Luận Văn Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học của dịch chiết cây rau má huyện Hòa Vang Thành

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học của dịch chiết cây rau má huyện Hòa Vang Thành phố Đà Nẵng


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Từ xa xưa, trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, bệnh tật, để bảo vệ cuộc
    sống, con người đã biết sử dụng nguồn thực vật và cả động vật làm các bài thuốc chữa
    bệnh có giá trị.
    Ngày nay, việc dùng các loại thuốc có nguồn gốc thiên nhiên ngày càng được ưa
    chuộng và các công trình nghiên cứu về chúng cũng không ngừng phát triển. Qua các
    công trình nghiên cứu cho thấy khi sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc thực vật có ít tác
    dụng phụ gây hại và đây chính là lí do quan trọng mà ngày nay các loại thuốc có nguồn
    gốc thiên nhiên ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.
    Trong khi đó, rau má (Centella Asiatica) là nguồn nguyên liệu dễ trồng, dễ kiếm,
    rẻ tiền mà lại có hiệu quả kinh tế cao. Rau má là loại thân thảo mọc phổ biến ở các quốc
    gia vùng nhiệt đới như : Ấn Độ, Madagascar, Indonesia, Việt Nam Người dân ở các
    vùng này đã sử dụng rau má làm thực phẩm như một loại rau ăn hằng ngày.Bên cạnh đó,
    do có nhiều đặc tính quý nên nó được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền ở nhiều
    nước. Về mặt dược học, nhờ chứa các saponin triterpenoid như Asiaticoside,
    Madecassoide, rau má là một loại rau thông dụng có tác dụng sát trùng, giải độc, thanh
    nhiệt lương huyết. Asiaticoside đã được công nhận là chất có tác dụng tái tạo mô liên
    kết,giúp lên da non vết thương nhanh chóng có thể ứng dụng rất rộng rãi trong dược
    phẩm và cả hóa mỹ phẩm. Asiaticoside còn được sử dụng trong chữa trị bệnh phong,
    bệnh lao, làm chậm quá trình lão hóa. Ngoài ra, rau má cũng là loại thảo dược có tính bổ
    dưỡng rất cao, có nhiều sinh tố, khoáng chất, những chất chống oxy hóa, có thể dùng để
    dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hóa, cải thiện vi tuần hoàn và chữa nhiều
    chứng bệnh về da
    Ở nước ta, vùng trồng rau má phân bố rất rộng từ Bắc vào Nam với diện tích đáng
    kể, đặc biệt ở các tỉnh duyên hải miền Trung, nơi khí hậu có độ ẩm khá cao và thường có
    loại đất sét pha cát nên thích hợp cho loại cây này phát triển. Tuy vậy tiềm năng của loại
    -3-thảo dược quý này vẫn chưa được khai thác và tận dụng đúng mức, hầu như nó chỉ được
    sử dụng như một loại rau quen thuộc và gần gũi trong đời sống hằng ngày.
    Trên thế giới, y học hiện đại đã có những nghiên cứu lâm sàng về tác dụng chữa
    bệnh của dịch chiết và các hợp chất trong rau má. Tuy nhiên ở nước ta việc nghiên cứu
    chỉ mới bước đầu, chưa đi sâu vào việc xác định thành phần và hoạt tính sinh học của loài
    cây này. Để góp phần vào nguồn tài liệu về cây rau má phục vụ nghiên cứu khoa học, tôi
    chọn đề tài tài “Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học của dịch chiết cây
    rau má huyện Hòa Vang – Thành phố Đà Nẵng”.
    2. Mục đích nghiên cứu
     Xác định một số chỉ tiêu hóa lý của rau má.
     Khảo sát một số điều kiện chiết tách thích hợp.
     Xác định thành phần hóa học, công thức cấu tạo của một số cấu tử chính trong
    dịch chiết rau má.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    a. Đối tượng nghiên cứu
    Cây rau má thu hái vào buổi sáng sớm tháng 3 tại huyện Hòa Vang – Thành phố
    Đà Nẵng.
    b. Phạm vi nghiên cứu
    Cây rau má được trồng và thu hái tại Đà Nẵng
    Nguyên liệu rau má tươi và khô
    -4-4. Phương pháp nghiên cứu
    a. Nghiên cứu lý thuyết
     Thu thập, tổng hợp các tài liệu, tư liệu, sách báo trong và ngoài nước có liên quan
    đến đề tài.
     Trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia, thầy cô giáo và đồng nghiệp.
    b. Phương pháp thực nghiệm
     Phương pháp hóa học xác định một số chỉ số hóa lý của nguyên liệu.
     Phương pháp vật lý: quang phổ hấp thụ phân tử để khảo sát điều kiện chiết, sắc ký
    khí ghép khối phổ GC – MS xác định một số cấu tử chính trong dịch chiết.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    a. Ý nghĩa khoa học
     Cung cấp những thông tin khoa học về điều kiện chiết tách, xác định thành phần
    hóa học của dịch chiết rau má ở Đà Nẵng.
     Cung cấp những thông tin, tư liệu làm cơ sở cho việc nghiên cứu sau này.
    b. Ý nghĩa thực tiễn
     Nhằm giúp cho việc ứng dụng rau má ở phạm vi rộng một cách khoa học hơn
    trong vấn đề chăm sóc sức khỏe.
     Giải thích một cách khoa học một số kinh nghiệm dân gian về ứng dụng của rau
    má.
     Tổng hợp kiến thức về hợp chất thiên nhiên phục vụ cho công tác sau này.
    6. Cấu trúc đề tài
    Đề tài gồm trang, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo còn có các
    chương sau:
    Chương 1: Tổng quan, gồm trang
    Chương 2: Các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, gồm trang
    Chương 3: Kết quả và thảo luận, gồm trang



    -5-CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
    1.1. Tổng quan về Họ Hoa tán
    Họ Hoa tán hay họ Cà rốt theo tiếng Latinh là Umbelliferae hay Apiaceae (cả hai
    tên gọi này đều được ICBN cho phép, nhưng tên gọi họ Cà rốt là mới hơn) là một họ của
    các loài thực vật thường có mùi thơm với các thân cây rỗng, bao gồm các cây như mùi
    tây, cà rốt, thì là và các loài cây tương tự khác. Nó là một họ lớn với khoảng 430-440 chi và trên 3.700 loài đã biết. Tên gọi ban đầu Umbelliferae có nguồn gốc từ sự nở
    hoa trong dạng "tán" kép. Các hoa nhỏ là đồng tâm với 5 đài hoa nhỏ, 5 cánh hoa và 5 nhị
    hoa.
    Họ này có một số loài có độc tính cao, chẳng hạn như cây độc cần, là loài cây đã
    được sử dụng để hành hình Socrates và cũng được sử dụng để tẩm độc các đầu mũi tên.
    Nhưng họ này cũng chứa nhiều loại cây có ích lợi cao cho con người như cà rốt, mùi
    tây, ca rum và thì là .
    Nhiều loài cây trong họ này, chẳng hạn cà rốt hoang có các tính chất
    của estrogen (hooc môn sinh dục nữ), và được sử dụng trong y học truyền thống để kiểm
    soát sinh đẻ. Nổi tiếng nhất trong số loài cây dùng cho việc này là loài Thì là khổng lồ đã
    tuyệt chủng: A ngụy (chi Ferula hay cụ thể là loài Ferula tingitana).
    Một số loại cây đáng chú ý của Họ Hoa tán:
     Anethum graveolens - thì là
     Anthriscus cerefolium - hồi cần
     Chi Angelica - bạch chỉ
     Apium graveolens - cần tây
     Carum carvi - ca rum
     Centella asiatica - rau má
     Conium maculatum - độc cần
     Foeniculum vulgare - tiểu hồi
    hương
     Cuminum cyminum - thì là Ai Cập
     Daucus carota - cà rốt
     Eryngium - chi nhựa ruồi biển
     Myrrhis odorata - điềm một dược
     Pastinaca sativa - củ cải vàng
     Petroselinum crispum - mùi tây
     Coriandrum sativum - mùi Tàu
     Pimpinella anisum - tiểu hồi cần
     Levisticum officinale - cây cần núi


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1] Nguyễn Thị Vân Anh (2010), Nghiên cứu đi u iện chiết tách siaticosi t rau á
    và ứng ụng sản uất trà chức n ng t rau á, Luận văn thạc sĩ ,Đại học Đà Nẵng.
    [2] Nguyễn Hữu Đức, Đặng Thị Mai Phương (5/2003), “Định lượng Asiaticoside trong
    chế phẩm chứa rau má bằng HPLC”, Tạp chí Dược học.
    [3] Nguyễn Thụy Hai, Nguyễn Minh Đức (2010), “Ứng dụng sắc ký lỏng hiệu năng cao
    trong điều chế chất chuẩn Asiaticoside”,Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập
    14 (số 1).
    [4] Nguyễn Thị Hoài,Bế Thị Thuấn,Chu Đình Kính (2004), “ Phân lập và xác định cấu
    trúc của Asiaticoside chiết xuất từ rau má”, Tạp chí Dược liệu, (số 9), tr.51-55.
    [5] Tôn Nữ Liên Hương, Nguyễn Kim Phi Phụng, Nguyễn Ngọc Sương (2009), “Góp
    phần tìm hiểu thành phần hóa học cây rau má lá sen Hydrocotyle vulgaris (L.), họ
    Ngò (Apiaceae)”, Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ, Tập 12 (số 10).
    [6] Phạm Thanh Kỳ (2004), Bài giảng ược liệu, Tập II, Trường Đại học Dược Hà Nội.
    [7] Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Na , Nhà xuất bản Y học,Hà
    Nội.
    [8] Nguyễn Thiện Luân, Nguyễn Doãn Điện, Phan Quốc Kinh (1997), Thực phẩ , cây
    thuốc và thực phẩ chức n ng ở Việt Na , Nhà xuất bản Nông nghiệp.
    [9] Ngô Văn Thu (2001), Bài giảng ược liệu, Tập I, Trường Đại học Dược Hà Nội.
    [10] Bùi Xuân Vững (2011), Giáo trình phân tích công cụ, Trường Đại học Sư phạm Đà
    Nẵng.
    [11] http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D_Hoa_t%C3%A1n
    [12] http://www.uphcm.edu.vn/caythuoc/index.php?q=book/export/html/139
    [13] http://congnghehoahoc.wordpress.com/2012/02/03/cay-rau-ma-hydrocotyle-centella/
    [14] http://caythuoc.chothuoc24h.com/cay-thuoc/9999/2565
    [15] http://asiaticoside.com/
    -47-[16] http://thuocmoi.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=9801:ma
    decassoside&catid=54:thuoc-da-lieu
    [17] http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&sl=en&u=http://blog.pharmacymix.co
    m/madecassoside-benefits-in-skincare&ei=1521T4ezEoeciQex86H9CA&sa=X&oi=translate&ct=result&resnum=1&s
    qi=2&ved=0CGQQ7gEwAA&prev=/search%3Fq%3Dmadecassoside%26hl%3Dvi
    %26rlz%3D1C1AVSA_enVN443VN443%26biw%3D1366%26bih%3D624%26prm
    d%3Dimvns
    [18] http://baithuocnam.com/tag/rau-ma/
    [19] http://svnonglam.org/forum/showthread.php?18723-Nghi%C3%AAnc%E1%BB%A9u- quy- tr%C3%ACnh-s%E1%BA%A3n-xu%E1%BA%A5ttr%C3%A0-rau-m%C3%A1-t%C3%BAi-l%E1%BB%8Dc
    [20] http://ft-pharma.com/index.php?pg=sanpham&task=chitiet&id=120&lang=
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...