Luận Văn Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học các hợp chất trong lá ổi non (Psidium Guajava L

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học các hợp chất trong lá ổi non (Psidium Guajava L.)


    MỤC LỤC
    TRANG PHỤ BÌA
    NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
    LỜI CAM ĐOAN
    LỜI CẢM ƠN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
    4. Các phương pháp nghiên cứu . 3
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 3
    6. Bố cục luận văn 3
    Chương 1- TỔNG QUAN 4
    1.1. Giới thiệu chung về cây ổi . 4
    1.2. Một số nghiên cứu về thành phần hóa học của cây ổi 7
    1.3. Giá trị sử dụng của cây ổi 10
    1.4. Các phương pháp kỹ thuật . 13
    Chương 2- NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM . 18
    2.1. Nguyên liệu - dụng cụ và hóa chất . 18
    2.2. Sơ đồ nghiên cứu . 19
    2.3. Các phương pháp xác định một số chỉ tiêu hóa lý 20
    2.4. Phương pháp chiết và khảo sát các điều kiện chiết từ lá ổi non 21
    2.5. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến dịch chiết từ lá ổi non . 24
    2.6. Đánh giá cảm quan (định tính Flavonoit) . 24
    2.7. Xác định thành phần hóa học các hợp chất từ dịch chiết lá ổi non
    bằng phương pháp GC-MS . 24
    2.8. Ứng dụng của dịch chiết lá ổi non trong công nghiệp nhuộm màu . 24
    2.9. Thử hoạt tính sinh học . 25
    Chương 3- KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 26
    3.1. Kết quả xác định một số chỉ tiêu hóa lý của lá ổi non . 26
    3.2. Kết quả khảo sát chọn dung môi chiết 28
    3.3. Kết quả khảo sát điều kiện chiết lá ổi non 28
    3.4. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến dịch chiết lá ổi non . 31
    3.5. Kết quả đánh giá cảm quan (định tính Flavonoit) . 33
    3.6. Kết quả thành phần một số hợp chất trong dịch chiết lá ổi non . 34
    3.7. Kết quả ứng dụng của dịch chiết lá ổi non trong công nghiệp nhuộm
    màu . 37
    3.8. Kết quả thử hoạt tính sinh học . 38
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
    PHỤ LỤC


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài [4], [5], [6]
    Ổi là loại trái cây được nhiều quốc gia ở châu Á chọn làm biểu tượng. Ở nước ta
    cây mọc hoang khắp nơi nhưng chủ yếu được trồng để lấy quả ăn. Ổi-tên khoa học
    Psidium guajava L., thuộc giới Plantae, bộ Myrtaceae, họ Myrtaceae, chi Psidium, loài
    P. guajava. Ngoài ra ổi còn có một số tên gọi khác: guayabo (Tây Ban
    Nha), goyave hoặc goyavier (Pháp), guyaba, guave hoặc goejaba (Hà Lan),
    goiaba hoặc goaibeira (Bồ Đào Nha).
    Ổi có nguồn gốc từ miền nhiệt đới châu Mỹ, đặc biệt là một khu vực kéo dài từ
    miền nam Mexico cho đến Trung Mỹ. Nó thích nghi với khí hậu ấm áp được phổ biến
    rộng khắp ở vùng nhiệt đới Mỹ và Tây Ấn (từ năm 1526), Bahamas, Bermuda và miền
    nam Florida (năm 1847). Những thế kỷ trước, các nhà thám hiểm châu Âu, thương
    nhân và những người truyền giáo trong lưu vực sông Amazon di thực giống cây này
    vào châu Phi, châu Á và các khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương. Nhờ đó mà bây giờ
    ổi được trồng ở khắp các vùng nhiệt đới trên thế giới. Và Việt Nam với khí hậu nóng
    ẩm, giống cây này được trồng, phát triển thành loài phổ biến. Người Việt Nam ngoài
    việc lấy quả còn sử dụng nó để chữa một số bệnh thông thường như tiêu chảy, táo bón,
    các bệnh về da (chàm, vảy nến, phát ban ), ho, cảm, .
    Nếu như người Mỹ và châu Âu có câu châm ngôn “Mỗi ngày ăn một quả táo sẽ
    không cần gặp bác sĩ ” thì người Ấn Độ cũng có câu “Vài trái ổi trong mùa sẽ không
    cần gặp bác sĩ nguyên năm”. Đúng vậy ổi là một “kho dinh dưỡng” mà thiên nhiên ban
    tặng con người bởi lợi ích về sức khỏe mà nó mang lại là vô cùng to lớn. Theo nghiên
    cứu hóa thực vật ổi có chứa beta -sitosterol, quercetin, guaijaverin, leucocyanidin và
    avicularin, Các hợp chất này đều có tính kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm
    đi lỏng, đặc biệt là Quercetin là một chất chống oxi hóa mạnh, có khả năng điều chỉnh
    sự biểu hiện của enzim, giúp giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường, cải thiện chức
    năng phổi, giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp (hen suyễn và viêm phế quản),
    làm giảm huyết áp, giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, buồng trứng, dạ dày, ung thư
    vú và tế bào ruột. Những công dụng này đã thu hút được sự chú ý của các nhà khoa học
    trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
    Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về ổi, đặc biệt là lá ổi non như:
    “Antioxidant Active Principles Isolated from Psidium Guajava Grown in Thailand”
    (Suganya Tachakittirungrod, Fumio Ikegami, and Siriporn Okonogi – Faculty of
    Pharmacy, Chiang Mai University, Chiang Mai, 50200, Thailand Center for
    Evironment, Health and Field Sciences, Chiba University, Japan),
    “Phytochemical investigation and antimicrobial activity of Psidium Guajava L. leaves”
    (AM Metwally, AA Omar, FM Harraz, and SM El Sohafy-Department of macognosy,
    Faculty of Pharmacy, University of Alexandria, Alexandria Egypt),
    “Psidium guajava L. Quantificationofflavonoid preparation of Planar Chromatography
    (HPTLC)”( SM El Sohafy, Metwalli AM, FM Harraz, Omar AA. Phcog Mag 2009; 5:6
    1-6),
    Ở Việt Nam cũng có những công trình nghiên cứu như: “Nghiên cứu quy trình
    sản xuất nước giải khát lên men từ ổi” (Phạm Ngọc Tuấn - Trường ĐH Nha Trang),
    “Nghiên cứu tác động kháng ung thư, chống oxy hóa của cây thuốc Việt Nam bằng các
    phương pháp sinh học phân tử” (PGS.TS Hồ Quỳnh Thùy Dương - Trường ĐH Khoa
    học tự nhiên - ĐH Quốc Gia TP Hồ Chí Minh).
    Nhận thấy những ứng dụng to lớn của ổi trong công nghệ thực phẩm, dược
    phẩm nên tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa
    học các hợp chất trong lá ổi non (Psidium Guajava L.)”.
    2. Mục đích nghiên cứu
     Xây dựng quy trình chiết tách các hợp chất hóa học trong lá ổi non.
     Xác định thành phần hoá học, cấu trúc của các hợp chất hóa học trong lá ổi non.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Lá ổi non ở xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng và dịch chiết
    của lá ổi non bằng phương pháp chiết soxhlet.
    4. Các phương pháp nghiên cứu [2]

    Nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên, tổng quan
    các tài liệu về đặc điểm hình thái thực vật, thành phần hoá học, ứng dụng của lá ổi non.
     Các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
     Phương pháp lấy mẫu: lá ổi non được hái về, loại bỏ lá hư, rửa sạch, cắt nhỏ.
     Phương pháp trọng lượng: xác định độ ẩm, hàm lượng tro của lá ổi non.
     Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS: xác định hàm lượng kim loại
    nặng trong lá ổi non.
     Chiết bằng phương pháp soxhlet.
     Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV - VIS: xác định mật độ quang của
    các dịch chiết để chọn dung môi chiết thích hợp, tỉ lệ rắn lỏng và thời gian chiết tối ưu.
     Xác định thành phần các hợp chất từ dịch chiết của lá ổi non trong dung môi
    chiết bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS).
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
     Ý nghĩa thực tiễn: Giải thích một cách khoa học các kinh nghiệm dân gian,
    thuận tiện cho việc ứng dụng.
     Ý nghĩa khoa học: Cung cấp thêm thông tin về lá ổi non như một số chỉ tiêu hóa
    lý, khảo sát thành phần hóa học và cấu tạo của một số hợp chất có trong lá ổi non, phát
    hiện thêm những ứng dụng mới của lá ổi non.
    6. Bố cục đề tài
    Đề tài gồm 43 trang trong đó có 11 bảng và 17 hình. Phần mở đầu (3 trang), kết
    luận và kiến nghị (2 trang), tài liệu tham khảo (1 trang) và phần phụ lục. Nội dung của
    đề tài chia làm 3 chương:
     Chương 1: Tổng quan (14 trang )
     Chương 2: Những nghiên cứu thực nghiệm (8 trang)
     Chương 3: Kết quả và bàn luận (15 trang)


    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
    1.1. Giới thiệu chung về cây ổi [4], [6]
    1.1.1. Họ Myrtaceae
     Họ Myrtaceae còn gọi là họ Đào Kim Nương hay họ Sim, là họ thực vật hai lá
    mầm thuộc bộ Myrtales. Các loài thuộc họ này đều có thân gỗ, chứa tinh dầu và hoa
    mọc thành cụm từ 4-5 hoa đơn. Đặc điểm nổi bật của họ này là li be nằm ở cả hai bên
    của xylem (chất gỗ), chứ không ở bên ngoài như ở phần lớn các loài thực vật khác. Lá
    của chúng thường xanh, mọc so le hay mọc đối, lá đơn, mép lá nhẵn. Hoa thường có 5
    cánh hoa, nhị hoa có màu sáng và nhiều về lượng.
     Họ Myrtaceae chứa ít nhất 3.000 loài, 130-150 chi, phân bố rộng khắp ở vùng
    nhiệt đới và ôn đới ấm áp. Một số chi điển hình:
     Các chi với quả nang: Eucalyptus, Corymbia, Angophora, Leptospermum,
    Melaleuca, Metrosideros.
     Các chi với quả nhiều cùi thịt: Callistemon, Syzygium, Osbornia,
    Eugenia, Myrcia và Calyptranthes.
     Họ Myrtaceae được chia thành hai phân họ:
     Phân họ Myrtoideae: có quả nhiều cùi thịt và lá đối, mép trơn. Các chi trong
    phân họ Myrtoideae phân bố ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu nằm ở
    Trung Mỹ, Nam Mỹ, đông bắc Australia và Malesia.
     Phân họ Leptospermoideae: có quả khô, không nứt (quả nang) và các lá mọc so
    le hay theo vòng xoắn, phân bố chủ yếu ở Australasia. Nhiều chi ở miền tây Australia
    có các lá bị suy thoái mạnh và các hoa mang các đặc điểm điển hình cho vùng sinh
    trưởng khô cằn hơn (hình 1.1).


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1]. Đái Duy Ban. Các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học phòng chống một số
    bệnh cho người và vật nuôi. Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ.
    [2]. Nguyễn Hữu Đĩnh, Trần Thị Đà. Ứng dụng một số phương pháp phổ nghiên cứu
    cấu trúc phân tử. Nhà xuất bản giáo dục-1999.
    [3]. Flavonoit- Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
    [4]. Ds Trần Việt Hưng. Từ điển thảo dược học.
    [5]. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản y học Hà Nội.
    [6]. Ổi-Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...