuộc về lớp thực vật một lá mầm và nằm trong bộ Arecales (bộ Cau).
    Hiện nay, người ta biết 202 chi với khoảng 2.600 loài, phần lớn sinh sống ở vùng
    nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Các loài như chà là, mây, cọ hay dừa cũng thuộc về họ
    này. Trong số tất cả các họ thực vật thì họ Cau có lẽ là dễ nhận biết nhất. Các loài
    như chà là, mây, cọ hay dừa cũng thuộc về họ này (hình 1.1). Cây cọ dầu sản xuất
    ra loại dầu cọ là loại dầu dùng trong chế biến thực phẩm. Một vài loại được trồng để
    lấy cây non làm rau. Nhựa của một số loài đôi khi còn được lên men để sản
    xuất rượu vang.
    Chi Cau (Areca) là một chi của khoảng 50 loài thực vật thuộc họ Cau. Các chi
    quan trọng về mặt kinh tế có thể kể đến là:
    - Areca – Cau - Jubaea – Cọ Chile và cọ Coquito
    - Arenga - Orbignya
    - Attalea - Phoenix – Chà là
    - Bactris - Raphia – Cọ Raffia
    - Borassus – Thốt nốt (lấy đường) - Rhapis
    - Calamus – Song, mây - Roystonea – Cọ hoàng gia
    - Cocos – Dừa - Sabal – Cọ châu Mỹ
    - Copernicia – Cọ lấy nhựa - Salacca – Salak
    - Elaeis – Cọ dầu - Trachycarpus
    - Euterpe – Cọ lấy rau ăn - Veitchia
    - Jessenia -Wallichia
    Có 7 loài thường dùng làm thuốc với tên Báng, Cau, Cau rừng, Cọ, Dừa,
    Huyết kiệt, Thốt nốt. Trong đó, hai loài được dùng trong công nghiệp dược là Cau,
    Huyết kiệt, các loài khác làm thuốc trong dân gian.
    - Chi Areca: Cau (A. catechu L.): Thân cột mọc đứng, hoa đơn tính cùng gốc,
    quả hạch, vỏ quả dùng làm thuốc gọi là đại phúc bì và hạt gọi là Binh lang dùng làm
    thuốc trừ sán.




    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    * Tiếng Việt
    [1]. Nguyễn Tinh Dung (2002). Các phương pháp định lượng hóa học (Phần III).
    NXB Giáo dục.
    [2]. Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học, Hà
    Nội, trang 171-174.
    [3]. Trần Tứ Hiếu (2008). Phân tích trắc quang phổ hấp thụ UV-VIS. NXB Đại học
    Quốc gia Hà Nội.
    [4]. Phạm Luận (2005). Phương pháp phân tích phổ nguyên tử. NXB Đại học
    Quốc gia Hà Nội.
    [5]. Lê Thanh Phước, Bành Nguyễn Anh Hào (2011). Góp phần khảo sát thành
    phần hóa học của rễ cau (Areca catechu L.). Tạp chí Khoa học, (19b) : 80-84
    [6]. Hồ Viết Quý (1998). Các phương pháp phân tích hiện đại và ứng dụng trong
    hóa học. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
    * Tiếng Anh
    [7]. Chang YC, Hu CC, Tseng TH, Tai KW, Lii CK, Chou MY (2001), Synergistic
    effects of nicotine on arecoline-induced cytotoxicity in human buccal mucosal
    fibroblasts. J Oral Pathol Med 30(8):458-64.
    [8]. Penpun Wetwitayaklung, Thawatchai Phaechamud, Chutima Limmatvapirat,
    Sindhchai Keokitichai (2006). The study of antioxidant capacity in various
    parts of Areca catechu L. Naresuan University Journal 14(1): 1-14.
    [9]. Majumdar, AM, AH Kapadia and GS Pendse (1979). Chemistry and
    pharmacology of betel nut, Areca catechu Linn. Journal Plant.
    [10]. Priyanka R. Patil, Sachin U. Rakesh, Prof. PN Dhabale, Prof. KB Burade
    (2009) Pharmacological activities of Areca catechu Linn. Priyanka R. Patil et
    al./Journal of Pharmacy Research, 2(4): 683-687.
    * Trang Web
    [11]. http://vi.wikipedia.org/wiki/Cau
    [12]. http://www.thaythuoccuaban.com/vithuoc/binhlang.htm
    [13]. http://www.duoclieu.org/2011/09/binh-lang.html
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...