Luận Văn Nghiên cứu chiết tách và xác định các thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu chiết tách và xác định các thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    Trong đời sống hiện nay, việc dùng các loại thuốc có nguồn gốc thiên nhiên
    ngày càng được ưa chuộng và các công trình nghiên cứu về chúng cũng không ngừng
    phát triển. Qua các công trình nghiên cứu cho thấy, khi sử dụng các loại thuốc có
    nguồn gốc thực vật sẽ ít gây ra các tác dụng phụ hơn do vậy, các loại thuốc có nguồn
    gốc thiên nhiên ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Hơn nữa, nước ta
    là một nước nhiệt đới ẩm, do đó có nguồn động thực vật vô cùng phong phú là nền tảng
    quan trọng cho việc nghiên cứu, tìm hiểu và đưa các tài nguyên đó vào sử dụng một
    cách tối ưu nhất.
    Gấc là một giống cây trồng của vùng nhiệt đới nên rất phổ biến ở nước ta. Gấc
    gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam bởi nó là một loại thực phẩm quen
    thuộc dùng để chế biến món xôi gấc. Không những thế, gấc còn là một nguyên liệu quí
    có rất nhiều công dụng chữa bệnh đã được ông cha ta đúc kết qua nhiều bài thuốc dân
    gian và được lưu truyền đến ngày hôm nay. Ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu
    khoa học trong nước và trên thế giới của các nhà khoa học về gấc lại càng góp phần
    khẳng định những công dụng lớn lao của gấc đối với đời sống và y học. Trong cây gấc,
    bộ phận được xem là có nhiều công dụng trong y học nhất chính là hạt gấc. Hạt gấc
    còn được các thầy thuốc ví như mật gấu và được gọi bằng cái tên “mật gấu treo”. Thật
    vậy, có tác dụng tốt ngang mật gấu, hạt gấc có thể chữa được rất nhiều bệnh như: chữa
    sưng, đau khớp; trị chứng tụ máu trong trường hợp ngã, bị thương; chữa viêm tuyến
    vú, sưng tấy; trị mụn nhọt, ghẻ lở
    Ở nước ta, vùng trong nhiều gấc nhất là vùng Bắc Bộ, còn lại hầu hết trên cả
    nước nơi nào cũng có thể trồng được gấc nhờ đặc tính dễ phát triển của nó. Tuy vậy, tất
    cả tiềm năng của gấc vẫn chưa được nhân dân ta khai thác triệt để, nhiều người dân vẫn
    chỉ sử dụng gấc như một loại thực phẩm mà không hề tận dụng hết các công dụng chữa
    bệnh hữu ích của phần hạt gấc.
    -3-Để góp phần vào nguồn tài liệu về cây gấc phục vụ nghiên cứu khoa học đồng
    thời mở rộng kiến thức về gấc nói chung và hạt gấc nói riêng, tôi chọn đề tài: “Nghiên
    cứu chiết tách và xác định các thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc”
    2. Mục đích nghiên cứu:
    - Xác định một số chỉ tiêu hóa lý của nhân hạt gấc.
    - Khảo sát một số điều kiện chiết tách thích hợp.
    - Xác định thành phần hóa học, công thức cấu tạo của một số cấu tử chính
    trong dịch chiết nhân hạt gấc.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    a. Đối tượng nghiên cứu:
    - Nhân hạt gấc lấy từ quả gấc
    b. Phạm vi nghiên cứu:
    - Quả gấc trồng và thu hoạch tại thành phố Đà Nẵng
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    a. Nghiên cứu lý thuyết:
    - Thu thập, tổng hợp các tài liệu, tư liệu, sách báo trong và ngoài nước có liên
    quan đến đề tài.
    - Trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia, thầy cô giáo và đồng nghiệp.
    b. Phương pháp thực nghiệm:
    - Phương pháp hóa học xác định một số chỉ số hóa lý của nguyên liệu.
    - Phương pháp vật lý: quang phổ hấp thụ phân tử để khảo sát điều kiện chiết,
    sắc ký khí ghép khối phổ GC – MS xác định một số cấu tử chính trong dịch chiết.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
    a. Ý nghĩa khoa học:
    - Cung cấp những thông tin khoa học về điều kiện chiết tách, xác định thành
    phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc ở Đà Nẵng.
    -4-- Cung cấp những thông tin, tư liệu làm cơ sở cho việc nghiên cứu sau này.
    b. Ý nghĩa thực tiễn:
    - Nhằm giúp cho việc ứng dụng hạt gấc ở phạm vi rộng một cách khoa học hơn
    trong vấn đề chăm sóc sức khỏe.
    - Giải thích m ột cách khoa h ọc m ột s ố kinh nghiệm dân gian về ứng dụng của hạt g ấc.
    - Tổng hợp kiến thức về hợp chất thiên nhiên phục vụ cho công tác sau này.
    6. Cấu trúc đề tài:
    - Đề tài gồm trang, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì phần nội
    dung đề tài gồm các chương sau:
    Chương 1: Tổng quan tài liệu, gồm 21 trang
    Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu, gồm 04 trang
    Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận, gồm 20 trang


    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
    1.1. Tổng quan về Gấc:
    1.1.1. Tên gọi và phân loại khoa học của cây Gấc:
    Gấc có danh pháp hai phần là Momordica cochinchinensis.
    Gấc là một loài thực vật dây leo thuộc Loài M. cochinchinensis, Chi Mướp đắng
    (Momordica), Họ Bầu Bí (Cucurbitaceae), Bộ Bầu bí (Cucurbitales).
    1.1.1.1. Giới thiệu về Bộ Bầu bí (Cucurbitales):
    Bộ Bầu bí là bộ thực vật có hoa, nằm trong nhánh hoa Hồng (rosids) của thực
    vật hai lá mầm thật sự. Bộ này chủ yếu có mặt tại khu vực nhiệt đới, với một lượng rất
    hữu hạn tại khu vực cận nhiệt đới và ôn đới. Bộ này có một số ít các loại cây bụi hay
    cây thân gỗ còn chủ yếu là cây thân thảo hay dây leo. Một trong các đặc trưng đáng
    chú ý của bộ Cucurbitales là sự có mặt của hoa đơn tính, phần lớn là 5 cánh, với các
    cánh hoa nhọn và dày. Thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng, nhưng cũng có thể nhờ gió.
    Bộ này có khoảng 2.300 loài trong 7 họ và 129 chi. Các họ lớn nhất là
    Begoniaceae với 1.400 loài trong 2-3 chi và họ Cucurbitaceae với 825-845 loài trong
    118 chi.
    Các họ lớn của bộ Cucurbitales chứa một số loài có tầm quan trọng kinh tế. Đặc
    biệt, họ Cucurbitaceae chứa một số loài được biết đến nhiều như bầu (Lagenaria
    siceraria), bí ngô (chi Cucurbita), mướp (chi Luffa), dưa hấu (Citrullus vulgaris), dưa
    vàng (Cucumis melo) và dưa chuột (Cucumis sativus). Họ Begoniaceae (thu hải đường)
    được biết đến vì có trên 130 loài được trồng làm cảnh.
    -6-1.1.1.2. Giới thiệu về Họ Bầu Bí (Cucurbitaceae):
    Họ bầu bí là một họ thực vật bao gồm dưa hấu, dưa chuột, bí đao, bầu, bí ngô,
    mướp, mướp đắng. Nó là một trong những họ quan trọng nhất trong việc cung cấp thực
    phẩm trên thế giới.
    Phần lớn các loài trong họ này là các loại dây leo sống một năm với hoa khá lớn
    và sặc sỡ. Phần lớn các loài trong họ rất dễ bị tổn thương trước ấu trùng của một số loài
    nhậy (một loài bướm đêm).
    1.1.1.3. Giới thiệu về Chi Mướp đắng (Momordica):
    Chi Mướp đắng là một chi của khoảng 80 loài cây thân thảo dạng dây leo sống
    một năm hay lâu năm, thuộc về họ Bầu bí (Cucurbitaceae), có nguồn gốc ở vùng nhiệt
    đới châu Phi và miền nam châu Á.
    Một số loài trong chi Mướp đắng được trồng để làm cây cảnh hay lấy quả có
    nhiều cùi thịt, quả có dạng tròn, thuôn dài hay hình trụ, có màu từ da cam tới đỏ khi
    chín, có gai hay bướu ở lớp vỏ.
    1.1.2. Các đặc điểm sinh thái của cây Gấc:
    Gấc là loài cây thân thảo dây leo, mỗi
    năm lụi một lần, nhưng lại đâm chồi từ gốc
    cũ lên vào mùa xuân năm sau. Đây là một
    loại cây đơn tính khác gốc, tức là có cây cái
    và cây đực riêng biệt.
    Cây gấc leo khỏe, chiều dài có thể
    mọc đến 15 mét. Thân dây có tiết diện góc.
    Lá gấc nhẵn, thùy hình chân vịt phân
    ra từ 3 đến 5 dẻ, dài 8-18 cm.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1] Đào Hữu Vinh, Nguyễn Xuân Dũng, Trần Thị Mỹ Linh, Phạm Hùng Việt,
    Các phương pháp sắc ký, Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật, 1985.
    [2] Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà
    Nội,Việt Nam, 2001.
    [3] Hoàng Trong Yên, Trịnh Thanh Đoàn, Nguyễn Đăng Quang, Dương Văn
    Tuệ, Hoá học hữu cơ, Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật, 1999.
    [4] Nguyễn Hữu Đảng, Cây thuốc Việt Nam phòng và chữa bệnh, Nhà xuất bản Văn
    hoá dân tộc, 2000.
    [5] Thái Doãn Tĩnh, Cơ sở hoá học hữu cơ, Tập 1, Nhà xuất bản khoa học kỹ
    thuật, 2001.
    [6] Thái Doãn Tĩnh, Cơ sở hoá học hữu cơ, Tập 2, Nhà xuất bản khoa học kỹ
    thuật, 2003.
    [7] Võ Văn Chi, Trần Hợp , Cây cỏ có ích ở Việt Nam , HXB Khoa học Kỹ
    Thuật, 2000.
    [8] Báo khoa học và đời sống số 78/2005
    [9] Tạp chí hoá học và ứng dụng số 7, 2004.
    Trang web:
    [10] http://vi.wikipedia.org/wiki/G%E1%BA%A5c
    [11]http://*****************/index.php?option=com_content&view=article&id=875:ga
    c&catid=278:cay-thuoc-vi-thuoc&Itemid=4
    [12] http://dantri.com.vn/c7/s7-156450/cong-dung-cua-gac.htm
    [13] http://www.caimon.org/CaytraiCM/Cd_quagac.htm
    [14] http://news.vuongquocnhi.vn/n/1/76/1898/thuoc-quy-tu-hat-gac
    [15] http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/doanh-nghiep-viet/2012/01/nghien-cuu-cuamy-ve-trai-gac-viet-trong-van-de-ung-thu/
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...