Luận Văn Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong dịch chiết lá cây muống biển

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong dịch chiết lá cây muống biển


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài . 16
    2. Mục đích nghiên cứu 16
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 16
    4. Phương pháp nghiên cứu . 17
    5. Ý nghĩa hoa học và thực tiễn 17
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN . 18
    1.1. Cây muống biển . 18
    1.1.1. Thực vật học . 18
    1.1.2. Thành phần hóa học 19
    1.1.3. Tác dụng dược lý 19
    1.1.4. Tình hình nghiên cứu đề tài trên thế giới và trong nước . 23
    1.1.4.1. Trên thế giới . 23
    1.1.4.2. Trong nước . 24
    1.1.5. Hiện trạng và tiềm năng của cây muống biển 24
    CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
    2.1. Nguyên liệu 25
    2.2. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị thí nghiệm 25
    2.2.1. Hóa chất 25
    2.2.2. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm 25
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 26
    2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 26
    2.3.2. Phương pháp thực nghiệm . 26
    2.3.2.1. Phương pháp phân tích trọng lượng 26
    2.3.2.2. Phương pháp chiết tách hợp chất thiên nhiên 27
    2.3.2.3. Phương pháp phân tích vật lý . 29
    2.3.2.4. Phương pháp thử nghiệm hoạt tính sinh học . 35
    2.4. Sơ đồ nghiên cứu . 36
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 37
    3.1. Thu nhận và xử lý nguyên liệu . 37
    3.1.1. Thu nguyên liệu 37
    3.1.2. Xử lý nguyên liệu 37
    3.2. Xác định chỉ tiêu hóa lý của nguyên liệu 37
    3.2.1.Xác định độ ẩm 37
    3.2.2. Xác định hàm lượng tro . 38
    3.2.3. Xác định hàm lượng kim loại nặng 40
    3.3. Quá trình chiết tách 40
    3.3.1. Lựa chọn dung môi chiết . 40
    3.3.2. Khảo sát điều kiện chiết tách . 42
    3.3.2.1. Ảnh hưởng của tỉ lệ rắn – lỏng đến hàm lượng dịch chiết . 42
    3.3.2.2. Ảnh hưởng của thời gian chiết đến hàm lượng dịch chiết . 44
    3.3.3. Khử màu dịch chiết . 45
    3.4. Xác định thành phần hóa học dịch chiết lá cây muống biển 45
    3.5. Kết quả thử nghiệm hoạt tính sinh học của dịch chiết lá cây muống biển . 50
    3.5.1. Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định . 50
    3.5.2. Hoạt tính chống oxy hóa DPPH . 51
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 52


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Cây muống biển có tên hoa học là Ipomoea pes-caprae (L.), thuộc họ hoai
    lang Convolvulaceae. Cây này giống rau muống nhưng mọc ngoài biển và hông ăn
    được nên được gọi là muống biển hay bìm chân dê thay vì rau muống biển .
    Cây muống biển phân bố ở các nước nhiệt đới như Ấn Độ, Thái Lan, Brazil,
    Indonesia, Malaysia, Philippines, Trung Quốc . Ở Việt Nam cây mọc hoang ở các
    bờ biển rất nhiều và có thể trồng cây bằng cách dâm cành. Ngoài công dụng cố định
    cát biển, cây muống biển c n được d ng làm thuốc trong y học. Cây có tác dụng
    như tr tê thấp, tiêu viêm, chống dị ứng, chống co thắt, lợi tiêu hóa, lợi tiểu, nhuận
    tràng, trị chảy máu, trị bỏng, trị ngộ độc sứa biển, trị rắn cắn . Bộ phận sử dụng là
    lá, rễ hoặc toàn cây.
    Trên thế giới, một số nước đã có những nghiên cứu tổng quan về cây muống
    biển. Tuy nhiên ở Việt Nam việc nghiên cứu chỉ bước đầu định danh, phân tích đặc
    điểm sinh thái chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu thành phần và khả năng chữa bệnh
    của loài cây này. Để góp phần vào nguồn tài liệu về cây muống biển phục vụ nghiên
    cứu khoa học, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu chiết tách và xác định thành
    phần hóa học trong dịch chiết lá cây muống biển”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Nghiên cứu xây dựng quy trình chiết tách và xác định thành phần hóa học
    trong lá cây muống biển
    - Tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học cho cá nhân để
    nâng cao năng lực chuyên môn
    - Đóng góp vào nguồn thông tin, tư liệu khoa học về cây muống biển tạo cơ sở
    cho những nghiên cứu sau này.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng: Cây muống biển mọc ở bờ biển phường Hòa Khánh Nam, quận
    Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
    - Phạm vi: Lá cây muống biển
    4. Phương pháp nghiên cứu
    4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    - Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan
    đến đề tài
    - Học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với chuyên gia, giảng viên và đồng nghiệp.
    4.2. Phương pháp thực nghiệm
    - Phương pháp phân tích trọng lượng
    - Phương pháp chiết tách hợp chất thiên nhiên
    - Phương pháp phân tích vật lý
    + Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS
    + Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV - VIS
    + Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ GC – MS
    - Phương pháp thử nghiệm hoạt tính sinh học
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    5.1. Ý nghĩa khoa học
    - Cung cấp thông tin khoa học về đặc điểm sinh thái, quy trình chiết tách hợp
    chất thiên nhiên trong lá cây muống biển
    - Cung cấp thông tin, tư liệu về thành phần hóa học chính trong lá cây muống
    biển làm cơ sở cho nghiên cứu sau này.
    5.2. Ý nghĩa thực tiễn
    - Giúp cho việc ứng dụng chiết xuất các thành phần hóa học có hoạt tính sinh
    học trong cây muống biển vào thực tế
    - Giải thích một số kinh nghiệm sử dụng cây muống biển làm thuốc chữa bệnh
    trong dân gian
    - Tổng hợp kiến thức về kỹ thuật chiết tách hợp chất thiên có hoạt tính sinh
    học phục vụ cho chuyên ngành hóa dược.
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
    1.1. Cây muống biển
    1.1.1. Thực vật học
    a. Tên gọi
    - Tên Khoa học: Ipomoea pes-caprae (L.) Sweet
    - Tên Tiếng Việt: Cây muống biển, bìm chân dê, mã an đằng, nhị diệp hồng
    thự
    - Tên thường gặp ở các nơi hác: Adambu (Ấn Độ), Bayhops (Anh), Gubai
    morning face (Nhật Bản), Katang katang (Indonesia), Phakbung-thalae (Thái Lan),
    Tapak kuda (Malaysia), Beach Morning Glory, Goat's Foot
    b. Phân loại khoa học
    - Ngành: Ngọc Lan Magnoliophyta
    - Lớp: Ngọc Lan Magnoliopsida
    - Phân Lớp: Hoa Môi Lamiidae
    - Bộ: Khoai lang Convolvulales
    - Họ: Khoai lang Convolvulaceae
    - Chi: Ipomoea
    c. Phân bố
    Cây muống biển phân bố ở các nước nhiệt đới như Ấn Độ, Thái Lan, Brazil,
    Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Philippines, Trung Quốc . Ở nước ta, cây mọc
    hoang ở các bờ biển rất nhiều, ít khi trồng và nếu muốn trồng dâm cành vào đất ẩm.
    d. Đặc điểm hình thái
    [11]
    Muống biển là cây thân cỏ mọc bò rất dài, không mọc leo, phân rất nhiều cành;
    thân tím như thân rau muống ăn, nhưng hông rỗng như thân rau muống trái lại
    thân đặc, có 2 đường rảnh nông ở hai bên thân dọc theo chiều dài t mấu nọ đến
    mấu kia. Lá mọc cách, hình như hình vuông, phía cuống hình tim đầu hơi tr n và xẻ
    thành 2 như hình móng chân con trâu. Cuống lá dài 5-7cm, có khi tới 12cm, phiến
    lá dài 4-6cm, rộng 5-7cm, hai mặt đều nhẵn. Lá non có 2 mảnh cụp vào nhau. Khi


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Bộ môn Dược liệu trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Bài
    giảng Dược liệu I, 1998.
    2. Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam II (tập 3), NXB Hà Nội, 2008.
    3. Đái Duy Ban, Các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học phòng chống
    một số bệnh cho người và động vật, NXB KHTN và CN, Hà Nội, 2008.
    4. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội,
    Việt Nam, 2001.
    5. GS.TS. Nguyễn Văn Đàn, Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc, NXB
    Y học, 1985.
    6. GS.TS. Nguyễn Văn Đàn, DS. Ngô Ngọc Khuyến; Hợp chất thiên nhiên
    dùng làm thuốc, NXB Y học, Hà Nội, 1999.
    7. Lương y Phan Công Tuấn, Tạp chí “Cây thuốc quý”, số 160, tháng 7, năm
    2010.
    8. PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, GS.TS Nguyễn Kim Phi Phụng, Vương Trần
    Thái, Lâm Vương Thảo; Nghiên cứu thành phần hóa học của Rau Muống biển
    (Ipomoea pes- caprae (L.) Sweet) và tính sát khuẩn của Rau Muống Biển; Khoa
    Sinh – Môi trường; ĐHQT Hồng Bàng, 2011.
    9. ThS. Võ Kim Thành, Bài giảng chuyên đề phân tích hữu cơ, Khoa Hóa,
    trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng.
    10. TS. Bùi Xuân Vững, Giáo trình phân tích công cụ, Khoa Hóa, trường ĐH Sư
    phạm Đà Nẵng.
    11. TS. Trương Thị Đẹp, ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng, ThS. Nguyễn Thị Thu
    Ngân; Thực vật Dược; Vụ Khoa học và Đào tạo, Bộ Y tế, 2007.
    12. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, 1999.
    13. Viện Dược liệu, Kỹ thuật chiết xuất dược liệu, NXB Khoa học và kỹ thuật,
    Hà Nội, 2008.
    14. TS. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, 1999
    15. Abeysinghe, PD 2010; Antibacterial activity of some medicinal mangroves
    against resistant pathogenic bacteria Indian Journa; Pharmaceutical Sciences
    72(2):167-172.
    16. Ashish Manigaunha, Morning glory: A new thirst in-search of de-novo
    therapeutic approach, International Journal of Phytomedicine 2, 2010.
    17. Krogh R., Berti C., Madeira AO, Souza MM, Cechinel V., Delle-Monache F.
    & Yunes, RA 1999; Isolation and identification of compounds with antinociceptive
    action from Ipomoea pes-caprae L. R.; Pharmazie 54(6): 464-466.
    18. Pongprayoon U., Bohlin L., Soonthornsaratune P. & Wasuwat S. 1991. Antiinflammatory activity of Ipomoea-pes-caprae L.; Phytotherapy Research 5(2): 63-66.
    19. Pongprayoon, U., Baeckstrom, P., Jacobsson, U., Lindstorm, M. & Bohlin,
    L. 1991; Compounds inhibiting prostaglandin synthesis isolated from Ipomoea-pescaprae; Planta Medica 57
    20. Pongprayoon U., Bohlin L., Sandberg F., Wasuwat S., Inhibitory effect of
    extract of Ipomoea pes-caprae on guinea-pig ileal smooth muscle; Acta Pharm
    Nord, 1 (1) :41-44 năm 1989.
    21. Pongprayoon U., Baeckström P.; Antispasmodic activity of betadamascenone and E-phytol isolated from Ipomoea pes-caprae; Planta Med 58, Feb,
    1992.
    22. Souza MM, Madeira AO, Berti C., Krogh R., Yunes RA, Cechinel-Filho V.;
    Antinociceptive properties of the methanolic extract obtained from Ipomoea pescaprae (L.) R. Br; Ethnopharmacol J, 69:85-90, 2000.
    23. Teramachi F, Koyano T, Kowithayakorn T, Hayashi M, Komiyama K,
    Ishibashi M; Collagenase inhibitory quinic acid esters from Ipomoea pes-caprae;
    Graduate School of Pharmaceutical Sciences; Chiba University, 1-33 Yayoi-cho,
    Inage-ku, Chiba 263-8522, Japan.
    24. http://en.wikipedia.org/wiki/Ipomoea pes-caprae
    25. http://www.khoahocphothong.com.vn/newspaper/detail/10485/rau-muongbien-tri-di-ung-do-con-sua.html
    26. http://www.thuocvuonnha.com/c/muong-bien-than-duoc-giai-doc-sua/hoidap
    27. http://www.sms.si.edu / irlspec / Ipomoea_pesCap.htm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...