Luận Văn Nghiên cứu chiết tách chất Abrin từ hạt cây cam thảo dây ở Đà Nẵng

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu chiết tách chất Abrin từ hạt cây cam thảo dây ở Đà Nẵng


    MỞ ĐẦU
    Sức khỏe là vốn quý giá nhất của con người, là tài sản vô hình nhưng có sức
    mạnh hữu hình, là cái đánh giá thể chất của bạn so với những người khác. Có lẽ cũng
    chính sự nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe mà ngay từ thời cổ đại ông cha ta
    đã nghĩ việc chăm lo và bảo vệ sức khỏe, sử dụng các loại cây thảo mộc có sẵn trong
    tự nhiên để bồi bổ cũng như chữa trị bệnh.
    Tiếp nối truyền thống tốt đẹp của cha ông ta, cùng với sự phát triển không
    ngừng của khoa học và kĩ thuật, chúng ngày càng có nhiều cơ hội để có thể khám phá,
    tiếp cận và tìm ra nhiều hơn nữa công dụng của cây cỏ trong y học một cách nghiêm
    túc chi tiết và rõ ràng. Cũng như các loại dược thảo khác, loài cây cam thảo dây đã
    được biết đến từ lâu. Nó có trong các bài thuốc dân gian Việt Nam với khả năng điều
    trị hữu hiệu một số bệnh như viêm răng, táo bón, bệnh lậu, thấp khớp Tên khoa học
    là Abrus precatorius L. thuộc họ Đậu (Fabaceae). Loài cây này lại có khả năng sinh
    trưởng và phát triển dễ dàng ở miền Trung nước ta.
    Tuy vậy các công trình nghiên cứu về cây cam thảo dây cũng như hạt của nó ở
    nước ta vẫn còn rất hạn chế, nên ta chưa khai thác hết tiềm năng và tác dụng hữu ích
    của loài cây này. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài khóa luận là: “ Nghiên cứu
    chiết tách chất Abrin từ hạt cây cam thảo dây ở Đà Nẵng”.
    Hi vọng rằng với những kết quả nghiên cứu được của đề tài cùng với những
    công trình nghiên cứu trước đây sẽ làm bằng chứng khoa học cho việc sử dụng loại tài
    nguyên này vào các lĩnh vực sản xuất dược liệu, hương liệu, mỹ phẩm và từ đó có
    hướng quy hoạch, canh tác, khai thác và sử dụng loại thực vật này trên địa bàn thành
    phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu chiết tách chất Abrin trong hạt cam thảo dây
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Hạt cam thảo dây
    - Nghiên cứu các chỉ số vật lý của hạt cam thảo, các thành phần hữu cơ và chất
    độc abrin trong hạt cam thảo
    4. Phương pháp nghiên cứu
    * Nghiên cứu lý thuyết
    Thu nhập, tổng hợp các tài liệu, tư liệu, sách báo trong và ngoài nước có lien
    quan đến đề tài
    Nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên; tổng
    quan các tài liệu về đặc điểm hình thái thực vật, thành phần hóa học của một số cây
    cam thảo nói chung và cây Abrus precatorius L nói riêng.
    * Phương pháp thực nghiệm
    Phương pháp ngâm chiết bằng dung môi hữu cơ
    Phương pháp xác định các hằng số vật lý và hóa học
    Phương pháp tách dịch chiết bằng chiết Soxhlet
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    Từ nghiên cứu trên, luận văn đã thu được một số kết quả với những đóng góp
    thiết thực sau:
    - Xác định hàm lượng, các chỉ số vật lý, hóa học của hạt cam thảo dây ở Đà
    Nẵng nhằm định hướng cho việc quy hoạch và khai thác.
    - Xác định các thành phần chất hữu cơ có trong hạt cam thảo dây
    Cấu trúc khóa luận gồm các phần
    MỞ ĐẦU 02 trang (Trang 1-2)
    Chương 1. TỔNG QUAN 25 trang ( Từ trang 3 ư 28)
    Chương 2. THỰC NGHIỆM 11 trang ( Từ trang 29 ư 40)
    Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 8 trang ( Từ trang 41 ư 49)
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 01 trang (Trang 51)


    CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
    1.1. Thực vật học về cây cam thảo [1, 6, 16, 20]
     Phân loại khoa học
    - Giới (regnum) : Plantae
    - Tông (tribus) : Abreae
    - Bộ (ordo) : Fabales
    - Họ (familia) : Fabaceae
    Sau đây là một số loài cam thảo quan trọng có nhiều ứng dụng:
    1.2. Cam thảo bắc Glycyrrhiza [1, 5, 7, 23, 24, 25]
    Hình 1.1. Cam thảo bắc Glycyrrhiza uralensis
    Cây cam thảo Glycyrrhiza uralensis Fisch thân dài 2-5,5cm, rộng 1,5-3cm. Vào
    mùa hạ và mùa thu nở hoa màu tím nhạt hình cánh bướm dài 14-22mm (cây trồng ở
    Việt Nam sau 3 năm chưa ra hoa). Qủa giáp cong hình lưỡi liềm dài 3-4cm, rộng 6-8cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông, trong quả có 2-8 hạt nhỏ dẹt, đường kính
    1.5-2mm màu xám nâu, hoặc màu xanh đen nhạt, mặt bong.
    Cây cam thảo Glycyrrhiza glabra rất giống loài cam thảo G. Uralensis, nhưng
    khác nhau ở chỗ lá chét thuôn dài hơn, dài 1,5–4cm, rộng 0,8-2,3mm, quả giáp thẳng


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1]. Võ Văn Chi (1999), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học Hồ Chí Minh.
    [2]. GS. Nguyễn Văn Đàn, DS.Nguyễn Viết Tựu (1985), Phương pháp nghiên
    cứu hóa học cây thuốc, NXB Y học.
    [3]. Nguyễn Đức Huệ (2005), Các phương pháp phân tích hữu cơ, NXB Y học
    Hà Nội.
    [4]. Trần Tứ Hiếu (2001), Hóa Học phân tích, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
    [5]. Đỗ Tất Lợi (2003), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB KHKT Hà
    Nội.
    [6]. Nguyễn Kim Phi Phụng, Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ, NXB Đại
    học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
    [7]. Ngô Văn Thu, Bài Giảng Dược Liệu, Tập 1 (2004), Bộ Môn Dược Liệu
    Trường Đại Học Dược Hà Nội.
    [8]. Nguyễn Văn Tòng, Thực hành hóa học hữu cơ, NXB Giáo dục Hà Nội.
    [9]. Võ Thị Chăm Pa (2011), Luận văn tốt nghiệp, Nghiên cứu chiết tách và xác
    định thành phần một số hợp chất hữu cơ có trong vỏ thân cây đại, Đại học Sư phạm
    Đà Nẵng.
    [10]. Nguyễn Đình Triệu (2001), Các phương pháp phân tích vật lý hóa lý,
    NXB Khoa học và Kỹ thuật.
    [11]. Bùi Xuân Vững, Phương pháp phân tích công cụ. Tài liệu chuyên ngành
    Hóa Đại học Đà Nẵng.
    Trang Web
    [12].http://www.sigmaaldrich.com/catalog/product/aldrich/364517?lang=en&re
    gion=VN
    [13]. http://www.chemspider.com/Chemical-Structure.14263.html
    [14]. http://www.flickr.com/photos/phuonglovejesus2782010/5900516174/
    [15]. http://caythuoc.chothuoc24h.com/cay-thuoc/9999/1696
    [16].http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?pid=NzhDODAyMDMwNA
    &key=Chi+Abrus&type=A6&stype=0
    [17].https://www.google.com.vn/search?q=stigmasterol&hl=vi&prmd=imvns&t
    bm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ei=XOnT8TjOInRmAXz_OHhBA&ved=0CIgBELAE&biw=1324&bih=543
    [18]. http://en.wikipedia.org/wiki/File:Brassicasterol.svg
    [19]. http://www.duoclieu.org/2012/01/cam-thao-day-abrus-precatorius.html
    [20]. http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi_Cam_th%E1%BA%A3o_d%C3%A2y
    [21]. http://www.ykhoanet.com/NCKH/duoc04.HTM
    [22]. http://www.uphcm.edu.vn/caythuoc/index.php?q=node/223
    [23].http://www.baophuyen.com.vn/portals/0/quangcao/TRACUUDONGDUO
    C/TUDIEN/THUOC/CAMTHAOBAC.HTM
    [24].http://vietbao.vn/Suc-khoe/Can-than-khi-dung-cam-thaobac/10781646/248/
    [25]. http://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=news&newsid=528
    [26].http://translate.google.com/translate?hl=vi&prev=/search%3Fq%3Dabrin%
    26hl%3Dvi%26biw%3D906%26bih%3D479%26prmd%3Dimvns&rurl=translate.goog
    le.com.vn&sl=en&u=http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/1740126
    [27].http://translate.google.com/translate?hl=vi&prev=/search%3Fq%3Dabrin%
    26hl%3Dvi%26biw%3D906%26bih%3D479%26prmd%3Dimvns&rurl=translate.goog
    le.com.vn&sl=en&u=http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9244384 7].
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...